Thuốc lá: Kẻ thù không đội trời chung của làn da

dancingshop6

Tiểu thương mới
Tham gia
15 Tháng năm 2024
Bài viết
48
Điểm tương tác
0
Người hút thuốc lá nhiều sẽ có vẻ mặt hốc hác và làn da xanh xám. Việc hút thuốc có thể thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa da: da mềm rũ, nhiều nếp nhăn, trở nên khô, thô ráp với màu da không đồng đều và có hiện tượng giãn mao mạch.
Các nghiên cứu đã xác nhận, hút thuốc làm xuất hiện nhiều nếp nhăn trên mặt sớm hơn so với tác động của ánh nắng mặt trời, các “vết chân chim” có thể phát triển rất sớm. Những nếp da thẳng đứng quanh miệng cũng xuất hiện, gọi là “nếp nhăn da thuốc lá”.
BOUNCE-Drum-22000-Puffs-03-510x510.jpg

Hút thuốc lá góp phần vào sự phát triển và tồn tại của các vết loét chi dưới, đặc biệt là loét mạch máu và loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường.
Người hút thuốc có nguy cơ cao mắc bệnh vảy nến và bệnh có khuynh hướng phát triển nhiều hơn, nghiêm trọng hơn, đặc biệt nếu bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa kèm theo.
Dạng lâm sàng vảy nến khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân với nhiều sang thương đau, có mủ, xảy ra phổ biến hơn so với người không hút thuốc lá.
Vảy nến là một tình trạng bệnh qua miễn dịch trung gian tế bào. Hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển bệnh vảy nến bằng cách ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
Chất nicotin trong thuốc lá liên kết với các tế bào miễn dịch gọi là tế bào nhánh và tế bào T, làm thay đổi chức năng của chúng để thúc đẩy sự tăng sinh các tế bào sừng. Nicotin cũng liên kết trực tiếp với các tế bào sừng, giúp chúng phân chia nhanh hơn và di chuyển lên phía bề mặt da.
Hút thuốc lá có khả năng liên quan, có khi nghiêm trọng đến sự lây nhiễm một số virus trong đó có mụn cóc sinh dục (mào gà).
Nếu vừa có mụn cóc sinh dục và vừa hút thuốc, bệnh nhân sẽ gặp nhiều nguy cơ phát triển các bệnh ung thư liên quan đến virus mụn cóc như: ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ hay ung thư *********.
Nguyên nhân gây lão hóa sớm da mặt của thuốc lá có thể kể đến: nhiệt từ thuốc lá gây bỏng nhẹ da mặt; thay đổi các sợi đàn hồi của da; co thắt mạch máu làm giảm lượng máu cung cấp cho da, giảm lượng collagen và gây ra những thay đổi trong sợi đàn hồi của da; giảm độ ẩm của da.
Hút thuốc có thể làm chậm lành các tổn thương da và các vết mổ. Thuốc lá làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương, nhiễm khuẩn mô ghép và sự hình thành cục máu đông do có liên quan đến: sự co mạch và thiếu ôxy đến các tế bào da; giảm tổng hợp collagen; chậm phát triển của các mạch máu mới trong vết thương.
Người hút thuốc lá tăng gấp đôi nguy cơ phát triển ung thư da dạng biểu mô tế bào gai so với người không hút thuốc. 75% các trường hợp bạch sản miệng (tiền ung thư) và ung thư miệng có thể xảy ra ở người hút thuốc.
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên