Phim hay cho người mê phim.

tah

Tiểu thương tích cực
Tham gia
17 Tháng mười 2012
Bài viết
152
Điểm tương tác
0
IMDB Top 250

CHÀO CÁC BẠN, HIỆN TẠI MÌNH CÓ HƠN 1.000 PHIM ĐỦ CÁC THỂ LOẠI CỦA MỸ, ĐỊNH DẠNG MKV HOẶC MP4 DUNG LƯỢNG DƯỚI 1GB/PHIM , ĐẶC BIỆT MÌNH CÓ SƯU TẦM ĐƯỢC RẤT NHIỀU PHIM TRONG DANH SÁCH IMDB TOP 500, ĐÂY LÀ NHỮNG PHIM RẤT HAY, XEM ĐI XEM LẠI VẪN CÒN THẤY HAY , NAY BẠN NÀO CÓ NHU CẦU SƯU TẦM THÌ CÓ THỂ LIÊN HỆ VỚI MÌNH ĐỂ CHÉP VỚI GIÁ 1.000 Đ/PHIM. NGOÀI RA MÌNH CŨNG HỖ TRỢ CHÉP VÀO IPHONE/IPAD HOẶC CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC.DANH SÁCH PHIM CÁC BẠN CÓ THỂ THAM KHÁO TẠI: http://www.imdb.com/chart/top.
MỘT SỐ PHIM CŨ QUÁ MÌNH VẪN CHƯA TÌM ĐƯỢC HOẶC CHƯA CÓ PHỤ ĐỀ.
DĨ NHIÊN LÀ MÌNH CŨNG CÓ CÁC PHIM MỚI VỚI DUNG LƯỢNG THẤP NHƯ TRÊN, RẤT TIỆN ĐỂ CÁC BẠN SƯU TẦM. XIN LIÊN HỆ : 0973.39.98.98.

1
111161_40.jpg
The Shawshank Redemption1994 - Frank Darabont - IMDb

2
68646_40.jpg
The Godfather1972 - Francis Ford Coppola - IMDb

3
71562_40.jpg
The Godfather: Part II1974 - Francis Ford Coppola - IMDb

4
468569_40.jpg
The Dark Knight2008 - Christopher Nolan - IMDb

5
110912_40.jpg
Pulp Fiction1994 - Quentin Tarantino - IMDb

6
50083_40.jpg
12 Angry Men1957 - Sidney Lumet, William Friedkin - IMDb

7
108052_40.jpg
Schindler's List1993 - Steven Spielberg - IMDb

9
167260_40.jpg
The Lord of the Rings: The Return of the King2003 - Peter Jackson - IMDb

10
137523_40.jpg
Fight Club1999 - David Fincher - IMDb


11
120737_40.jpg
The Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring2001 - Peter Jackson - IMDb

12
80684_40.jpg
Star Wars: Episode V - The Empire Strikes Back1980 - Irvin Kershner - IMDb

13
109830_40.jpg
Forrest Gump1994 - Robert Zemeckis - IMDb

14
1375666_40.jpg
Inception2010 - Christopher Nolan - IMDb

15
73486_40.jpg
One Flew Over the Cuckoo's Nest1975 - Miloš Forman - IMDb

16
167261_40.jpg
The Lord of the Rings: The Two Towers2002 - Peter Jackson - IMDb

17
99685_40.jpg
Goodfellas1990 - Martin Scorsese - IMDb

18
133093_40.jpg
The Matrix1999 - Andy Wachowski, Larry Wachowski - IMDb

19
76759_40.jpg
Star Wars1977 - George Lucas - IMDb


816692_40.jpg
Interstellar2014 - Steven Spielberg - IMDb

22
317248_40.jpg
Cidade de Deus (City of God)2002 - Kátia Lund, Fernando Meirelles - IMDb

23
114369_40.jpg
Se7en1995 - David Fincher - IMDb

24
114814_40.jpg
The Usual Suspects1994 - Bryan Singer - IMDb

25
102926_40.jpg
The Silence of the Lambs2000 - Jonathan Demme - IMDb


110413_40.jpg
Léon1994 - Luc Besson - IMDb

29
118799_40.jpg
La vita è bella (Life Is Beautiful)1997 - Roberto Benigni - IMDb
31
82971_40.jpg
Raiders of the Lost Ark1981 - Steven Spielberg - IMDb

32
120586_40.jpg
American History X1998 - Tony Kaye - IMDb

33
120815_40.jpg
Saving Private Ryan1998 - Steven Spielberg - IMDb

2582802_40.jpg
Whiplash2014 - IMDb

39
1675434_40.jpg
Intouchables2011 - IMDb


41
103064_40.jpg
Terminator 2: Judgment Day1991 - James Cameron - IMDb

42
209144_40.jpg
Memento2000 - Christopher Nolan - IMDb

43
120689_40.jpg
The Green Mile1999 - Frank Darabont - IMDb

44
253474_40.jpg
The Pianist2002 - Roman Polanski - IMDb

45
407887_40.jpg
The Departed2006 - Martin Scorsese - IMDb


172495_40.jpg
Gladiator2000 - Ridley Scott - IMDb
50
88763_40.jpg
Back to the Future1985 - Robert Zemeckis - IMDb

51
78748_40.jpg
Alien1979 - Ridley Scott - IMDb

52
482571_40.jpg
The Prestige2006 - Christopher Nolan - IMDb

53
54
110357_40.jpg
The Lion King1994 - Roger Allers, Rob Minkoff - IMDb

55
405094_40.jpg
Das Leben der Anderen (The Lives of Others)2006 - Florian Henckel von Donnersmarck - IMDb

56
1853728_40.jpg
Django Unchained2012 - Quentin Tarantino - IMDb


58
1345836_40.jpg
The Dark Knight Rises2012 - Christopher Nolan - IMDb

59

61
169547_40.jpg
American Beauty1999 - Sam Mendes - IMDb

62
910970_40.jpg
WALL·E2008 - Andrew Stanton - IMDb

63

64
90605_40.jpg
Aliens1986 - James Cameron - IMDb

67
211915_40.jpg
Le fabuleux destin d'Amélie Poulain (Amélie)2001 - Jean-Pierre Jeunet - IMDb


435761_40.jpg
Toy Story 32010 - Lee Unkrich - IMDb

74
86190_40.jpg
Star Wars: Episode VI - Return of the Jedi1983 - Richard Marquand - IMDb


105236_40.jpg
Reservoir Dogs1992 - Quentin Tarantino - IMDb


79
112573_40.jpg
Braveheart1995 - Mel Gibson - IMDb


180093_40.jpg
Requiem for a Dream2000 - Darren Aronofsky - IMDb

5
338013_40.jpg
Eternal Sunshine of the Spotless Mind2004 - Michel Gondry - IMDb


m​
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Penguins of Madagascar (2014)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đã có bản đẹp các phim : Foxcatcher (2014) (imdb : 7.7, đề cử oscar ) ,The Hunger Games: Mockingjay – Part 1 (2014) (imdb: 7.1),Night at the Museum Secret of the Tomb (2014) (imdb :6.6).
 
Đã có bản đẹp : Exodus Gods and Kings (2014),71 (2014),The Imitation Game (2014) (đề cử Oscar),The Hobbit: The Battle of the Five Armies (2014).
 
Đã có : Interstellar (2014), Unbroken (2014),Into the Woods (2014),Wild (2014),Love Rosie (2014).
 
Ông chủ đế chế IMDb: Người 'nổi tiếng nhất Hollywood mà không ai biết'

(Thethaovanhoa.vn) - Tom Cruise, Leonardo DiCaprio, John Travolta, Col Needham. 3 người đầu hẳn ai cũng biết, nhưng người sau cùng thì sao? Đó là một tên tuổi lớn ở Hollywood, nhưng điều thú vị là ít người bên ngoài lại biết tới nhân vật này.

Internet Movie Database (Cơ sở dữ liệu điện ảnh trên Internet - IMDb) là một trong những trang web về điện ảnh phổ biến nhất trên thế giới. Nhưng người đứng đằng sau nó, Col Needham, không phải là ông trùm điện ảnh.

Người hâm mộ trọn đời của điện ảnh

Needham sở hữu một đường dây nóng kết nối ông thẳng với một số các nhà sản xuất phim quyền lực nhất Hollywood. Ông luôn có thông tin về những bộ phim mà các sao hạng A như Tom Cruise và Leonardo DiCaprio đang đóng trước bất kỳ ai. Và Steven Spielberg là người hâm mộ cuồng nhiệt nhất của ông.

Nhưng bạn sẽ không thấy tên Col Needham trên một áp phích phim. Nếu gặp Needham, bạn không thể đoán được rằng gã đeo kính đứng trước mặt mình là một trong những người đàn ông khởi nghiệp thành công nhất lịch sử nói chung, lịch sử điện ảnh nói riêng.

Needham đã sáng lập những gì sau này trở thành IMDb vào năm 1981, 8 năm trước khi cái gọi là World Wide Web (mạng web toàn cầu – Internet) ra đời. IMDb chính thức lên mạng vào năm 1990, và ngày nay nó là một cựu chiến binh internet 25 năm tuổi.


“Ông trùm” IMDb Col Needham
Là người “cuồng” điện ảnh, Needham dành phần lớn 48 năm cuộc đời của mình để không ngừng bổ sung vào kho dữ liệu thông tin khổng lồ về diễn viên và các đoàn làm phim của tất cả các bộ phim và chương trình truyền hình từng được thực hiện. Hiện tại, trang web vẫn cập nhật từng phút về những bộ phim mới đã, đang và sẽ sản xuất.

Kỹ lưỡng đến từng chi tiết, chẳng hạn về phim kiệt tác Pulp Fiction của đạo diễn Quentin Tarantino, IMDb viết: “Cảnh quay Vincent đâm ống tiêm vào ngực Mia được quay bằng cách John Travolta kéo kim tiêm ra, sau đó phim phát ngược quá trình ghi hình đó”.

Bắt đầu từ vài mẩu giấy trong phòng ngủ thời thơ ấu tại Manchester, Needham đã làm nên một trang web có hơn 200 triệu người truy cập mỗi tháng và thu bộn tiền nhờ cung cấp thông tin về các dự án phim lớn nhỏ.

