Phương pháp điều trị táo bón bằng cách xoa bóp bụng

tuvansuckhoe365

Tiểu thương mới
Tham gia
29 Tháng bảy 2013
Bài viết
7
Điểm tương tác
0
Phương pháp điều trị táo bón bằng cách xoa bóp bụng

Công chức thường làm việc 5-6 giờ liền, phải đối mặt với sức ép tinh thần (stress), ảnh hưởng rất lớn chức năng co bóp, tiêu hóa, hấp thu của đường ruột; lâu dần sẽ hình thành táo bón, thậm chí bệnh trĩ. Người cao tuổi lại do chức năng tạng phủ suy thoái, tinh huyết bất túc, đường ruột không thấm ướt, dễ dẫn đến táo bón.

Vận động có thể tăng cường nhu động đường ruột, kèm với hít thở có tiết luật, giảm bớt xảy ra táo bón. Người ngồi lâu, cách 1-2 giờ nên đứng dậy hoạt động trong giây lát, còn có thể tiến hành phương pháp xoa bóp dưới đây:

Ngồi xoa bóp vùng bụng

AA023148.jpg


Tay trái chống eo (ngón cái ở trước, 4 ngón còn lại ở sau), tay phải từ vùng rốn xoa ly tâm ra chung quanh nhiều vòng (với giới hạn trên là dạ dày, giới hạn dưới là xương mu), bắt đầu xoa xuống phía dưới trái, qua bụng dưới, bụng phải rồi trở về vùng dạ dày là 1 lần, tất cả xoa 36 lần.

Sau đó, tay phải chống eo, tay trái xoa 36 lần, ngược lại, xoa thành vòng tròn từ ngoài vào trong, tâm điểm là rốn. Cũng có thể xoa bóp kiểu nằm ngửa (một tay không chống eo nữa). Khi xoa, thả lỏng tự nhiên, nặng nhẹ vừa phải, khi quá no, quá đói, mệt nhoài hay cảm xúc không ổn định đều không nên tiến hành xoa bóp.

Kiên trì xoa bóp vùng bụng lâu dài có thể tăng cường chức năng tiêu hóa của dạ dày, xúc tiến nhu động ruột, phòng ngừa xảy ra táo bón và ung thư. Có thể 2 bàn tay chồng lên nhau xoa bụng thì hiệu quả hơn.

Hít thở bằng bụng

52ff5eroiloantieuhoa.jpg


Khi hít vào bụng dưới nhô lên (bụng trên cũng phình lên theo), khi thở ra bụng dưới xẹp dần theo cách: xoa lên – hít vào; xoa xuống – thở ra. Có thể tập luyện khi đi, đứng, nằm, ngồi mọi lúc mọi nơi.

Cách thở trên có tác dụng xoa bóp nội tạng, tăng cường nhu động của đường ruột, tránh rối loạn tiêu hóa và xảy ra táo bón. Phương pháp xoa bụng và hít thở nên kết hợp với nhau.

Sau khi ăn, không vận động ngay lập tức, phải chờ tối thiểu 1 giờ. Việc tập sau ăn làm tăng gánh nặng cho dạ dày, khiến thức ăn càng khó tiêu hóa.

Chú ý: Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe hãy gọi điện cho tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ.

Theo: Cachchuabenh.net
 
2 bài thuốc nam chữa bệnh gout hiệu quả!

2 bài thuốc nam chữa bệnh gout hiệu quả!

benh-gout.jpg


Bài 1: Củ hành ta 10g, lá ngải cứu sống 60g, cốt toái bổ tươi 15g, nửa chén nước gừng tươi. Tất cả giã nát, đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 2: Lá vừng tươi 60g. Lá vừng rửa sạch, băm nhỏ, sắc nước uống, mỗi ngày 2 – 3 lần.

Lưu ý: Về mùa đông không có lá vừng có thể thay bằng thân cây vừng. Đơn thuốc này có thể đề phòng viêm khớp tái phát.

Theo: Cachchuabenh.net

Chú ý: Ngoài ra nếu bạn có những thắc mắc thêm về bệnh gout hay các bệnh khác bạn có thể gọi điện đến tổng đài 19008908 hoặc 19008909 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các bác sỹ.
 
Tác dụng của nước ép trái cây đối với sức khỏe của bé

Thật là sảng khoái khi uống một ly nước trái cây mát lạnh vào những ngày hè nóng bức! và rau và trái cây thường không phải là món ăn ưa thích của các bé, nhưng nếu chế biến thành món nước uống thì hầu như bé nào cũng thích. Tuy nhiên một số phụ huynh quá “thần tượng” món nước trái cây vì cho rằng nó giúp tăng cường sức đề kháng mà ít quan tâm đến việc dùng nó như thế nào để tốt cho sức khỏe của bé nên đôi khi “lợi bất cập hại”.

nuocep.jpg


Trước hết chúng ta cần biết giá trị dinh dưỡng của các loại nước trái cây.

Nước ép trái cây:

Một sô loại trái cây và rau thích hợp để chế biến loại “nước ép”. Trái cây (hoặc rau) sẽ được ép và chỉ lấy phần nước, bỏ phần “thịt” rồi thêm đường vào. Một số loại nước ép thường gặp: nước cam vắt, nước ép táo, nước ép cà rốt, nước ép bưởi, nước chanh, nước sâm...

Do chỉ lấy phần nước nên giá trị dinh dưỡng của loại thức uống này không cao: năng lượng chủ yếu do lượng đường thêm vào, không còn chất xơ, chất đạm, chủ yếu làvitamin C và một ít chất khoáng.

Sinh tố:

Các loại trái cây có phần “thịt” mềm thích hợp với món sinh tố. Trái cây gọt vỏ, bỏ hạt cho vào máy xay sinh tố, xay cùng với đường và sữa đặc có đường như sinh tố bơ, sinh tố đu đủ, sinh tố mãng cầu, sinh tố cà chua…

Vì được chế biến từ phần “thịt” của trái cây và có thêm sữa nên sinh tố có giá trị dinh dưỡng cao hơn nước ép: số lượng các loại vitamin và muối khoáng nhiều hơn và vẫn giữ được lượng chất xơ, chất đạm, chất béo… có trong trái cây.

Sau đây là giá trị dinh dưỡng của một số loại nước trái cây bán trên thị trường:

nuoc-ep-trai-cay.JPG


Với giá trị dinh dưỡng như trên, nước trái cây có lợi gì cho sức khỏe của bé?

- Nước ép trái cây hay sinh tố đều cung cấp các vitamin và muối khoáng, đặc biệt là vitamin C, giúp bé tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

- Sinh tố có giá tri dinh dưỡng cao hơn vì cung cấp một lượng vitamin và muối khoáng hơn nhiều lần so với nước ép và một lượng đáng kể các chất đạm, chất béo, chất xơ… Đối với các bé không thích ăn rau và trái cây thì đây là món nước uống cần có trong thực đơn của bé

Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý:

- Các loại nước trái cây cung cấp nhiều loại đường: đường có sẵn trong trái cây (Fructose, glucose..), đường cát thêm vào (Sucrose). Chất đường có khả năng ức chế tiết dịch vị làm cho bé chán ăn sẽ biếng ăn hoặc ăn ít trong bữa ăn chính, vì vậy chỉ cho bé uống sau khi đã ăn xong bữa ăn chính.

- Tương tự như các loại nước ngọt, nước yến.., năng lượng của các loại nước ép trái cây chủ yếu là từ đường (Các loại nước ép bán trên thị trường có lượng đường rất cao: 30g-50g đường trong 200ml). Vì vậy, không thể dùng nước ép trái cây thay cho sữa, bánh flan, yaourt, chè đậu… để làm bữa ăn phụ cho các bé từ 2-5 tuổi được, nó chỉ là loại nước giải khát hỗ trợ thêm nguồn vitamin cho cơ thể mà thôi.

- Sinh tố tuy có giá trị dinh dưỡng cao hơn nước ép trái cây, nhưng tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng không cân đối: Chất bột đường nhiều, ít chất đạm và chất béo. Nếu muốn làm bữa ăn phụ cho bé, bạn cần giảm lượng đường cho vào sinh tố và ăn kèm thêm các thực phẩm giàu chất đạm. Ví dụ một bữa ăn phụ của bé:

.Một ly sinh tố = 100g + 10g đường + 20g sữa đặc. Và

.Trứng cút: 3q (hoặc 1 viên phô mai.)

Không có loại thức ăn nào là hoàn hảo cả, chỉ là chúng ta biết cách chế biến và dùng nó như thế nào để tốt nhất cho sức khỏe của bé mà thôi!

Cachchuabenh.net theo PTK Khoa Dinh Dưỡng – BVNĐ1

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo cho sức khỏe của bé. Hãy gọi điện cho tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên