PhuongThaoVT
Tiểu thương tích cực
- Tham gia
- 19 Tháng bảy 2007
- Bài viết
- 315
- Điểm tương tác
- 0
Tình trạng chặt phá rừng, khai thác, tận thu cây rừng, đến việc lấn chiếm đất rừng để canh tác, đang diễn một cách công khai, đáng báo động tại khu bào tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu
Theo sự hướng dẫn của những người dân địa phương, chúng tôi đi sâu vào bên trong khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Mới chỉ 30 phút đi bộ men theo đường mòn WB2, giáp ranh với khu bảo tồn và công ty lâm nghiệp một thành viên Xuyên Mộc, chúng tôi đã thấy rất rõ càng vào sâu bên trong, cây rừng càng thưa thớt đi nhiều, thậm chí có những khoảng trống hoắc không có một cây xanh nào. Theo những người dân địa phương ở đây, đã có hơn 10 héc ta rừng quanh đây đã bị dọn sạch sẽ, chỉ sót lại các cây gỗ có đường kính từ 20 - 40cm.
Ông Nguyễn Hữu Hóa, trưởng ấp khu 1, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc cho biết: “Tình trạng phá rừng nghiêm trọng diễn ra tại đây từ tháng 3, tháng 4 năm 2011. Ban đầu người dân phá từ từ, sau đó nếu thấy không có động tĩnh gì sẽ phá lớn hơn”.
Nhìn nhận ở góc độ quản lý, có thể biện minh rằng, càng vào sâu bên trong, công tác quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn, chính bởi vậy mà rừng sẽ càng bị “rút ruột”?
Tuy nhiên thực tế lại không phải vậy. Tại khu vực Mả Phụng, chỉ cách trạm kiểm soát bảo vệ rừng số 7 của khu bảo tồn khoảng 500 - 600m, tình trạng chặt phá rừng vẫn diễn ra. Hàng trăm cây găng biển, sến dầu loan, dầu nước có đường kính từ 20 - 30cm đã bị đốn ngã. Nhiều cây Cám có đường kính hơn 2 người ôm, thân gỗ dài hơn 10m nằm ở sâu bên trong, cũng trong tình trạng tương tự. Vết chặt phá, vết cưa cũ mới chồng chất. Để hạ được từng ấy cây, dọn từng ấy diện tích rừng, chắc chắn sẽ phải mất thời gian không ngắn, vậy mà lực lượng bảo vệ rừng cũng không hề hay biết.
Rừng nguyên sinh bị chặt phá gần như công khai như vậy quả là điều khó tưởng tượng. Một ngày theo chân người dân địa phương vào rừng, dù ở vòng ngoài hay vào sâu bên trong, chỗ nào chúng tôi cũng thấy cây rừng bị chặt phá nham nhở.
Không chỉ có tình trạng khai thác rừng một cách ngang nhiên, mà việc lấn chiếm đất rừng tại khu vực này cũng đang diễn ra rất công khai. Điển hình là một khu được coi là “vườn” không biết từ bao giờ của một cán bộ thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bưởu được mọc lên ngay giữa đất rừng, ngay trên mảnh đất rừng bị lấn chiếm với diện tích ước khoảng 2 héc ta, nằm sát ngay trong rừng nguyên sinh.
Trước tình trạng trên, ông Nguyễn Hữu Hóa, trưởng ấp khu 1, búc xúc nói: “Tôi nghĩ các cơ quan chức năng cần phải xử lý sớm chứ nếu không thì chỉ đến mùa mưa sang năm, những diện tích rừng ở đây sẽ hoàn toàn biến mất, và sẽ trở thành đất canh tác”.
Về phía các cơ quan chức năng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đến thời điểm này vẫn chưa thể xác định được chính xác bao nhiêu héc ta rừng nguyên sinh tại khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu đã bị mất. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý, phát triển, bảo vệ rừng hiện cũng chỉ mới triển khai một số giải pháp nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng chặt cây, canh tác trong khu vực rừng nguyên sinh.
Ông Hà Văn Nghĩa, Phó giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: “Về phía Sở, chúng tôi sẽ tăng cường lực lượng kiểm lâm cơ động xuống huyện Xuyên Mộc để hỗ trợ khu bảo tồn và hạt kiểm lâm huyện, thực thi các biện pháp bảo vệ rừng tốt hơn”.
Tăng cường lực lượng kiểm lâm, trên thực tế chỉ là giải pháp tình thế, bởi nếu không kèm theo những giải pháp đồng bộ và quyết liệt từ tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến các mức xử lý vi phạm trong công tác bảo vệ rừng đối với các cấp quản lý cơ sở, và người dân các địa phương có rừng, chẳng bao lâu nữa khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu sẽ không còn giá trị.
Rừng mất đi hậu quả mà chúng ta phải gánh chịu, không chỉ đơn giản là mất đi một cảnh quan du lịch đặc sắc, mà còn phải đón nhận nhiều tác động to lớn chưa thể lường hết được về hiểm họa môi trường và biến đổi khí hậu.
