- Tham gia
- 16 Tháng bảy 2007
- Bài viết
- 8,859
- Điểm tương tác
- 1,424
Danh từ Sác tương đương với từ Palétuvier của Pháp để chỉ một nhóm loại cây chỉ mọc được ở những bờ biển đất mới bồi còn quá thấp, nước mặn, nên rừng bị ngập nước quanh năm. Gọi là rừng Trầm Thủy. Loài Sác tuy công dụng ít, cũng như loại cây Mắm không dùng được vào việc gì, nhưng lại quan trọng vô cùng trong việc lấn biển, bồi đất.
Từ những dòng sông lớn hàng nămđổ ra biển hàng triệu tấn phù sa màu mỡ, đất bồi ấy, bị sống sô ngược lại bờ, và nếu nó bám lại được thì bờ biển sẽ lấn ra biển hàng năm nhiều cây số. Mà nó chỉ lấn được cây Sác mà thôi.
Giống như rừng mắm, rừng Đước ở miền đồng bằng sông Cửu Long, Rừng Sác hình thành theo hành trình như sau: Đất bồi bị sống biển đánh bật vào bờ, nhưng còn ở dưới mặt biển lắm nơi nằm sâu hai, ba mét, và nhất là không được cầm chân, nghĩa là dễ tan rã. May sao có một loài cây là cây Mắm, mọc được dễ dàng trong điều kiện đó, chen chân nhau mà mọc nhiều như cây lúa trong ruộng. Rễ cây mắm ăn sâu vào bùn, củng cố cái nền đất ngập nước đó và gốc cây mắm được đất bồi dùng làm điểm tựa để mà bám níu tại chỗ.
Như vậy, nhiều năm sau, trên một dải đất mới bồi dài vô tận và sâu từ bờ biển vào tới đất thịt chắc khoảng 30 km thì mặt đất ở đó dầy dần lên và nhô lên khỏi mặt biển. Bấy giờ thì những loài cây khác, cũng chịu được nước mặn, tuy có kém hơn cây mắm như cây Tràm, cây Dẹt, cây Đước mới lấn mắm mà mọc lên. Trong dân có câu: “Mắm trước Đước sau” là nói lên sự kiên cường lấn biển, bám đất, như hình ảnh người dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã kiên cường bám đất giữ làng, một tất không đi, một ly không dời để xứng là thành đồng Tổ Quốc.
Từ những dòng sông lớn hàng nămđổ ra biển hàng triệu tấn phù sa màu mỡ, đất bồi ấy, bị sống sô ngược lại bờ, và nếu nó bám lại được thì bờ biển sẽ lấn ra biển hàng năm nhiều cây số. Mà nó chỉ lấn được cây Sác mà thôi.
Giống như rừng mắm, rừng Đước ở miền đồng bằng sông Cửu Long, Rừng Sác hình thành theo hành trình như sau: Đất bồi bị sống biển đánh bật vào bờ, nhưng còn ở dưới mặt biển lắm nơi nằm sâu hai, ba mét, và nhất là không được cầm chân, nghĩa là dễ tan rã. May sao có một loài cây là cây Mắm, mọc được dễ dàng trong điều kiện đó, chen chân nhau mà mọc nhiều như cây lúa trong ruộng. Rễ cây mắm ăn sâu vào bùn, củng cố cái nền đất ngập nước đó và gốc cây mắm được đất bồi dùng làm điểm tựa để mà bám níu tại chỗ.
Như vậy, nhiều năm sau, trên một dải đất mới bồi dài vô tận và sâu từ bờ biển vào tới đất thịt chắc khoảng 30 km thì mặt đất ở đó dầy dần lên và nhô lên khỏi mặt biển. Bấy giờ thì những loài cây khác, cũng chịu được nước mặn, tuy có kém hơn cây mắm như cây Tràm, cây Dẹt, cây Đước mới lấn mắm mà mọc lên. Trong dân có câu: “Mắm trước Đước sau” là nói lên sự kiên cường lấn biển, bám đất, như hình ảnh người dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã kiên cường bám đất giữ làng, một tất không đi, một ly không dời để xứng là thành đồng Tổ Quốc.
Relate Threads