Tối 31/01 nguyệt thực toàn phần và siêu trăng sẽ đồng thời diễn ra

thanhduongjp

Tiểu thương mới
Tham gia
10 Tháng mười một 2017
Bài viết
4
Điểm tương tác
0
Nguyệt thực toàn phần ngày 31/1/2018 kéo dài 5h17 phút. Từ 17h51 (giờ Việt Nam), nguyệt thực nửa tối bắt đầu, đến 18h48 nguyệt thực một phần bắt đầu, mọi người sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần và siêu trăng. Đây là hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất năm 2018.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất, bị che khuất hoàn toàn và chuyển sang màu đỏ thẫm.


Lần nguyệt thực toàn phần này có thể quan sát ở một vùng rộng lớn gồm Châu Úc, phía tây Bắc Mỹ, Thái Bình Dương và phía đông Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Nguyệt thực toàn phần ngày 31/1/2018 kéo dài 5h17 phút. Từ 17h51 (giờ Việt Nam), nguyệt thực nửa tối bắt đầu, đến 18h48 nguyệt thực một phần bắt đầu. 19h51 nguyệt thực toàn phần bắt đầu, kéo dài đến 21h07 phút, đạt cực đại lúc 20h29 phút. Nguyệt thực kết thúc hoàn toàn lúc 23h08 phút.


Đáng lưu ý, ngày 31/1/2018 trùng với ngày rằm tháng chạp âm lịch. Mặt Trăng vào ngày này ở điểm cận địa với trái đất nên xảy ra hiện tượng siêu trăng (Mặt Trăng lớn hơn bình thường 7%). Vì vậy, đây là cơ hội hiếm hoi để người yêu thiên văn quan sát cùng lúc hai hiện tượng.

Người xem có thể quan sát hiện tượng trực tiếp bằng mắt thường, không cần đến thiết bị bảo hộ. Nên chọn nơi thoáng đãng, ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí. Lưu ý theo dõi dự báo thời tiết trước khi quan sát.
 
HOT : Tối 31/01/2018 nguyệt thực toàn phần và siêu trăng cùng diễn ra

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất, bị che khuất hoàn toàn và chuyển sang màu đỏ thẫm.


Lần nguyệt thực toàn phần này có thể quan sát ở một vùng rộng lớn gồm Châu Úc, phía tây Bắc Mỹ, Thái Bình Dương và phía đông Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Nguyệt thực toàn phần ngày 31/1/2018 kéo dài 5h17 phút. Từ 17h51 (giờ Việt Nam), nguyệt thực nửa tối bắt đầu, đến 18h48 nguyệt thực một phần bắt đầu. 19h51 nguyệt thực toàn phần bắt đầu, kéo dài đến 21h07 phút, đạt cực đại lúc 20h29 phút. Nguyệt thực kết thúc hoàn toàn lúc 23h08 phút.


Đáng lưu ý, ngày 31/1/2018 trùng với ngày rằm tháng chạp âm lịch. Mặt Trăng vào ngày này ở điểm cận địa với trái đất nên xảy ra hiện tượng siêu trăng (Mặt Trăng lớn hơn bình thường 7%). Vì vậy, đây là cơ hội hiếm hoi để người yêu thiên văn quan sát cùng lúc hai hiện tượng.

Người xem có thể quan sát hiện tượng trực tiếp bằng mắt thường, không cần đến thiết bị bảo hộ. Nên chọn nơi thoáng đãng, ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí. Lưu ý theo dõi dự báo thời tiết trước khi quan sát.
 
Một số bí ẩn kì lạ chưa có lời giải đáp

Miệng núi lửa Patomskiy


1416195060-bi-an--9-.jpg

Năm 1949, nhà địa lý học Vadim Kolpakov đến Siberia và không ngờ được rằng mình sẽ khám phá ra bí ẩn kì lạ nhất trong lịch sử: Miệng núi lửa Patomskiy. Khi ông muốn đi nghiên cứu ở vùng đất không xác định, người dân Yakut ở địa phương đã cảnh báo ông không được đi, vì trong rừng có một nơi mà cả động vật cũng không dám đến. Người dân gọi nơi đó là “Ổ đại bàng lửa” và những người đến gần đó sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là biến mất không dấu vết.

Kolpakov càng bị thu hút vì những câu chuyện đó. Ông đã đi vào khu rừng và tìm thấy một miệng núi lửa lớn, lớn “cỡ toà nhà 25 tầng”, vượt quá tầm cây. Nhìn gần thì nó trông rất giống miệng núi lửa, nhưng khu vực này không hề có núi lửa trong khoảng vài triệu năm gần đây. Miệng núi lửa này trông rất mới, ông ước tính khoảng 250 năm tuối. Điều thú vị là cây cối ở khu vực này cũng có thời kì phát triển nhanh giống như ở những khu rừng quanh Chernobyl.


Từ lúc phát hiện ra miệng núi lửa này, có rất nhiều giả thuyết được đưa ra. Có người thì cho rằng là do va chạm của sao băng, nhưng những đặc điểm xung quanh không giống. Người khác thì cho rằng đây chính xác là do núi lửa. Thậm chí có người cho rằng phía bên trong có UFO được giấu kín. Năm 2005, có nhiều chuyên gia đến để nghiên cứu nhưng có chuyện đã xảy ra. Trưởng đoàn nghiên cứu đã lên cơn đau tim khi chỉ cách địa điểm chỉ vài km.

Chiếc bàn chữ T ở Menorca

1416195060-bi-an--8-.jpg

Chiếc bàn chữ T là một khối đá cổ ở hòn đảo Menorca, Tây Ban Nha, cùng giống như Stonehenge. Người ta cho rằng khối đá này được người dân đảo xây dựng từ khoảng 2000 năm trước Công nguyên, nhưng không ai biết nó được xây dựng để làm gì hay tại sao chỉ ở hòn đào này mới có.

Dĩ nhiên, có nhiều giả thuyết được đưa ra. Có người nói nó là một dạng đền thờ nào đó. Waldemar Fenn, nhà khảo cổ học người Pháp, cho biết khối đá quay về phía nam, vì thế ông nghi ngờ khối đá này có thể để dùng tính toán sự di chuyển của mặt trăng.


Nhưng không may là giả thuyết của Fenn chỉ hợp với 12/13 khối đá. Đối với khối đá được tìm thấy ở phía bắc hòn đảo thì lại không thể giải thích được. Lí do thực sự đến nay vẫn không ai tìm ra được.

Người Melungeon

1416195060-bi-an--7-.jpg

Năm 1690, những thương gia người Pháp đã đến một vùng đất bí ẩn ở phía Nam Appalachia. Họ phát hiện ra những người ở đây sống trong những ngôi nhà nhỏ dài, họ có lớp da màu xanh olive bất thường và cấu trúc khuôn mặt giống người châu Âu. Vì họ có nét giống những người Bắc Phi mà những thương nhân này từng giao dịch ở châu Âu, nên họ cho rằng mình đã ở khu vực thuộc địa của Moors.

Không có ai biết về vùng đất này đến năm 1784, một người dân tên John Sevier đến vùng này (Sau này được xác định là hạt Hancock, Tennessee). Sevier tìm thấy một nhóm người thuộc địa có đặc điểm người châu Âu và màu da tối. Mặc dù những người này nói mình là người Bồ Đào Nha, nhưng Sevier không tin mà cho rằng họ là người thuộc địa của Moors.
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên