vanthanh.fc1996
Thương gia
- Tham gia
- 14 Tháng một 2016
- Bài viết
- 1,458
- Điểm tương tác
- 20
Báo cáo mới cho thấy Việt Nam cùng một số thị trường mới nổi đang tiếp tục chậm chễ áp dụng các chính sách tạo thuận lợi cho điện toán đám mây, dẫn đến cản trở tăng trưởng.
Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) vừa công bố báo cáo Thẻ điểm Điện toán đám mây Toàn cầu 2018. Đây là nghiên cứu đánh giá chính sách điện toán đám mây trên toàn cầu dựa trên khuôn khổ pháp lý và chính sách quốc gia cho các vấn đề cơ bản gồm an toàn dữ liệu, bảo mật, tội phạm mạng, quyền sở hữu tuệ, hỗ trợ tự do thương mại, sự hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, mức độ sẵn sàng băng rộng và ứng dụng CNTT.
Theo kết quả báo cáo, Việt Nam đứng thứ 24 trên tổng số 24 nền kinh tế có mặt trong danh sách nghiên cứu, tức là vẫn đứng chót bảng kể từ khi nghiên cứu này công bố lần trước đó.
Theo đánh giá trong báo cáo, Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện chính sách liên quan đến không gian mạng để thúc đẩy nền kinh tế số và điện toán đám mây. Tuy vậy, vẫn có những khoảng trống ở những lĩnh vực chủ chốt.
Việt Nam đã có luật về thương mại điện tử và chữ ký số. Tuy vậy, các bộ luật này giới hạn chủ yếu trong vấn đề tội phạm mạng, chứ chưa có chiến lược an ninh mạng quốc gia tổng thể. Các quy định bảo vệ riêng tư chưa đầy đủ và việc thực thi bảo vệ sở hữu trí tuệ còn hạn chế.
"Những giới hạn về chính sách, thực thi pháp luật và sự sẵn sàng về ứng dụng CNTT là những yếu tố khiến Việt Nam không cải thiện được thứ hạng", theo kết luận trong báo cáo.
Tuy nhiên, cũng phải nói là các quốc gia có mặt trong báo cáo này đều là những nền kinh tế có mức độ phát triển CNTT khá cao. Trong khu vực Đông Nam Á, ngoài Việt Nam chỉ có các nước gồm Singapore, Malasia, Thái Lan và Indonesia (quốc gia đứng sát Việt Nam ở vị trí thứ 23).
Bảng đánh giá các chỉ số cơ bản về phát triển CNTT và điện toán đám mây của nhóm các quốc gia ở chiếu dưới trong danh sách 24 quốc gia của báo cáo.
Năm 2018, Đức là nước có điểm số cao nhất trên báo cáo Thẻ điểm Điện toán đám mây Toàn cầu 2018 nhờ áp dụng các chính sách quốc gia về an ninh mạng và khuyến khích tự do thương mại – tiếp đến là Nhật Bản và Hoa Kỳ. Đứng ở phía cuối bảng xếp hạng là một số ít những nước chưa theo kịp trào lưu quốc tế này, gồm Nga, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam.
Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) vừa công bố báo cáo Thẻ điểm Điện toán đám mây Toàn cầu 2018. Đây là nghiên cứu đánh giá chính sách điện toán đám mây trên toàn cầu dựa trên khuôn khổ pháp lý và chính sách quốc gia cho các vấn đề cơ bản gồm an toàn dữ liệu, bảo mật, tội phạm mạng, quyền sở hữu tuệ, hỗ trợ tự do thương mại, sự hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, mức độ sẵn sàng băng rộng và ứng dụng CNTT.
Theo kết quả báo cáo, Việt Nam đứng thứ 24 trên tổng số 24 nền kinh tế có mặt trong danh sách nghiên cứu, tức là vẫn đứng chót bảng kể từ khi nghiên cứu này công bố lần trước đó.
Theo đánh giá trong báo cáo, Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện chính sách liên quan đến không gian mạng để thúc đẩy nền kinh tế số và điện toán đám mây. Tuy vậy, vẫn có những khoảng trống ở những lĩnh vực chủ chốt.
Việt Nam đã có luật về thương mại điện tử và chữ ký số. Tuy vậy, các bộ luật này giới hạn chủ yếu trong vấn đề tội phạm mạng, chứ chưa có chiến lược an ninh mạng quốc gia tổng thể. Các quy định bảo vệ riêng tư chưa đầy đủ và việc thực thi bảo vệ sở hữu trí tuệ còn hạn chế.
"Những giới hạn về chính sách, thực thi pháp luật và sự sẵn sàng về ứng dụng CNTT là những yếu tố khiến Việt Nam không cải thiện được thứ hạng", theo kết luận trong báo cáo.
Tuy nhiên, cũng phải nói là các quốc gia có mặt trong báo cáo này đều là những nền kinh tế có mức độ phát triển CNTT khá cao. Trong khu vực Đông Nam Á, ngoài Việt Nam chỉ có các nước gồm Singapore, Malasia, Thái Lan và Indonesia (quốc gia đứng sát Việt Nam ở vị trí thứ 23).
Bảng đánh giá các chỉ số cơ bản về phát triển CNTT và điện toán đám mây của nhóm các quốc gia ở chiếu dưới trong danh sách 24 quốc gia của báo cáo.
Năm 2018, Đức là nước có điểm số cao nhất trên báo cáo Thẻ điểm Điện toán đám mây Toàn cầu 2018 nhờ áp dụng các chính sách quốc gia về an ninh mạng và khuyến khích tự do thương mại – tiếp đến là Nhật Bản và Hoa Kỳ. Đứng ở phía cuối bảng xếp hạng là một số ít những nước chưa theo kịp trào lưu quốc tế này, gồm Nga, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam.
Relate Threads