Nhiều cây rừng lâu năm bị tàn phá (Ảnh: vesi.org)
Theo sự hướng dẫn của những người dân địa phương, chúng tôi đi sâu vào bên trong khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Mới chỉ 30 phút đi bộ men theo đường mòn WB2, giáp ranh với khu bảo tồn và công ty lâm nghiệp một thành viên Xuyên Mộc, chúng tôi đã thấy rất rõ càng vào sâu bên trong, cây rừng càng thưa thớt đi nhiều, thậm chí có những khoảng trống hoắc không có một cây xanh nào. Theo những người dân địa phương ở đây, đã có hơn 10 héc ta rừng quanh đây đã bị dọn sạch sẽ, chỉ sót lại các cây gỗ có đường kính từ 20 - 40cm.
Ông Nguyễn Hữu Hóa, trưởng ấp khu 1, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc cho biết: “Tình trạng phá rừng nghiêm trọng diễn ra tại đây từ tháng 3, tháng 4 năm 2011. Ban đầu người dân phá từ từ, sau đó nếu thấy không có động tĩnh gì sẽ phá lớn hơn”.
Nhìn nhận ở góc độ quản lý, có thể biện minh rằng, càng vào sâu bên trong, công tác quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn, chính bởi vậy mà rừng sẽ càng bị “rút ruột”?
Tuy nhiên thực tế lại không phải vậy. Tại khu vực Mả Phụng, chỉ cách trạm kiểm soát bảo vệ rừng số 7 của khu bảo tồn khoảng 500 - 600m, tình trạng chặt phá rừng vẫn diễn ra. Hàng trăm cây găng biển, sến dầu loan, dầu nước có đường kính từ 20 - 30cm đã bị đốn ngã. Nhiều cây Cám có đường kính hơn 2 người ôm, thân gỗ dài hơn 10m nằm ở sâu bên trong, cũng trong tình trạng tương tự. Vết chặt phá, vết cưa cũ mới chồng chất. Để hạ được từng ấy cây, dọn từng ấy diện tích rừng, chắc chắn sẽ phải mất thời gian không ngắn, vậy mà lực lượng bảo vệ rừng cũng không hề hay biết.
Rừng nguyên sinh bị chặt phá gần như công khai như vậy quả là điều khó tưởng tượng. Một ngày theo chân người dân địa phương vào rừng, dù ở vòng ngoài hay vào sâu bên trong, chỗ nào chúng tôi cũng thấy cây rừng bị chặt phá nham nhở.
Không chỉ có tình trạng khai thác rừng một cách ngang nhiên, mà việc lấn chiếm đất rừng tại khu vực này cũng đang diễn ra rất công khai. Điển hình là một khu được coi là “vườn” không biết từ bao giờ của một cán bộ thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bưởu được mọc lên ngay giữa đất rừng, ngay trên mảnh đất rừng bị lấn chiếm với diện tích ước khoảng 2 héc ta, nằm sát ngay trong rừng nguyên sinh.
Trước tình trạng trên, ông Nguyễn Hữu Hóa, trưởng ấp khu 1, búc xúc nói: “Tôi nghĩ các cơ quan chức năng cần phải xử lý sớm chứ nếu không thì chỉ đến mùa mưa sang năm, những diện tích rừng ở đây sẽ hoàn toàn biến mất, và sẽ trở thành đất canh tác”.
Về phía các cơ quan chức năng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đến thời điểm này vẫn chưa thể xác định được chính xác bao nhiêu héc ta rừng nguyên sinh tại khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu đã bị mất. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý, phát triển, bảo vệ rừng hiện cũng chỉ mới triển khai một số giải pháp nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng chặt cây, canh tác trong khu vực rừng nguyên sinh.
Ông Hà Văn Nghĩa, Phó giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: “Về phía Sở, chúng tôi sẽ tăng cường lực lượng kiểm lâm cơ động xuống huyện Xuyên Mộc để hỗ trợ khu bảo tồn và hạt kiểm lâm huyện, thực thi các biện pháp bảo vệ rừng tốt hơn”.
Tăng cường lực lượng kiểm lâm, trên thực tế chỉ là giải pháp tình thế, bởi nếu không kèm theo những giải pháp đồng bộ và quyết liệt từ tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến các mức xử lý vi phạm trong công tác bảo vệ rừng đối với các cấp quản lý cơ sở, và người dân các địa phương có rừng, chẳng bao lâu nữa khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu sẽ không còn giá trị.
Rừng mất đi hậu quả mà chúng ta phải gánh chịu, không chỉ đơn giản là mất đi một cảnh quan du lịch đặc sắc, mà còn phải đón nhận nhiều tác động to lớn chưa thể lường hết được về hiểm họa môi trường và biến đổi khí hậu.
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Relate Threads