Nhưng Needham không phải là mẫu triệu phú dot.com điển hình hay một ông trùm điện ảnh như Harvey Weinstein. Bề ngoài, ông rất khiêm tốn và lịch sự. Điều duy nhất nói cho người đối diện về sự nghiệp của ông là tấm huy hiệu IMDb ông đeo trên ve áo.

Xem một phim 14 lần trong 14 ngày để thu thập dữ liệu

Vậy, làm thế nào ông biến sở thích của mình thành trang web điện ảnh lớn nhất thế giới? “Bắt đầu nó chỉ là một thứ dành cho cá nhân tôi” – ông nói - “Tôi xem các bộ phim và dành hàng kỷ nguyên để viết ra hết các thông tin về đội ngũ sản xuất phim. Tôi đã xem Alien 14 lần trong 14 ngày tại các rạp chiếu phim để có được những gì tôi cần. Công bằng mà nói, tôi là một tên mọt phim”.

Khi máy tính xuất hiện, Needham đã lập tức tận dụng sức mạnh công nghệ. Ông chuyển danh sách ghi chép của mình thành dạng cơ sở dữ liệu trên máy tính Sharp MZ80K. Năm 1990, ông cùng vài người mê phim khác, sử dụng các phần mềm do chính họ phát triển để lập một hệ thống cơ sở dữ liệu điện ảnh. Cần biết rằng đó là thời một lá thư điện tử vẫn mất từ 2 đến 3 ngày mới đến đích.

“Chúng tôi cuối cùng đã dựng nên một đội ngũ các chuyên gia trên toàn thế giới, những người thực sự say mê điện ảnh” – Needham nói, mỗi câu đều đi kèm tiếng cười khúc khích.

Trong năm 1993, họ gia nhập thế giới mạng. “Chúng tôi đã có hàng chục ngàn bộ phim được liệt kê” – ông nói. “Nhưng nó vẫn như một sở thích riêng, không hề có giá trị thương mại”.

Đến năm 1996, Needham tạo nên một công ty liên kết với 20 nhân viên, trong đó có 5 người làm việc với ông đến tận ngày nay. Khi đó, công ty đã bán được quảng cáo đầu tiên, cho bộ phim Independent Day (Ngày Độc lập) của Will Smith.

Sau đó, vào năm 1998, mọi thứ đã thay đổi khi Jeff Bezos, người sáng lập và giám đốc của Amazon, đã mua lại IMDb. Số tiền không bao giờ được công khai, nhưng nó chắc chắn không hề nhỏ.

Khi được hỏi cách tiếp cận những người đứng đầu tại Hollywood, Needham từ chối tiết lộ danh bạ showbiz của mình. Ông lại cười khúc khích khi nói “phải giữ bí mật” về giao dịch của mình với các đại gia ngành sản xuất phim.

Nhưng có một khoảnh khắc rất đáng nhớ với Needham. Đó là khi ông gặp đạo diễn kỳ cựu Steven Spielberg tại lễ trao giải Oscar năm ngoái. Needham là người hâm mộ trọn đời của Spielberg, và ngược lại.

Tình cảm cả hai dành cho nhau là “song phương”. Needham kể: “Ông nắm lấy tay tôi và nói: Ôi được gặp anh thật là một vinh dự, tôi truy cập IMDb hầu như mọi lúc. Mà thực ra, trong buổi lễ tối nay tôi cũng vừa truy cập xong”

“Đó là một lời khen và một vinh dự lớn” – Needham nhớ lại.

Hiện tại ai là số một?

Needham nói rằng nữ diễn viên Lily James đang ở vị trí số một nhờ vai diễn trong Cinderella (Lọ Lem). Một diễn viên khác cũng được ông theo dõi sát sao là Dakota Johnson từ vai diễn trong 50 sắc thái (Fifty Shades of Grey).

Needham cũng nhìn ra sự phân biệt đẳng cấp: Tom Cruise dường như được ưu tiên hơn bất kỳ diễn viên nào trong các hoạt động tuyển chọn diễn viên ở Hollywood. Needham nói: “Tôi nghe tin các diễn viên thực sự đánh giá nghiêm túc về xếp hạng của họ trên IMDb, và rằng IMDb đã giúp tạo nên hình hài của điện ảnh theo một cách khác. Đây là một vinh dự, một niềm vui khi được trở thành một phần của cộng đồng điện ảnh”.

Hạ Huyền (theo Independent)
Thể thao & Văn hóa
 
Chỉnh sửa lần cuối:
American Sniper (2014), Chappie (2015), Focus (2015), Hot Tub Time Machine 2 (2015) UNRATED, Jupiter Ascending (2015), Kingsman The Secret Service (2014).
 
Angelina Jolie tuổi 40: 40 khoảnh khắc “bá đạo” nhất

(Thethaovanhoa.vn) - Sinh năm 1975, Jolie từ một cô bé có tuổi thơ dữ dội, lớn lên là cô gái nổi loạn, rồi thành minh tinh được ngưỡng mộ và một bà mẹ được kính trọng. Nhưng, điều nổi bật nhất ở cô là vượt lên dư luận và tin ở chính mình.

Angelina Jolie sinh ngày 4/6/1975 tại Los Angeles, Mỹ. Hôm qua là sinh nhật thứ 40 của cô. Sau đây là những hành động, khoảnh khắc “bất cần” nhất của Jolie, nhưng thường chỉ để thể hiện thái độ sống.

1. Gạch bỏ tên của người cha tài tử Jon Voight trong tên mình vì không muốn sống trong cái bóng của cha

2. Kết hôn với tài tử Jonny Lee Miller năm 1996 khi cô 21 tuổi và anh 24. Lúc làm đám cưới, Jolie mặc quần đen áo phông trắng với tên của Miller viết bằng máu sau lưng áo.


Angelina Jolie và người chồng đầu tiên Jonny Lee Miller


3. Nhận giải Quả Cầu Vàng cho vai diễn trong phim Gia (1998) và tặng luôn giải này cho James Haven, người anh trai cô yêu quý và có không ít chuyện thị phi cùng nhau.

4. Ly hôn với Jonny Lee Miller năm 1999, nhưng vẫn nói: “Anh ấy là người chồng tuyệt vời nhất mà mọi cô gái có thể mơ đến. Tôi vẫn luôn yêu anh ấy, chỉ là chúng tôi còn trẻ quá”.

5. Mặc phong cách kiểu Gothic ấn tượng ở lễ trao giải Oscar năm 2000.

6. Nhận giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc năm đó, mở đầu bài phát biểu bằng câu bày tỏ tình yêu bất diệt với anh trai James Haven.

7. Hôn môi Haven trong buổi chụp ảnh sau đó.


Màn hôn môi anh trai tai tiếng


8. Tiếp tục đưa Haven lên sân khấu cùng nhận giải Quả Cầu Vàng cho vai diễn trong Girl, Interrupted.

9. Tiếp tục hôn môi anh trai ăn mừng chiến thắng.

10. Từ chối nói về bố trong cuộc phỏng vấn và còn vặc lại nhà báo: “Bố tôi cố nhắc đến tôi trong mọi cuộc phỏng vấn. Còn tôi chọn không nhắc đến ông ấy”.

11. Mỗi khi Jolie xăm mình, sau đó đều là cả một câu chuyện

12. Cai nghiện ma túy thành công và không ngần ngại tuyên bố: “Tôi đã thử mọi loại chất ********** trên đời”.

13. Mô tả chi tiết cảm giác sau khi sử dụng ma túy hướng thần rồi đi chơi tại Disneyland, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Sunday Times.

14. Cưới chồng thứ hai Billy Bob Thornton, hồi năm 2000, sau 2 tháng yêu nhau.


Hình xăm tên người chồng thứ hai Billy Bob trên bắp tay


15. Jolie đeo vật chứng tình yêu là vòng cổ chứa máu của Thornton.

16. Xăm tên Thornton trên bắp tay.

17. Khiến khán giả như muốn nổ tung khi diễn vai hành động Lara Croft trong Tomb Raider.

18. Nhận nuôi con trai đầu tiên Maddox từ Campuchia.

19. Ly dị Thornton chỉ vài tháng sau đó vì “đột nhiên một ngày nọ, chúng tôi không còn một điểm chung nào nữa”.

20. Sau đó cô tự hào tuyên bố mình là người song tính.

21. Cùng Brad Pitt hợp thành đôi tình nhân gợi tình khó tin trên màn ảnh trong Mr & Mrs Smith (2005), khi đó nam diễn viên đang là chồng của Jennifer Aniston.


Bên Brad Pitt


22. Jolie phủ nhận tin đồn ngoại tình với Pitt trong chương trình Today.

23. Nhưng cuối cùng cô cũng thừa nhận cả hai đã yêu nhau trên phim trường.

24. Tháng 6/2005, cô nhận nuôi con gái Zahara từ Addis Ababa, và Pitt đề nghị đổi họ cô bé thành Jolie-Pitt.

25. Quyết định sinh con gái đầu lòng với Pitt, bé Shiloh, ở Namibia

26. Dành toàn bộ 4,1 triệu USD, khoản tiền bán những bức ảnh đầu đời của Shiloh cho tạp chí, để làm từ thiện.

27. Xóa hình xăm Billy Bob trên bắp tay thay vào đó là tọa độ địa lý nơi sinh của 6 đứa con.


Xóa đi quá khứ với Billy Bob trên bắp tay, thay vào đó là các con


28. Làm phim In The Land Of Blood And Honey (Trong vùng đất của máu và mật) sau khi đến Bosnia và Herzegovina, với tư cách đại sứ thiện chí của Liên Hợp Quốc.

29. Khoe chân gây tranh cãi tại giải Oscar năm 2012.

30. Lần lượt cắt bỏ tuyến vú và buồng trứng để ngăn ngừa ung thư, đồng thời viết thư kêu gọi phụ nữ toàn thế giới dũng cảm lựa chọn những điều này vì cuộc sống của bản thân và gia đình.

31. Jolie đóng vai trò nhà đồng tổ chức hội nghị toàn cầu về chống cưỡng bức như một thủ đoạn chiến tranh vào năm 2014.

32. Được nữ hoàng Anh phong tước hiệu Dame cao quý cũng vào năm 2014.

33. Chính thức làm đám cưới với Brad Pitt sau nhiều năm chung sống như người tình với 6 đứa con chung.

34. Mặc váy cưới với kiểu cách giản dị và được trang trí bằng các hình vẽ tay của những đứa con.


Hạnh phúc bên người chồng Brad Pitt và các con trong đám cưới tháng 8/2014


35. Lạnh nhạt với nhà cựu chủ tịch hãng Sony, Amy Pascal, sau khi Pascal lộ tài liệu trong đó bà gọi Jolie là “con bé hư hỏng kém tài”.

36. Với vai phù thủy Maleficent, bom tấn phòng vé năm 2014, cô chứng minh Disney không chỉ thành công với các nàng công chúa.

37. Tự hào ủng hộ phong cách ăn mặc giống con trai của cô con gái Shiloh, ủng hộ việc bé muốn được gọi là John.

38. Cô tuyên bố kế hoạch từ bỏ diễn xuất, chuyển sang làm đạo diễn và gây ấn tượng với phim Unbroken.

39. Nói bằng giọng vùng Derby (Anh) với nam diễn viên Jack O’Connell khi lên trao giải cùng anh ở giải thưởng New Hollywood.

40. Và câu nói đáng nhớ tuyên bố quan điểm sống của Jolie: “Tôi không bao giờ sống bằng quan điểm của người khác. Tôi tin mình là người tốt. Tôi tin mình là người mẹ tốt. Nhưng điều đó các con tôi sẽ quyết định, chứ không phải cả thế giới”.

Hạ Huyền
Theo Metro
 
Chỉnh sửa lần cuối:
The Gunman (2015), Cinderella (2015), Dragon Blade (2015), Run All Night (2015), Project Almanac (2014).
 
10 bộ phim kinh khủng nhất mọi thời đại bị cấm chiếu ở nhiều quốc gia

Vntinnhanh.vn - Trong thế giới phim ảnh, có rất nhiều thể loại như phim lãng mạn, tội phạm, phim hài, phim kinh dị.... và có một thể loại phim mà chúng ta không biết phải đặt tên là gì ngoài từ "kinh khủng".
Những bộ phim như thế nào thì bị liệt vào dòng "Kinh khủng"?
Đó là những bộ phim mang đầy những ý tưởng và cảnh quay khủng khiếp khiến người xem không khỏi cảm thấy lợm giọng và tự hỏi: “Không hiểu tay đạo diễn này nghĩ cái gì trong đầu vậy?” Ngoài ra, những bộ phim này đều bị cấm chiếu trên rất nhiều quốc gia bởi tính bạo lực, mang yếu tố ******** quá nặng và mang yếu tố phản đạo đức cũng như phản nhân quyền.
Và đây là danh sách 10 bộ phim khủng khiếp nhất trong thể loại phim tuyệt đối không dành cho người yếu tim và dễ ám ảnh này.
10. Grotesque (2009)

Cảnh trong phim Grotesque (Ảnh: bbcf.co.uk)

Grotesque là một bộ phim của Nhật Bản nói về một cặp tình nhân bị cướp và bắt cóc ngay trong lần hẹn đầu tiên. Sau đó, gần như toàn bộ nội dung chính của phim là những cảnh tên bắt cóc tra tấn hai người một cách dã man.
Bộ phim khủng khiếp này bị cấm chiếu trên rất nhiều quốc gia, trong đó có Vương quốc Anh. Đồng thời, lượng người xem quá ít ỏi khiến bộ phim này bị đánh giá là một trong những thất bại lớn nhất trong lịch sử điện ảnh.
9. Mikey (1992)

Mikey bị cấm chiếu rộng rãi bởi hình tượng kẻ giết người hàng loạt 9 tuổi (Ảnh: Cineplex)
Ngay từ khi mới ra mắt năm 1992, Mikey đã bị cấm lưu hành trên mọi phương diện bởi những hình ảnh giết người và hành hạ trong suốt chiều dài bộ phim. Nội dung phim này xoay quanh cuộc đời của Mikey Calvin – 9 tuổi, giết hại một cách dã man cả cha mẹ, bạn bè và bất cứ ai nghi ngờ cậu ta.
Hình ảnh một đứa trẻ 9 tuổi trở thành kẻ giết người hàng loạt đã khiến Mikey, dù không có quá nhiều cảnh máu me những cũng bị cấm chiếu trên rất nhiều quốc gia trên thế giới.
8. Cannibal Holocaust (1980)

Poster của phim Cannibal Holocaust (Ảnh: delgadodophin.com)
Cannibal Holocaust là bộ phim kinh dị nổi tiếng của điện ảnh Italy nói về bộ tộc ăn thịt người và được quay chủ yếu tại khu rừng rậm Amazon thuộc Colombia và Venezuela. Bộ phim bị cấm chiếu trên hơn 50 quốc gia bởi những hình ảnh máu me khủng khiếp. Thậm chí đạo diễn của bộ phim còn phải đối mặt với những cáo buộc giết người thật sự trong quá trình làm phim, tuy nhiên ông đã được xử vô tội.
Bối cảnh của bộ phim là cảnh các nhà khoa học xem lại một cuộn phim tư liệu của một nhóm bạn trẻ đi cắm trại tại khu vực Amazon, sau đó hai người trong số này cưỡng hiếp một cô gái dân tộc Cannibal và cuối cùng toàn bộ đám bạn đều bị giết một cách kinh khủng. Cho đến nay Cannibal Holocaust vẫn là một trong những phim bị cấm chiếu trong mọi thời đại.
7.The Texas Chainsaw Massacre (2003)

The Texas Chainsaw Massacre được xem là phim kinh dị có ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại (Ảnh: Sagacom)
Ngay sau khi ra mắt, The Texas Chainsaw Massacre đã ngay lập tức bị cấm lưu hành trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ bởi những hình ảnh bạo lực kinh khủng. Bộ phim xoay quanh nhóm năm bạn trẻ bị giết bởi một gia đình ăn thịt người, đặc biệt là tên giết người hàng loạt chuyên dùng cưa máy gọi là “Leatherface” (Mặt da).
Cho đến nay The Texas Chainsaw Massacre vẫn được xem là bộ phim kinh dị có ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại.
6. Aftermath (1994)

Aftermath là một trong những phim ngắn khủng khiếp nhất lịch sử điện ảnh (Ảnh: Waken Production)
Aftermath là bộ phim ngắn duy nhất lọt vào danh sách những phim khủng khiếp nhất mọi thời đại. Bộ phim mở đầu với cảnh một cô gái bị tai nạn và sau đó được chuyển đến nhà xác. Tuy nhiên sau đó bộ phim tràn ngập những hình ảnh mổ xẻ đầy máu bởi tay bác sĩ khám nghiệm, sau đó hắn cưỡng hiếp tử thi trước khi lấy cắp quả tim của cô gái. Bộ phim chỉ có thời lượng 30 phút nhưng những hình ảnh trong đó sẽ đeo bám tâm trí bạn 30 ngày.
5. Human Centipede (2009)

Một cảnh trong Human Centipede (Ảnh: Blu-ray.com)

Khi mới phát hành, Human Centipede đã bị xem là một trong những bộ phim khủng khiếp nhất với những hình ảnh gây buồn nôn với đại đa số người xem. Bộ phim của đạo diễn người Hà Lan Tom Six nói về một tay bác sĩ giải phẫu người Đức tìm cách bắt cóc và tạo ra một “con rết người” bằng cách nối miệng của người này vào hậu môn của người kia.

Năm 2011, Tom Six cho ra mắt phần Hai của bộ phim này và theo ý kiến của đại đa số người xem, phần Hai còn “kinh khủng hơn gấp bội”. Cả hai phần phim này đều bị cấm chiếu trên rất nhiều quốc gia.
4. Nekromantik (1987)

Poster của Nekromantik (Ảnh: gorezone.net)
Phát hành năm 1987, Nekromantik của Tây Đức là bộ phim tiêu biểu nhất về đề tài “Ái tử thi” và bị cấm phát hành trên hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên khi đó do không có hệ thống kiểm duyệt nội dung, bộ phim này trở thành phim bom tấn trong nhiều năm liền.
Nội dung của phim cực kỳ khó xem, xoay quanh một việc một người đàn ông – làm công việc dọn dẹp các xác chết do tai nạn giao thông - cùng người yêu đều mắc chứng ái tử thi. Một ngày nọ anh ta tìm được một cái xác đang phân hủy nhưng vẫn còn gần như nguyên vẹn. Anh ta ăn cắp về và cùng với người yêu làm tình với cái xác.
3. Salò (1975)

Cảnh trong phim Salò (Ảnh: Senseofcinema.com)
Hành hạ khủng khiếp, ******** đồi bại và giết người dã man, đó là tất cả những gì mô tả về bộ phim hợp tác giữa Italy và Pháp này. Bộ phim nói về việc bốn tên phát xít giàu có bắt cóc và giam giữ 18 trẻ vị thành niên cả nam và nữ và hành hạ họ một cách khủng khiếp với những hành vi bệnh hoạn đến không tưởng trong suốt 120 ngày.
Dựa trên tiểu thuyết “Salò” của Marquis de Sade – mô tả lại những năm tháng ông bị nhốt trong nhà ngục Bastille hồi 1785, đạo diễn Pier Paolo Pasolini đã đưa vào bộ phim những hình ảnh khủng khiếp từ hành hạ, giết chóc, hạ nhục nhân phẩm cho đến cả… ăn phân người. Bộ phim phát hành năm 1975 này là đề tài tranh cãi trong bao nhiêu năm qua về giá trị của phim. Nhưng nói gì thì nói, bộ phim này vẫn bị cấm chiếu trên hầu như toàn thế giới.
2. A Serbian Film (2010)
(Video: Youtube)
Xoay quanh giao kèo làm phim giữa một cựu diễn viên “phim người lớn” và một gã tài phiệt, A Serbian Film luôn đứng hàng đầu trong danh sách những bộ phim kinh khủng nhất mọi thời đại và bị cấm chiếu trên rất nhiều nước, trong đó có Tây Ban Nha, Brazil và Na Uy.
Bạn sẽ phải tự hỏi không hiểu tay đạo diễn nào có thể bệnh hoạn đến mức làm ra nổi một bộ phim như thế này, khi ngoài những cảnh chặt đầu, cưỡng hiếp trẻ em, cảnh khiến người xem phải ám ảnh cả đời chính là một đoạn video ghi lại cảnh một gã đàn ông hiếp dâm một đứa trẻ sơ sinh.
Tốt nhất các bạn không nên tò mò mà tìm thử phim này, bởi chắc chắn nó sẽ khiến bạn nôn thốc nôn tháo.
1. Begotten

Cảnh trong phim Begotten (Ảnh: Tumblr)
Nếu có bộ phim nào có thể đứng trên A Serbian Film về độ khủng khiếp, đó chỉ có thể là Begotten. Bộ phim đen trắng này có thể khiến bạn mất ngủ trong nhiều đêm liền. Có lẽ cảnh tượng gây ám ảnh nhất trong phim chính là cảnh một chàng trai đóng vai “Chúa” tự cắt thân mình ra thành từng mảnh, rồi những người du mục hiên tục hãm hiếp và cuối cùng giết chết anh ta.
Những cảnh tượng đó sẽ xâm chiếm tiềm thức của bạn, và ý tưởng kinh khủng và phản Chúa này khiến bộ phim trở nên cực kỳ vô nhân đạo. Đáng chú ý hơn, trong suốt bộ phim không hề có đến một lời thoại.
Thành Đỗ (Depplus.vn/Vntinnhanh.vn)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Furious Seven (2015); Insurgent (2015); Pitch Perfect 2 (2015); True Story (2015); Hot Pursuit (2015); Blind (2014).
 
'Paranormal Activity: The Ghost Dimension': Phim siêu kinh dị với kinh phí siêu thấp

(Thethaovanhoa.vn) - Cùng với Saw, Insidious, Final Destination, Paranormal Activity là series phim ăn khách nhất, thành công nhất ở thể loại kinh dị trong vòng hơn 1 thập kỷ trở lại đây.

Nếu như loạt phim Saw (Lưỡi cưa) đã kết thúc với phần 7 vào năm 2010 thì Paranormal Activity (Hiện tượng siêu nhiên) cũng không hề kém cạnh khi đã ra tới 5 phần. Paranormal Activity: The Ghost Dimension chính là phần 6 – phần cuối của series.

Mùa Thu 2015 - mùa phim kinh dị

Mùa phim Hè 2015 đã chính thức khép lại từ cách đây hơn một tuần với màn thắng lợi không tưởng của chú ngựa ô Straight Outta Compton (hiện doanh thu lên tới 147,7 triệu USD trong khi kinh phí sản xuất chỉ vỏn vẹn 28 triệu USD). Qua đó, mùa phim thu cũng sẽ sắp sửa khởi động với nhiều tác phẩm đáng chú ý. Cũng giống như mọi năm, từ dịp đầu tháng 9 cho tới dịp lễ Halloween, thị trường phim ảnh Bắc Mỹ sẽ tràn ngập thể loại kinh dị.


Cảnh trong “Paranormal Activity: The Ghost Dimension”
Đầu tiên là The Visit (tạm dịch Cuộc viếng thăm) của đạo diễn người Ấn Độ M. Night Shyamalan (từng thực hiện The Sixth Sense, Signs). Tiếp sau đó sẽ là The Green Inferno, Crimson Peak, Before I Wake, Scouts Guide To The Zombie Apocalypse và Paranormal Activity: The Ghost Dimension.

Đáng chú ý nhất và cũng đáng xem nhất trong cả tá phim kinh dị kể trên chính là Crimson Peak của đạo diễn người Mexico Guillermo del Toro và hiển nhiên không thể thiếu Paranormal Activity: The Ghost Dimension.

Paranormal Activity – Hiện tượng của dòng phim kinh dị

Câu chuyện bắt đầu vào năm 2007, nhờ chiến dịch quảng cáo khôn ngoan của hãng phát hành Paramount và hãng sản xuất Blumhouse Productions, Paranormal Activity đã gây xôn xao dư luận trong một thời gian dài và trở thành hiện tượng trong lịch sử điện ảnh.

Với kinh phí sản xuất siêu thấp (15 nghìn USD), nhưng Hiện tượng siêu nhiên thu về tới 107 triệu USD riêng tại thị trường Bắc Mỹ. So sánh tỷ lệ doanh thu bán vé và số vốn ban đầu bỏ ra thì Paranormal Activity đã vượt qua The Blair Witch Project (Phù thủy rừng Blair) để trở thành bộ phim mang lại nhiều lợi nhuận nhất từ trước tới nay.

Trong suốt 9 năm qua, Paranormal Activity luôn là loạt phim đem về nhiều tiền nhất cho hãng phát hành Paramount với khoản doanh thu riêng tại Bắc Mỹ lên tới 383 triệu USD. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có tới 5 phần, gồm phần gốc, 3 phần tiếp (sequel) và 1 phần ăn theo (Spin-off), được sản xuất ra. Vào ngày 23/10 tới đây, Series sẽ chính thức khép lại qua tập cuối cùng Paranormal Activity: The Ghost Dimension.

Giải mã hiện tượng siêu nhiên

Một trong những nguyên nhân khiến khán giả yêu thích Paranormal Activity là vì tính chân thực cùng các tình tiết gần gũi với đời sống thường ngày mà ai cũng có thể gặp. Ngay từ phần gốc, đạo diễn Oren Peli đã lựa chọn phong cách found-footage (góc nhìn thứ nhất thông qua máy quay của một hay nhiều nhân vật) kết hợp với thể loại kinh dị siêu nhiên nên đã tạo được dấu ấn riêng cho bộ phim.

Qua 4 phần (không tính phần spin-off), người xem rất muốn biết rốt cuộc, điều gì đã xẩy ra trong mỗi ngôi nhà của nhân vật chính. Paranormal Activity: The Ghost Dimension sẽ giải đáp cho khán giả những câu hỏi còn dang dở đó.

Mô-típ phim không có gì thay đổi khi tập trung vào câu chuyện về một gia đình mới chuyển đến ngôi nhà mới. Tại đây họ vô tình xem được cuộn băng ghi lại những hiện tượng kỳ lạ xảy ra với hai chị em Katie và Kristie (hai nhân vật xuất hiện từ phần 1 và phần 2) cách đây 20 năm. Và nạn nhân kế tiếp chính là cô con gái mới 6 tuổi Leila.

The Ghost Dimension là tác phẩm đầu tay của đạo diễn Gregory Plotkin, người chỉ được biết tới qua vai trò… nhà dựng phim cho cả 4 phần trước. Trong khi đó, Oren Peli lại đóng vai trò nhà sản xuất cùng với Jason Blum - Giám đốc điều hành của hãng Blumhouse Productions. Kinh phí sản xuất Paranormal Activity: The Ghost Dimension khoảng 5 triệu USD nên chắc chắn bộ phim sẽ đem lại khoản lãi ròng kha khá cho hãng Paramount.

The Ghost Dimension sẽ được phát hành tại Bắc Mỹ ở cả định dạng 2D lẫn 3D. Như vậy, đây sẽ là phần duy nhất được quay bằng công nghệ 3D.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ở cái gọi là nhà máy sản xuất giấc mơ Hollywood có một đạo diễn không thèm cho ai thấy mặt, dù là trong vòng 30 năm ông cho ra đời không dưới 70 phim. Rồi thì sau nhiều thập niên ông cũng phải ra mắt thiên hạ, nhưng cuộc xuất đầu lộ diễn ấy lẽ ra không nên có...

Tác phẩm của đạo diễn bí hiểm

… nhất Hollywood bắt đầu với cái chết của một người hùng về già nơi miền Tây hoang dã: trong phim Death Of A Gunfighter quay năm 1969, cảnh sát trưởng thành phố Cottonwood Springs là một người thủ cựu nhưng vẫn quyết tâm giữ gìn cuộc sống trật tự, trong khi người dân ngày càng thù ghét và rốt cục hành quyết ông. Một cuốn phim cowboy đặc trưng với đủ các gia vị như **** đạn, rượu whiskey, nhà thổ... như cả trăm phim khác. Nếu có gì đáng chú ý thì đó là cái tên của nhà đạo diễn chưa ai từng nghe, một Allen Smithee hoàn toàn lạ lẫm.

Với tác phẩm đầu tay ấy, Smithee nhận được nhiều tiếng vỗ tay. Tờ New York Times số 10/5/1969 khen “ánh nhìn sắc sảo”, tạp chí chuyên ngành Variety nhấn mạnh tuyến hành động “căng như dây đàn”, ngay cả nhà phê bình đáng gờm nhất Hoa Kỳ, Roger Ebert, cũng không có cớ nào để bới lông tìm vết: “bức chân dung đáng yêu của một đô thị miền Tây trong thời chuyển mình”.


Kỳ thực chẳng có gì đáng ngạc nhiên, khi một con cáo già trong nghề như Ebert cũng không biết đến Smithee - nhà đạo diễn đó không hề tồn tại, mà chỉ được sinh ra bởi những vấn đề phát sinh trong khi quay phim Frank Patch, đạo diễn Robert Totten và nhân vật chính Richard Widmark xung đột kịch liệt với nhau đến nỗi Totten bị sa thải tại phim trường. Người nhảy vào thay là đạo diễn cựu trào Don Siegel, và chỉ cần sau 9 ngày là ông hoàn tất bộ phim.

Tuy nhiên, do dấu ấn của người tiền nhiệm quá sâu sắc và cũng không hợp với tạng của ông nên Siegel đề nghị không ghi tên mình vào, còn Totten thì tuyên bố không thèm dây dưa tới tác phẩm nọ.

Quy định của Công đoàn các đạo diễn Mỹ

… Director’s Guild Of America bắt buộc phải nêu danh đạo diễn, và thế là người ta chọn một cái tên tầm tầm rất phổ biến ở Mỹ là Allen Smith, cẩn thận dán thêm 2 chữ e để tránh trùng tên một đồng nghiệp nào đó. Allen Smithee chào đời như vậy.

Ở thời điểm ấy cũng chẳng ai hoài công nghĩ thêm, liệu nhà đạo diễn “ma” ấy sẽ sống thêm mấy bữa. Sau này Don Siegel có kể trong cuốn tự thuật A Siegel Film rằng ông còn kể chuyện tiếu lâm khi Frank Patch ra rạp: “Do bộ phim đông khách, tôi xúi các sinh viên lớp đạo diễn nên lấy nghệ danh Smithee, bảo đảm sẽ nổi tiếng!”.

Do cách phát âm khá giống nhau, Allen Smithee dần biến thành Alan Smithee và tỏ ra có sức sáng tạo vô biên, cho dù ít được để ý. Vì ông chỉ làm những phim ngắn hay phim thử nghiệm. Ví dụ như tập 2 của The Birds, vốn là tác phẩm kinh dị để đời của Hitchcock, kể về dân làng dùng ******** để xua bầy quạ sát thủ.

Hay khi Sam Raimi làm bộ phim The Nutt House vô cùng dở và muốn ẩn danh, ông bèn chọn Alan Smithee làm bia đỡ đạn. 1984, phim khoa học giả tưởng Dun của David Lynch bị gắn thêm 50 phút tư liệu rác rưởi để đưa lên màn ảnh nhỏ, Lynch tự ái không nhận và tiện tay viết tên Alan Smithee vào cuối phim. 6 năm sau Smithee lại có dịp đứng thế cho đạo diễn tài ba Dennis Hopper, khi phim Catchfire của ông bị nhà sản xuất tự ý cắt xén và đổi chỗ nhiều cảnh.

Và 1992 Smithee đạo diễn “hộ” Martin Brest cuốn phim Scent Of A Woman vì phim bị cắt xén quá nhiều, khiến cha đẻ của nó không chịu nhận mặt con.

Đó mới chỉ là các trường hợp bị công khai hóa, nhiều phim cho đến nay không hề tiết lộ người nào nấp sau tên Smithee, như Twilight Zone (1993). Tại trường quay đã xảy ra một tai nạn đáng tiếc khi ba diễn viên tử nạn vì máy bay trực thăng rơi.

Lúc phim lên màn bạc, người ta đưa tên Alan Smithee là đạo diễn trợ lý và phao tin chính gã chịu trách nhiệm cho vụ máy bay rơi! Giới chuyên môn xì xào đầy ẩn ý, chẳng lẽ những tên tuổi hoành tráng như Steven Spielberg, Joe Dante, John Landis hay George Miller lại cử trợ lý ra chỉ huy những cảnh diễn quan trọng nhường ấy? Bản thân Smithee, dĩ nhiên, không tham gia tranh luận.


Ngành công nghiệp phim ảnh của Mỹ

… như ta biết, vốn nằm trong tay các nhà sản xuất hùng mạnh. Và không ai bảo ai, họ ngại Smithee như một quân chủ bài giấu trong tay áo đối phương. Smithee là người thạo mọi ngõ ngách trong cuộc, là người chống lại sự áp bức diễn viên và đạo diễn, là lối thoát cuối cùng khi mọi nỗ lực cứu một cuốn phim thất bại.

Smithee ngày càng được trưng dụng, dần dần ông được nhiều người biết đến, tuy chẳng bao giờ thấy mặt. Có nhiều bài báo và cả sách viết về ông, thậm chí năm 1997 Đại học Philadelphia tổ chức một hội thảo về các tác phẩm của Alan Smithee! Trớ trêu thay, chính sự nổi tiếng đã đưa đến hồi kết của nhân vật này.

Năm 1998 đạo diễn Arthur Hiller làm phim Burn Hollywood Burn và đặt đầu đề chính thức là An Alan Smithee Film: Burn Hollywood Burn. Tác giả kịch bản kiêm nhà sản xuất Joe Eszterhas muốn tạo một tác phẩm châm biếm độc địa để vạch ra mặt trái của công nghệ làm phim. Nghệ sĩ hài Eric Idle thủ vai đạo diễn mang tên Alan Smithee, người được nhận một ngân sách khổng lồ để làm một phim hành động với Sylvester Stallone, Thành Long và Whoopie Goldberg.

Khi nhận ra mình chỉ là con rối trong tay các nhà sản xuất, Smithee muốn rời khỏi dự án - nhưng dĩ nhiên không thể, vì ông chính là Alan Smithee. Phim đã quay xong thì Arthur Hiller khiếu nại tại Công đoàn các đạo diễn Mỹ rằng Joe Eszterhas can thiệp quá nhiều vào công đoạn cắt cảnh.

Hiller được phép cho phim ra rạp với nghệ danh Alan Smithee. Burn Hollywood Burn thất bại thảm hại, so sánh cho thấy tỷ lệ giữa tiền đầu tư và tiền bán vé còn tệ hơn Plan 9 From Outer Space vốn được coi là phim dở nhất lịch sử nghệ thuật thứ 7. Tuy vậy phim này gây nhiều sóng gió vì đã khai thác triệt để hiện tượng Alan Smithee.

Đang từ một phương tiện

… chỉ được người trong cuộc biết và triệt để áp dụng để lẳng lặng đào thoát khỏi một phim tồi, đột nhiên Smithee nổi tiếng. Giờ đây ông không đánh lạc hướng chủ ý khỏi các đạo diễn, mà còn làm họ bị soi mói hơn. Như mong đợi, tháng 1/2000 Director’s Guild thông báo “Smithee xin nghỉ ốm và có lẽ không còn sống lâu”.

Một đồng nghiệp tưng tửng bình luận: “Nhìn cả đống phim tầm tầm mà Smithee đã làm, khó hiểu vì sao sự nghiệp của Smithee lại kéo dài đến thế!”.
 
Tuyệt phẩm 'You’re Beautiful' và lời xin lỗi muộn màng của kẻ buông **** thành nghệ sĩ

(Thethaovanhoa.vn) - Đúng 10 năm trước, single You’re Beautiful đạt quán quân tại Anh, quê hương của người lính vừa giải ngũ, James Hillier Blount. Bài hát đã đưa anh lên đỉnh cao vinh quang và biến mọi mơ ước của anh thành sự thật. Nhưng 10 năm sau, chính người sáng tác ra nó lại phải nói lời xin lỗi.

Buông **** thành nghệ sĩ

Có nằm mơ thì chàng sĩ quan vừa giải ngũ James Hillier Blount, vừa có nghệ danh James Blunt, cũng không thể tin được bài hát mà anh đặt ít hy vọng nhất, You’re Beautiful, lại được cả thế giới trầm trồ.

Chỉ trước đó ít lâu, chàng đại úy của Trung đoàn Life Guard, vẫn nghĩ rằng con đường binh nghiệp là lẽ sống của mình. Lúc ấy, đơn vị của anh nằm trong lực lượng gìn giữ hòa bình NATO ở Kosovo và Blunt là trinh sát trong đội quân 30.000 người bảo vệ sân bay Pristina để xông thẳng vào Thủ đô của Kosovo. Thăng tiến là điều duy nhất ai cũng thấy ở Blunt. Đó là nói ở thì tương lai.

Vậy mà chỉ một năm sau, Blunt giã từ vũ khí, cởi áo lính, thay **** bằng cây đàn. Ở tuổi 30, James Blunt không nghĩ mình sẽ trở thành một nghệ sĩ được yêu mến nhiều đến vậy. “Một gã chơi nhạc độc lập, tự sáng tác, tự hát, chẳng thèm quan tâm cóc khô nào tới xung quanh, âm nhạc vô tư là điều mà tôi quan tâm duy nhất”, Blunt từng tâm sự với tờ Q như thế.


Ca - nhạc sĩ James Blunt
Nhưng You’re Beautiful là một ngã rẽ biến một chàng trai khờ khạo, trong sáng, người vẫn còn vương mùi khói **** Đông Âu, thành một gã nghệ sĩ chuyên nghiệp. Chỉ trong vòng 2 tháng, Blunt hát You’re Beautiful cả thảy 213 lần trong những lần biểu diễn tại 58 quốc gia. Một kỷ lục. Trước đó, một vài sáng tác chào sân chẳng được nhiều quan tâm và cũng chẳng có bảng xếp hạng nào lưu tâm.

Vậy mà chỉ trong vòng 6 tuần, You’re Beautiful chễm chệ ở quán quân tại một loạt các bảng tổng sắp quyền lực nhất. Riêng tại Anh, tính từ 10/8/2005 nó đã đứng suốt 7 tuần lễ và biến James Blunt thành nghệ sĩ tay mơ đầu tiên vừa trình làng đã có bản hit. Ở Mỹ, nó xô đổ Check On It của Beyonce, So Sick của Ne-Yo để lên đứng đầu và nó cũng hất luôn cả tượng đài Candle In The Wind của Elton John để đưa Blunt trở thành nghệ sĩ Anh thứ hai đạt quán quân single tại Mỹ.

Hàng triệu đĩa bán ra và cả thế giới phát sốt vì You’re Beautiful. Trả lời sau đó trên một đài phát thanh, Blunt nói: “Tôi không biết nên buồn hay vui. Bài hát ấy đã xóa hết những chuẩn mực tôi tự đặt ra cho mình trước đó. Âm nhạc với tôi là trong sáng nhưng khi bước vào vùng xoáy phải trở thành chuyên nghiệp, sự thể đã khác đi không còn như trước nữa”.

You’re Beautiful có gì hấp dẫn?

Tờ The Sun “lên án” James Blunt đã đá văng ca khúc Angles bấy lâu của Robbie Willams để độc tôn trở thành “hôn lễ ca” ở Anh.

Tờ Telegraph nói rằng trước đến giờ chỉ có một người duy nhất nói với bạn rằng bạn xinh đẹp và sẽ mãi mãi nói như vậy, đó chính là mẹ bạn. Giờ thì có thêm James Blunt.

Cho dù bị James Blunt qua mặt tại bảng xếp hạng ở Mỹ nhưng trong đám cưới của mình, Elton John chỉ muốn James đến và hát chúc mừng đám cưới của ông bằng You’re Beautiful.

Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ thấy, You’re Beautiful đã gây nên chuyện gì vào mùa hè năm 2005 ấy. Đi đâu, chỗ nào cũng chỉ tràn ngập những lời xưng tụng “Em thật xinh đẹp”. Mà không chỉ mỗi mùa Hè, một thập niên qua những lời xưng tụng ấy vẫn chưa hạ nhiệt.

