Thực Trạng Trồng Cây Thuốc Lá Ở Gia Lai: Cơ Hội Và Thách Thức

dancingshop6

Tiểu thương mới
Tham gia
15 Tháng năm 2024
Bài viết
50
Điểm tương tác
0
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 mét so với mực nước biển. Tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20" đến 14°36'30" vĩ bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40" kinh đông.
Phía đông của tỉnh giáp với các tỉnh là Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Phía tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia, có đường biên giới chạy dài khoảng 90 km. Phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, và phía phía bắc của tỉnh giáp tỉnh Kon Tum.
Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
bia-DC-6-510x306.jpg

Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 22 - 250C.
Vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 - 1.750 mm, Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình năm từ 2.200 - 2.500 mm. Khí hậu và thổ nhưỡng Gia Lai rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày trong đó có cây thuốc lá.
Cây thuốc lá là loại cây được trồng và sử dụng lâu đời, nó còn có tên gọi khoa học là Nicotiana tabacum, đây là một loài cây hoang dại đã có cách đây khoảng 4000 năm.
Với tác dụng tạo sự hưng phấn, sảng khoái, lá cây thuốc lá được nhiều người biết đến. Ban đầu thuốc lá chỉ dùng chữa bệnh, sau đó là hút thuốc như một thú vui rồi trở thành hành vi theo đời thường, mọi người bị nghiện lúc nào không hay.
Hút thuốc lá rất nguy hiểm, nhưng không thể phủ nhận được rằng việc trồng cây thuốc lá mang đến giá trị kinh tế cho người dân trồng cây thuốc lá tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Cây thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng thuốc lá và người hít phải khói thuốc lá. Việc canh tác cây thuốc lá một thời gian dài có thể gây thoái hóa đất trồng, cạn kiệt dinh dưỡng.
Ngoài vấn đề thoái hóa đất nông nghiệp thì vấn đề ô nhiễm môi trường từ cây thuốc lá cũng là một vấn đề đáng quan tâm.
Trong quá trình chế biến cây thuốc lá, việc sấy theo hình thức công nghiệp sau này khiến khói bụi xuất hiện nhiều hơn. Các lò sấy thuốc lá không chỉ tiêu tốn số lượng lớn cây rừng mà còn thải ra các khói bụi gây ô nhiễm không khí.
Nhìn chung cây thuốc lá là giống cây thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, sinh trưởng phát triển tốt, năng suất ổn định, chống chịu sâu bệnh tốt và phù hợp với trình độ canh tác của người dân địa phương.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai gieo trồng được 3.780 ha cây thuốc lá trong đó có hai loại là thuốc lá vàng và thuốc lá nâu, được trồng tại 05 địa phương là huyện Krông Pa, Ia Pa, Phú Thiện, Kông Chro và thị xã AyunPa với năng suất bình quân đạt 26,5 tạ/ha, sản lượng đạt gần 10.000 tấn.
Cây thuốc lá là cây trồng hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống của người nông dân tại các địa phương gieo trồng cây thuốc lá.
Trong tương lai, việc trồng cây thuốc lá sẽ không còn phù hợp với xu hướng giảm tác hại của việc hút thuốc lá. Nhu cầu sử dụng thuốc lá giảm sẽ là điều hiển nhiên.
Chính vì vậy việc tìm ra cây trồng thay thế phù hợp là cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp.
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên