crossroadplus
Tiểu thương mới
- Tham gia
- 4 Tháng mười hai 2014
- Bài viết
- 1
- Điểm tương tác
- 0
Xăng sinh học E5 được bán đại trà tại 7 tỉnh, thành phố từ hôm nay (1/12). Dưới đây là những thông tin cần thiết giúp người tiêu dùng hiểu về loại xăng sinh học này.Chúng ta còn quá thiếu thông tin về xăng sinh học: Xăng bán ở đâu, địa điểm nào, đường nào, có tác hại gì cho động cơ đang chạy, sự tiêu thụ của động cơ đối với loại xăng này. Mặc dù khi nghe xăng sinh học là rất thân thiện với môi trường, nhưng chúng ta vẫn cứ muốn nó thân thiện với chúng ta mà thoi "Giá cả, hao phí,...". Tôi hy vọng rằng chúng ta cần nghĩ tới tương lai con em chúng ta, vì Trái ĐấtTheo Quyết định của Chính phủ, từ hôm nay 1/12, xăng sinh học E5 sẽ được sản xuất để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tại 7 địa phương: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa – Vũng Tàu. Sau đó sẽ chính thức sử dụng trên toàn quốc từ 1/12/2015.Không lo về giáVề giá xăng E5, ông Bùi Ngọc Bảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị Petrolimexkhẳng định: Giá sẽ theo thị trường, ngân sách nhà nước không bù lỗ. Hiện xăng E5 có giá bằng xăng truyền thống là 21.390 đồng/lít. Tương lai loại xăng này cũng không cần yêu cầu Chính phủ bù giá, mà sẽ vận hành được theo thị trường.Thực tế, xăng E5 đã được lưu hành trên thị trường trong nước từ năm 2008. Tại thời điểm đó, xăng E5 có giá thấp hơn xăng thông thường lưu hành trên thị trường. Và dù thấp hơn, nhưng người dân ít quan tâm và sử dụng loại nhiên liệu này. Tại thời điểm ngày 30/11, giá xăng E5 bằng với giá xăng A92 làm dấy lên lo ngại với giá đó, người dân sẽ không mua xăng E5. Tuy nhiên, theo đại diện một số cây xăng thì “đó không phải là vấn đề”.Một số chủ cây xăng cho biết, không ít người dân chưa có thông tin về xăng E5 và vẫn còn rất nhiều thắc mắc. Khẳng định về độ an toàn của xăng, ông Trần Văn Vinh- Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đo lường- Chất lượng cho biết, sử dụng xăng sinh học E5 -E10 người tiêu dùng không phải hoán cải động cơ, thiết bị. Theo ông Vinh, đến nay việc sử dụng xăng E5 chưa ghi nhận sự ảnh hưởng nào tới phương tiện của người sử dụng.Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng cho biết, hiện các doanh nghiệp đầu mối lớn như Petrolimex, PVOil… đã chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất cho việc bán xăng sinh học E5 tại 7 tỉnh thành phố từ 1/12/2014. Riêng tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện sớm trước 3 tháng (tháng 9/2014).Đến thời điểm này, cả nước có 3/10 doanh nghiệp (DN) đầu mối xăng dầu tham gia kinh doanh xăng E5, với tổng số 169/13.000 cây xăng trong cả nước. Ước tính, mức tiêu thụ xăng E5 trong thời gian qua của các DN này chỉ bằng 1/8 so với xăng truyền thống.Về phía DN, một trong những khó khăn chính dẫn đến việc chưa đầu tư cho các cây xăng sinh học, theo ông Nguyễn Sinh Khang-Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là do chi phí chuyển đổi sang bán xăng E5 khá tốn kém, khoảng 400 triệu đồng, chưa kể chi phí kinh doanh xăng E5 theo giá nguyên liệu, vận chuyển… hiện cao hơn vài trăm đồng/lít so với kinh doanh xăng truyền thống.[h=3]Đến thời điểm này, cả nước có 3/10 doanh nghiệp (DN) đầu mối xăng dầu tham gia kinh doanh xăng E5. (Ảnh minh họa).[/h]Về năng lực sản xuất xăng E5, Bộ Công thương cho biết, đến đầu năm 2013 cả nước đã có 6 nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học hoạt động, với công suất thiết kế đạt 535 triệu lít ethanol/năm. Với công suất hiện có, hoàn toàn các nhà máy sản xuất ethanol có khả năng thay thế 100% và vượt toàn bộ nhu cầu tiêu dùng xăng cả nước đến năm 2015 với tỷ lệ phối trộn 5%.Về bán xăng E5 của Hà Nội từ 1/12, bà Trần Thị Phương Lan – Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, trên địa bàn có 483 cây xăng. Dự kiến trong tháng 12/2014 sẽ triển khai bán xăng E5 tại 28 cây xăng trên toàn thành phố. Đến tháng 2/2015 sẽ tiếp tục bán xăng E5 tại 14 cây xăng của Tổng công ty Xăng dầu quân đội, nâng tổng số lên 42 cửa hàng bán xăng E5.Nhiên liệu sinh học là gì? Xăng sinh học E5 là gì?
Nhiên liệu sinh học (NLSH) là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật.
Nhiên liệu sinh học (NLSH) là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật.
- Chế xuất từ chất béo của động thực vật (mỡ động vật, dầu dừa…).
- Chế xuất từ ngũ cốc (lúa mì, ngô, đậu tương…).
- Chế xuất từ chất thải trong nông nghiệp (rơm, rạ, phân…).
- Chế xuất từ sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, gỗ thải…).
Relate Threads