Nhưng You’re Beautiful là một bài hát buồn.

Chính James Blunt đã công nhận điều này với Oprah Winfrey: “Ca khúc khá đau buồn. Đó là khi tôi trông thấy người bạn gái cũ tại ga tàu điện ngầm ở London, cô ấy đi cùng người đàn ông mới, mà trước đó tôi không hề hay biết về anh ta. Cô ấy và tôi chạm mắt nhau và lúc đó những kỷ niệm xưa chợt sống lại, nhưng chúng tôi chẳng phản ứng gì cả, rồi sau đấy tôi không biết thêm gì về cô ấy nữa”.

Về nhà, những khoảnh khắc ở ga điện ngầm đã hối thúc James Blunt bật thành nhạc. Chỉ trong vòng gần 3 tiếng đồng hồ anh đã viết xong You’re Beautiful và sau đó nhờ nhà sản xuất Sacha Skarbek hiệu đính vài chỗ, mài giũa lại giai điệu cho gọn gàng và đặt các hợp âm sao cho bắt tai hơn.

Bài hát là tâm sự của một gã thất tình, là lời than thở khi gặp lại người cũ giữa đám đông xa lạ, “Em thật là đẹp. Tôi đã gặp em giữa đám đông và tôi không biết mình sẽ phải làm gì. Bởi tôi sẽ không bao giờ được ở bên em nữa”. Đoạn điệp khúc James ngân liên tiếp “Em thật là đẹp” như thể gợi nên một sự tiếc nuối, một nỗi buồn khi sợi dây tình bị cắt bất ngờ.

Trong MV ca khúc này, hình ảnh còn thê lương hơn. Ở đoạn cuối MV là cảnh James Blunt thực hiện hành động tự vẫn theo truyền thống của Nhật Bản bằng cách cởi giày, áo, bỏ lại đồ dùng cá nhân trong trời tuyết giá lạnh, rồi nhảy từ trên cao xuống mặt nước, cùng với câu hát: “Nhưng đã đến lúc đối diện sự thật, anh sẽ không bao giờ được ở bên em”. Bài hát mờ dần đúng vào lúc Blunt nhảy xuống dòng nước lạnh buốt.

Nhưng sau cùng You’re Beautiful lại được xưng tụng là bài tình ca ngọt ngào nhất. James Blunt nhiều lần tỏ ý phản đối rằng đó chưa phải là bài hay nhất trong album Back To Bedlam của anh nhưng anh không còn cái quyền năng phản đối nữa.

Từ đó trở đi You’re Beautiful trở thành một trong những bài hát được hát nhiều nhất thế giới, thậm chí nó còn được đưa vào danh sách những bài hát hay nhất thế kỷ.

Và lần này thì James Blunt không thể ngậm tăm được nữa.

Tôi xin lỗi

Trong vòng 10 năm gần như không thể thống kê được James Blunt đã hát bài này bao nhiêu lần chứ đừng nói là nó đã được hát ở khắp thế giới qua bao nhiêu giọng ca.

Có lẽ vì thế mà tờ Rolling Stone đã xếp bài này vào vị trí thứ 7 trong danh sách Những bài hát gây khó chịu nhất. Tờ The Sun còn nặng hơn, họ tổ chức một cuộc khảo sát và xếp bài này đứng đầu trong danh sách Những bài hát làm người nghe giận dữ nhất.

Chương trình AOL Radio còn xếp bài này ở vị trí 96 trong danh sách 100 bài hát tệ nhất… Năm 2006, Đài Essex FM ở Anh phải vội vã ngưng phát You’re Beautiful khi bị một loạt thính giả viết thư nổi khùng. Lý do là suốt 14 tháng liên tiếp, ngày nào đài này cũng tra tấn họ vài lần bằng You’re Beautiful.

Tất cả là bởi You’re Beautiful được hát và được nghe quá nhiều.

Và việc gì đến cũng phải đến. Tháng 10/2014, trong một động thái bất ngờ, James Blunt đã lên tờ Hello! để phát biểu xin lỗi công chúng. James Blunt nói rằng ca khúc You’re Beautiful đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp của anh.

Lúc đầu thì đó là sự thành công nhưng dần dà nó trở nên “gây khó chịu” và khiến cho khán thính giả áp cho anh biệt danh “giọng ca You’re Beautiful”. James Blunt xin lỗi vì bản hit nổi tiếng nhất của anh đã được “nhét tới tận họng của khán thính giả”.

Và James Blunt có cam kết rằng: “Tôi từng có một vài ca khúc ủy mị, ướt át, nhưng thời đó qua rồi. Giờ người ta sẽ không còn trông thấy tôi như thế nữa”. Và cũng từ đó tới nay, cho dù Blunt rất cố gắng thay đổi nhưng âm nhạc của anh chẳng còn được nghe nhiều như trước nữa.

James Blunt và MV ca khúc You're beautiful:
[video]http://media.thethaovanhoa.vn/2015/08/19/10/17/James-Blunt-Youre-Beautiful-Video.mp4[/video]
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hotel California', những huyền thoại kỳ quái về một ca khúc vĩ đại

(Thethaovanhoa.vn) - Năm 2015, Hotel California được đùa là “bài hát được viết dành riêng cho Facebook” vì câu hát có phần kinh dị: “Bạn có thể trả phòng bất cứ lúc nào, nhưng bạn sẽ không bao giờ có thể rời khỏi đây”.

Từ “trả phòng” (check out) dịch theo nghĩa Facebook thì là “đăng xuất”.

Nói như vậy về cơn nghiện Facebook toàn cầu thì quá đúng. Nhưng, lịch sử của ca khúc Hotel California còn nhiều giai thoại hấp dẫn hơn thế. Cũng như nhiều bài hát cùng đẳng cấp khác, Hotel California kinh điển của The Eagles là nguồn cảm hứng của vô số huyền thoại.

Kỳ quái nhất, là câu chuyện cho rằng ý nghĩa bài hát nói về niềm tin vào quỷ Satan, suy đoán về hình ảnh một con quỷ xuất hiện trên bìa album cùng tên. Vậy thực hư ra sao?

Khách sạn không có thật

Tuần qua, đoạn phim quay một ban nhạc Việt Nam chơi đàn và hát Hotel California bên bàn nhậu gây sốt trên mạng. Sự kiện đồng thời nhắc người ta nhớ rằng ca khúc này tuyệt vời đến mức nào. Đó là ca khúc có mặt trong hầu như mọi danh sách những bài hát hay nhất mọi thời đại.

Hoặc, người ta có thể nhớ về Hotel California như một “ca khúc kỳ quặc của The Eagles” hay “bài hát tôn thờ quỷ dữ”. Nằm trong album cùng tên ra năm 1976 và được phát hành thành đĩa đơn vào năm 1977, giai điệu ma quái của Hotel California quyến rũ người nghe đến tận năm 2015 và hơn thế nữa.


Bìa album “Hotel California” với hình ảnh giống quỷ được cho là Anton LaVey, người sáng lập nhà thờ Satan và Satan giáo
Dù sao thì, “khách sạn California” là khách sạn gì mà đến gần 40 năm sau (bài hát ra đời năm 1976) vẫn còn bí ẩn? Nhân vật chính trong Hotel California là một vị khách xưng “tôi” bí ẩn không kém khách sạn trong tiêu đề bài hát. Ý nghĩa ẩn dụ của vị khách này là gì cũng là câu hỏi gợi bao liên tưởng xa xôi trong suốt những thập kỷ qua.

Bài hát do 3 thành viên của The Eagles sáng tác gồm: Don Felder (nhạc), Don Henley và Glenn Frey (ca từ). Mặc dù có một khách sạn California thực sự ở Todos Santos, một thị trấn ở bang Baja California thuộc Mexico, gần kề bang California của Mỹ, nhưng đây chỉ là sự trùng hợp. Chưa một thành viên nào của The Eagles từng nghỉ tại khách sạn, chưa nói đến chuyện sáng tác nhạc ở đó.

Vậy nên, khách sạn California chắc chắn là một nơi chốn tưởng tượng. Nó có thể là biểu tượng của bất cứ thứ gì, và trong một bài hát huyền thoại thì người ta càng mặc sức tưởng tượng.

Những huyền thoại hấp dẫn và kinh dị

Huyền thoại đầu tiên liên quan đến một hình ảnh trên bìa album Hotel California (1976). Đó là ảnh chụp ban nhạc The Eagles cùng nhiều người khác đứng ở sảnh một khách sạn sang trọng. Nhưng điểm bí ẩn trong bức ảnh lại là một thứ không rõ là người hay quỷ đứng trên ban công, trong bóng tối, với cái đầu trọc trông đầy hăm dọa. Nhiều người cho rằng đó là Anton LaVey, kẻ sáng lập Nhà thờ Satan.

Nếu đó chính là Anton LaVey, có vẻ như từ “con quỷ” trong ca từ bài hát (mà những vị khách cố giết chết bằng dao thép) đã được giải đáp. Họ cố thoát khỏi một thứ tôn giáo của quỷ dữ? Nghe đậm chất kinh dị, rất hợp với không khí huyền bí xung quanh khách sạn California.

Đi kèm với huyền thoại này là các giả thuyết khác: bài hát là để tưởng niệm nơi cuốn sách Kinh thánh Satan của Anton LaVey đã được viết ra; những kẻ tôn thờ quỷ đã mua một nhà thờ cổ và đặt tên nó là “Khách sạn California”; các thành viên của The Eagles cũng theo giáo phái của LaVey; các bức ảnh quảng bá cho album cũng được chụp ở một tòa nhà từng là trụ sở chính của Nhà thờ Satan; ở California, Nhà thờ Satan được gọi là Khách sạn California...

Các thuyết này nghe đều hấp dẫn, khiến bài hát nhuốm màu quỷ quái. Vấn đề là, huyền thoại Satan này lại trật lất. Địa điểm chụp ảnh bìa cho album cũng là khách sạn 5 sao Beverly Hills ở Hollywood, chứ không phải Nhà thờ Satan.

Còn nhân vật trên ban công khách sạn trong ảnh bìa album, theo trang Snopes, là một... nữ diễn viên được mời đến chụp ảnh bìa nhưng đến muộn nên bị lỡ buổi chụp. Vì ánh sáng quá yếu, cô bị nhìn nhầm thành con quỷ trọc đầu hung tợn.

Huyền thoại thứ hai nói rằng khách sạn California thực chất là một bệnh viện tâm thần. Đó là bệnh viện bang Camarillo ở gần Los Angeles, nơi chữa trị cho hàng nghìn bệnh nhân tâm thần trong suốt 60 năm, trước khi đóng cửa vào năm 1997.

Với những người tin vào huyền thoại này, ca từ bài hát quá phù hợp để nói về trải nghiệm của một người điên (vị khách xưng tôi) trong quá trình điều trị. Hành động của các vị khách khác trong bài hát cũng gần như tương đồng với những bệnh nhân khác trong bệnh viện tâm thần. Toàn bộ bài hát thể hiện sự hoang mang của một người không biết mình là ai và đang ở đâu. Nói cách khác, giống như của một kẻ điên.

Một huyền thoại khác còn kinh dị hơn, cho rằng khách sạn California là một quán trọ của bộ lạc ăn thịt người, nơi nhận khách vào trọ và... làm thịt họ cho bữa tối. Câu hát cuối cùng đầy ám ảnh “Bạn có thể trả phòng bất cứ lúc nào, nhưng bạn sẽ không bao giờ có thể rời khỏi đây” cho thấy đây điều này. Vị khách sẽ bị giết thịt một khi đã nhận phòng trong khách sạn California? Nghe hấp dẫn không kém huyền thoại về quỷ Satan.

Không kinh dị bằng nhưng cũng chẳng lành mạnh, đó là huyền thoại cho rằng bài hát nói về cảm giác phê khi dùng ma túy. Tất cả dựa vào câu hát “Làn hơi nồng ấm của đọt lá ****** lan tỏa trong không khí”. Khách sạn California cũng được suy luận là biệt danh của cocaine. Cả bài hát và album cùng tên đều nói về trải nghiệm của kẻ nghiện ma túy trong cơn ảo giác thăng hoa.

Vậy, đâu mới là thật?

“Khách sạn California” của lòng người

Câu trả lời vừa là “không gì cả” vừa là “tất cả”. Không một huyền thoại nào là chính xác, nhưng sự thật về ý nghĩa bài hát do The Eagles công bố có thể hiểu là một sự tổng hòa.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 1995, Don Henley, đồng tác giả ca từ, nói rằng bài hát “nắm bắt những tư tưởng của thời đại, một thời đại ngập trong sự thừa mứa của nước Mỹ và ngành công nghiệp âm nhạc”.

Bài hát là trải nghiệm của một con người từ khi ngây thơ đến khi đánh mất sự ngây thơ, là ngụ ngôn về chủ nghĩa khoái lạc và lòng tham ở California thập niên 70.

Khi bài hát ra đời, The Eagles đang ở đỉnh cao thế giới. Cuộc sống của họ thừa mứa tiền bạc, ma túy và phụ nữ. Nhưng bài hát chính là lời cảnh tỉnh của ban nhạc về mặt trái của tất cả những thứ đó. Đó, phải chăng cũng là những con quỷ trong lòng người?

Như vậy, khách sạn California không có thật, nhưng còn hiện hữu hơn cả một nơi chốn có thật.

Nha Đam
Thể thao & Văn hóa
 
'The Blair Witch Project', phim kinh dị vĩ đại cuối cùng

(Thethaovanhoa.vn) - Năm 1999, phim The Blair Witch Project khiến khán giả sốc và bối rối ngay khi ra mắt. Nhiều người thậm chí tin rằng “những đoạn phim quay nghiệp dư” trong phim là thật.

Nhìn lại điện ảnh Mỹ 2013: Sự trỗi dậy của phim kinh dị Phim kinh dị của Stephen King trở lại
Bộ phim rất thành công, được quay với kinh phí chỉ 30.000 USD, làm hậu kỳ chỉ 500.000 USD nhưng đã thu về tới 250 triệu USD. Không những thế, bộ phim còn để lại dấu ấn rất lớn, không thể phai nhạt với dòng phim kinh dị.
Thật giả lẫn lộn

The Blair Witch Project được lên kịch bản, quay phim và biên tập bài bản, nhưng thể hiện dưới dạng các đoạn phim do nhân vật trong phim ghi lại một cách nghiệp dư. The Blair Witch Project là phim kinh dị đầu tiên được thực hiện theo hình thức này, kéo theo hàng trăm phim bắt chước về sau.

Bộ phim ra mắt vào tháng 10/1999, và không phải là phim có kiểu quay nghiệp dư đầu tiên (danh hiệu này thuộc về Cannibal Holocaust -1980). Nhưng The Blair Witch Project là phim chính thống đầu tiên được chiếu rộng rãi thuộc dạng này, với nội dung vượt trội.


Phim "The Blair Witch Project" là tổng hợp những đoạn phim được tìm thấy 1 năm sau khi 3 sinh viên mất tích trong khu rừng bí ẩn.
“Bây giờ thì nghe hơi điên, nhưng từng có suy nghĩ rằng Blair Witch là một phim tài liệu khi nó ra mắt” – Jamie Graham, biên tập viên của tạp chí Total Film, nói về cảm giác chân thực khó tin mà phim mang lại.

The Blair Witch Project kể về 3 sinh viên điện ảnh của Mỹ đi làm phim tài liệu về một huyền thoại của vùng Maryland. Nghe đồn ở trong các khu rừng Maryland có hồn ma của một phù thủy từ thế kỷ 18, họ lên kế hoạch đi cắm trại ở đó vào cuối tuần, để có thể quay một vài hình ảnh của hồn ma kia. Họ không ngờ quyết định đã đẩy mình vào một tình thế đáng sợ.

Ban đầu bộ ba bị đi lạc. Sau vài ngày vài đêm, họ nghe thấy những âm thanh lạ lùng và bí ẩn từ các khối đá và cành cây. Bộ phim kết thúc không rõ ràng, nhưng bộ ba kém may mắn đã không bao giờ trở về từ rừng cây u ám, chỉ để lại những đoạn phim đã được họ thu hình.

Năm 1999, phim ra mắt khán giả tại LHP độc lập Sundance, và gây sốc nặng vì tính chân thực. Người ta phải đưa ra một câu khẩu hiệu để trấn an khán giả: “Để tránh ngất xỉu, hãy liên tục tự nhắc mình rằng đây chỉ là một bộ phim”.

Nhưng biên kịch và đạo diễn của phim, Daniel Myrick và Eduardo Sánchez, lại có thông điệp ngược lại: họ muốn khán giả tưởng tượng bộ phim không phải tác phẩm hư cấu, mà giống như một phim tài liệu.

Để tăng độ chân thực, các diễn viên cũng dùng tên của chính họ trong phim, gồm Heather Donahue, Michael C Williams và Joshua Leonard. Các đoạn thoại là ứng biến, và hình ảnh trong phim phần lớn do chính tay họ quay khi đi rừng.

Myrick và Sánchez để lại những ghi chép xung quanh khu vực họ đi qua, viết về nơi họ sẽ đi, việc họ sẽ làm, cảm giác không bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra, bày tỏ sự ức chế và mệt mỏi thật đến mức sờ thấy được.

“Blair Witch là sự pha trộn kỳ lạ giữa diễn xuất và thực tế” – Mark Kermode, một nhà phê bình chuyên về phim kinh dị, nhận xét - “Khi các nhân vật trong phim khám phá một hình dáng ma quỷ treo mình trên thân cây, họ thực sự đang làm điều đó ở ngoài đời, chứ không phải diễn xuất. Rõ ràng các diễn viên biết họ đang đóng phim, nhưng bạn có thể thấy rõ chính họ cũng rất bối rối và hoang mang”.

“Đây chính là yếu tố đẩy diễn xuất vượt qua giới hạn, và nó tác động đến khán giả. Tôi còn nhớ khi người ta xem phim vào năm 1999, họ nói: Tôi xin lỗi, nhưng cảnh đó thật hay giả vậy?” - Kermode chia sẻ.

Bầu không khí chân thực không chỉ bao quanh bộ phim. Để quảng bá, Myrick, Sánchez và nhóm của họ đã tạo ra một trang web đăng tải những huyền thoại xoay quanh câu chuyện trong phim, kể cả huyền thoại về phù thủy thế kỷ 18 kia.

Trang web này cũng đăng những bài báo chế, các bài phỏng vấn với những người quen của các nhân vật. Hàng triệu người đã truy cập trang web này trước khi xem phim.

“Nhà sản xuất rất thông minh khi xóa nhòa ranh giới giữa đời thực và hư cấu” - Kermode nói - “Họ quay một bộ phim chẳng tốn bao nhiêu tiền, rồi tạo ra một chiến dịch tiếp thị mà các công ty tiếp thị hàng đầu cũng phải mơ ước”.

Buổi giao thời giữa thế kỷ 20 và 21

Các đoạn phim nghiệp dư trở thành hiện tượng quốc tế kể từ vụ khủng bố 11/9, theo nhận xét của Pete Turner, một chuyên gia điện ảnh. Người ta kinh ngạc vì số lượng các đoạn phim nghiệp dư được người dân thường tự quay để ghi lại hình ảnh của thảm họa, thay vì chờ đợi các nhà quay phim chuyên nghiệp như trước.

Và cú hích tiếp theo là sự ra đời của YouTube năm 2005. Kể từ đó chúng ta quá quen với việc người ta tự quay phim khắp nơi, đến nỗi chuyện này không còn gì lạ lẫm.

Mặc dù vậy, trở lại năm 1999, Blair Witch thực sự là một hiện tượng điện ảnh. Đó là thời Internet giúp thông tin có thể được tìm **** một cách dễ dàng, song rất khó kiểm chứng. Ngoài ra, Blair Witch khác biệt bởi nó sinh ra giữa buổi giao thời của của thế kỷ 20 vả thế kỷ 21 - một thời điểm hoàn hảo.

“Nếu xem những phim kinh dị cùng năm 1999 như The Sixth Sense với Bruce Willis, The Haunting của Jan de Bont với Liam Neeson và Catherine Zeta-Jones, The Mummy với Brendan Fraser và Rachel Weisz, bạn sẽ thấy phim kinh dị khá xuống cấp" - Turner đánh giá - "Các phim đó chỉ toàn ngôi sao lớn và kỹ xảo. Khán giả xem không đã. Họ đón chờ sự xấu xí và đầy sạn nhưng chân thực của The Blair Witch Project”.

16 năm sau, người ta dễ dàng quên rằng bộ phim từng đặc biệt như thế nào. “Chúng ta nay đã quen rồi” – Kermode nhận định – “Nhưng xem một bộ phim quay bằng máy quay phim kỹ thuật số vào năm 1999 là cực kỳ lạ lẫm. Và nó hiệu quả. Tôi biết giờ đây người ta có thể nói rằng Blair Witch không còn đáng sợ như thời năm 1999 nữa, nhưng thời ấy thì có. Lần đầu tiên xem nó, mọi người đã thực sự kinh hoàng”.

Nha Đam (Theo BBC)
Thể thao & Văn hóa
 
Chuyện về bài hát nhạc pop 'hay nhất Đông Nam Á' Within You’ll Remain

(Thethaovanhoa.vn) - Cách đây 30 năm (1985), thị trường Hong Kong xuất hiện một bài hát lạ lùng. Lạ lùng bởi nó được hát bởi một chàng trai Tây phương nhưng âm nhạc lại được chơi theo màu sắc Đông phương và tạo sự thu hút rất lớn. Within You’ll Remain (Vẫn mãi có em) đến giờ vẫn là một trong những bài pop hay nhất của Đông Nam Á.

Within You’ll Remain là một sáng tác của Donald Ashley, một chàng rocker mang hai dòng máu. Bố người Mỹ, mẹ người Malaysia, lớn lên ở Hong Kong rồi chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Thần tượng lớn nhất của Donald là Lý Tiểu Long nhưng rồi chàng trai mắt xanh tóc vàng này không đi theo nghiệp diễn mà quyết định đến với rock.

Từng bôn ba qua nhiều nhóm nhạc nhưng sự nghiệp của Don chỉ lên như diều khi anh thành lập nhóm Chyna vào thập niên 1980, một nhóm nhạc chơi heavy rock, một thể loại rất được sủng ái ở phương Tây nhưng ở Hong Kong lúc ấy nó chỉ được hâm mộ bởi thiểu số. Nhưng dù là số ít thì Chyna vẫn được xem là nhóm nhạc rock tiên phong nhất của Hong Kong và Ashley đến giờ này vẫn được xem là người khai sáng rock ở đây.

Chyna là cái tên mà Donald Ashley dùng để “bẻ” lại những tư tưởng cho rằng “Ở Trung Hoa làm gì có rock”. Và ngay album đầu tiên của nhóm, There’s Rock & Roll In Chyna, đã cho thấy chất rock mạnh mẽ chảy cuồn cuộn trong toàn bộ album. Chyna chỉ có mỗi mình Ashley là người Mỹ, 3 người còn lại là người Hong Kong và chất heavy mà họ chơi 40 năm trước giờ vẫn gây ảnh hưởng của Hong Kong.

Tuy vậy cả album này, đến giờ này, trong niềm nhớ của công chúng, dường như chỉ có mỗi Within You’ll Remain!

Điểm đặc biệt của bài hát này là ngay đoạn mở đầu được chơi bằng đàn tranh réo rắt, điêu luyện và rất có giai điệu. Người nghe như bị hút vào một không gian lạ lẫm khi những điệu thức phương Tây lại được thể hiện bằng một nhạc cụ phương Đông.

Lời ca cũng rất nhẹ nhàng, đó là một lời tỏ tình của một chàng trai với cô gái anh yêu: “Đối mặt với cả thế giới với một trái tim trống rỗng/Anh có thể biến mất vào bóng tối nhưng em vẫn là người có thể biến giấc mơ anh thành hiện thực/Em yêu ơi, đó chính là em”…

Toàn bộ bài hát được thể hiện bằng Anh ngữ nhưng Don Ashley cũng rất khôn khéo khi cài cắm ngôn ngữ Trung Hoa vào bài. Ở đoạn điệp khúc anh “chêm” vào ba chữ “Wo Ai Ni” (Anh yêu em) mà có nhà phê bình cho rằng đó chính là điểm mấu chốt quyết định sự tồn vong của bài hát này. Và sự thật là sau đó, đoạn điệp khúc đã trở nên rất nổi tiếng.

Sự thành công của Within You’ll Remain đã đưa album đầu tay của nhóm Chyna lên Top 10 Billboard ở Hong Kong vào năm 1985. Hãng đĩa Studio A cũng vào cầu khi được Hãng Virgin đề nghị hợp tác để phát hành album này tại châu Âu.

Ngay sau đấy, nhóm Chyna trở thành nhóm rock đầu tiên được mời diễn tại Trung Hoa đại lục và được đón chào nhiệt thành. Họ cũng gần như trở thành hình ảnh quảng bá một Trung Hoa có rock, có mở cửa.

Bài hát được chuyển ngữ 8 thứ tiếng, gần 20 phiên bản khác nhau được chơi bởi nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam. Nhưng, một cách công bằng, tất cả những phiên bản sau đó đều không thể “đọ” lại về chất của Chyna nguyên thủy.

Ấy vậy mà bài hát không duy trì nhóm được lâu bởi sau đó Chyna lại tan rã.

Nghe bản gốc Within You'll Remain của nhóm Chyna:



Đổi đời cho một nhóm nhạc địa phương

Within You’ll Remain thời điểm 1985 là khá thành công và chu du nhiều nước. Cho đến một ngày, nó lọt vào tai của nhà sản xuất người Singapore, Reggie Verghese, vốn đang tìm bài biểu diễn cho một nhóm nhạc địa phương được thành lập chưa lâu, Tokyo Square. Within You’ll Remain đã đổi vận của họ. Cách chơi của Tokyo nhẹ hơn trong phần phối, vẫn giữ tiếng đàn tranh nhưng đẩy mạnh phần bè. Nhìn chung, đó là một phiên bản khá dễ nghe.

Sau đó, Hãng đĩa WEA quyết định phát hành một album tổng hợp quy tụ những nhóm nhạc mới của Singapore để giới thiệu đến công chúng thì Tokyo Square được mời và họ quyết định dùng bài này vào album.

Nhưng sau khi phát hành album thì tình hình không khả quan lắm. Các đài phát hành phát nhỏ giọt và công chúng có vẻ thờ ơ. Ban nhạc chán nản và nghĩ rằng sẽ chẳng có điều gì mới xảy đến với họ.

Và điều thần kỳ đã xảy đến, lần này là ở Thái Lan. Tháng 1/1986 bài hát Within You’ll Remain của Tokyo Square bỗng nổi tiếng dữ dội tại Thái Lan. Lý do hóa ra là cộng đồng người Sing ở đây nghe và thích nên suốt ngày, ở đâu, cũng mở bài này. Sau đó nó lên đài phát thanh, lên bảng xếp hạng và ai cũng cứ tưởng rằng đây là một bài hát của người Thái.

Tiếng lành đồn xa, cuối cùng Within You’ll Remain tràn vào Singapore và gây nên hiệu ứng. Sau này Max Surin, trưởng nhóm Tokyo Square nhớ lại rằng “đúng là “Bụt chùa nhà không thiêng”. Đến khi chúng tôi ai cũng kiệt quệ niềm tin thì may mắn ập đến nhưng lại từ ngoài vào”.

Within You'll Remain qua phần trình bày của nhóm Tokyo Square:



Phiên bản của Tokyo Square nhanh chóng leo lên quán quân bảng xếp hạng âm nhạc của Singapore và nằm ở đấy suốt 5 tuần liên tiếp. Đĩa nhạc tổng hợp trước đó ế ẩm giờ bán được 23.000 bản. Tính đến giờ thì con số đó đã hơn 500.000 bản. Tokyo Square từ một nhóm nhạc nhỏ giờ trở thành nhóm nhạc được săn lùng, mời đón. Họ diễn ở tất cả mọi nơi và thậm chí còn thành công hơn cả nhóm nhạc Chyna ở Hong Kong.

Năm 1987, nhóm được mời hát mở màn trong ngày Quốc khánh Singapore, một lần nữa Within You’ll Remain khiến họ bay cao. Ở câu điệp khúc, nguyên thủy là “Wo Ai Ni, I Love You”, họ đổi thành “Wo Ai Ni, Singapore” và 50 nghìn người đã hát vang cùng họ.

Tokyo Square liên tiếp tung nhiều phiên bản bài này, từ techno cho đến rock và cả tiếng Thái với “Wo Ai Ni” chuyển thành “Chan Rak Kun”… Ở Việt Nam thậm chí nhiều người còn nghĩ rằng Tokyo Square mới là chủ nhân của bài hát này và nó được rất nhiều ca sĩ Việt thể hiện lại.

Nhưng Within You’ll Remain chỉ giúp Tokyo Square có tiếng tăm còn tiền bạc thì gần như zero. Linda Elizabeth, ca sĩ chính của nhóm kể lại rằng suốt 40 năm qua bài hát này chẳng đem đến tiền bạc gì cho các thành viên trong nhóm. “Vấn đề không phải là ở hãng đĩa hay đài phát thanh mà là do chúng tôi”. Hóa ra, trước đây khi ký hợp đồng thì Hãng đĩa WEA chỉ ký hợp đồng có giá trị với duy nhất một thành viên trong nhóm cho nên mọi khoản tiền bản quyền thu được đều chảy vào túi người này. “Những người còn lại hình như chỉ được nhận tấm séc 1, 2 lần gì đó trong suốt 40 năm qua”. Nội bộ lục đục và Tokyo Square đến giờ này gần như bộ khung gốc chỉ còn 1-2 người.

Donald Ashley sáng tác Within You’ll Remain vào năm 1985 để tỏ tình với chính người vợ của mình, Cindy Ying. Năm 2014, Ashley qua đời. Trước đó vài tháng Cindy cũng đã tạ thế. Chuyện tình của họ khép lại nhưng bài hát của họ vẫn còn đó. Và giờ được Tokyo Square vẫn miệt mài ngồi kể.

Nguyên Minh
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
 
The Martian (2015), The Intern (2015), Straight Outta Compton (2015), Spectre (2015), ....
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên