nhóm tư vấn pháp luật miễn phí cho mọi người

truongchinhvt

Tiểu thương mới
Tham gia
12 Tháng hai 2017
Bài viết
10
Điểm tương tác
2
Xin chào tất cả mọi người, hôm nay mình lập nhóm này với mục đích giải quyết những vấn đền pháp luật xung quanh đời sống chúng ta. giúp mọi người hiểu hơn về pháp luật và không bị mất tiền oan mà không phải do bản thân mình gây ra hay đi xin giấy tờ từ chính quyền.vv..
Mình sẽ tư vấn các vấn đề liên quan tới đời sống pháp luật như:
- Các vụ việc về hợp đồng dân sự hay kinh tế...
- Thủ tục hành chính khi xin giấy tờ ở cơ quan nhà nước;
- Các vụ việc về kiện cáo;
- Các vụ việc liên quan tới hình sự
- Vấn đề hợp đồng lao động trong công việc, bảo hiểm xã hội..
Mọi vấn đề thắc mắc hãy comment bên dưới và mình sẽ tư vấn tận tình. Cám ơn các bạn đã quan tâm!!
 
Chia sẻ kinh nghiệm đi đường gặp cảnh sát giao thông
Đã tham gia giao thông là bạn phải trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức pháp luật liên quan, thứ nhất là hiểu luật để chấp hành cho đúng, thứ hai, để lỡ nếu sai thì vui vẻ nộp phạt, từ hành vi nhỏ của một người, nhân rộng ra nhiều người thì xã hội này mới trở nên tốt đẹp được, thứ ba là lỡ có gặp cảnh sát giao thông “rởm” thì còn biết đường mà nói chuyện với họ.

Vì vậy, để giúp các bạn tìm hiểu kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, mình sẽ chia sẻ cho các bạn theo từng Câu chuyện.

Câu chuyện số 1: Cảnh sát giao thông có những quyền gì?
7.gif


Cảnh sát giao thông có các quyền hạn sau:

1. Dừng phương tiện đang tham gia giao thông, kiểm soát phương tiện và giấy tờ của phương tiện và người điều khiển phương tiện.

Lưu ý: Cảnh sát giao thông chỉ được quyền dừng xe của bạn trong các trường hợp sau:

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

- Thực hiện mệnh lệnh, kế họach tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục CSGT hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.

- Thực hiện kế họach tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục CSGT, Trưởng phòng CSGT hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên.

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, cơ quan chức năng liên quan

- Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Khi dừng phương tiện, CSGT phải đảm bảo an toàn, đúng quy định pháp luật, không làm cản trở đến hoạt động giao thông và phải kiểm soát, xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật. Một điều quan trọng nữa là CSGT phải có thái độ đúng mực và ứng xử phù hợp với từng đối tượng được kiểm tra.

2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Có 2 hình thức xử phạt:

- Lập biên bản vi phạm hành chính. Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính xong, cán bộ tuần tra, kiểm soát gửi biên bản cho người vi phạm và thông báo để họ biết chấp hành.

Đối với những phương tiện chở người từ 16 chỗ ngồi trở lên, CSGT phải trực tiếp lên khoang chở khách để thông báo. Nếu không phát hiện vi phạm cũng phải thông báo. Trường hợp không phát hiện vi phạm cũng phải thông báo và nói lời: “Cám ơn ông/bà/anh/chị đã giúp đỡ lực lượng CSGT làm nhiệm vụ”

- Không phải lập biên bản vi phạm.

3. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính, tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện, người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật.

4. Sử dụng vụ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

5. Trưng dụng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện thiết bị kỹ thuật khác.

6. Tạm thời đình chỉ người và phương tiện đi lại ở một số đọan đường nhất định, phân lại luồng, tuyến, nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông…
 
CSGT không được vô cớ dừng xe xác minh xe chính chủ
Lực lượng CSGT khi hoạt động tuần tra, kiểm soát trên đường không được phép tiến hành xác minh, xử lý đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (hay còn gọi là xe không chính chủ) mà chỉ được áp dụng xác minh, xử phạt trong 2 trường hợp cụ thể sau đây.
1. Khi điều tra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trở lên
2. khi người được kiểm tra đang làm thủ tục sang tên ở cơ quan chức năng.
 
Trước khi kết hôn, bạn nữ cần biết những điều này!

Thứ nhất, từ đủ 18 tuổi trở lên mới đủ điều kiện được phép kết hôn

Thứ hai, làm gì thì làm nhưng trước khi kết hôn cũng phải đi đăng ký kết hôn

Thứ ba, ngoại tình có thể bị phạt tù

Thứ tư, phải phân biệt được cái nào là tài sản chung, cái nào là tài sản riêng

Tài sản chung
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.
- Tài sản mà vợ, chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác do vợ chồng thỏa thuận.
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn
Tài sản riêng
- Phần tài sản chung được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung
- Tài sản vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Thứ tư, các trường hợp mà người chồng không được quyền ly hôn với bạn
+ Bạn đang mang thai.

+ Bạn đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (Lưu ý: dù cho đứa con này là con của ai)

Thứ năm, chồng bạn không có quyền “đuổi” bạn ra khỏi nhà ngay khi ly hôn

Thứ sáu, khi ly hôn thì người chồng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng


Cấp dưỡng đối với con là quy định bắt buộc, còn cấp dưỡng đối với vợ khi vợ trong tình trạng khó khăn, túng thiếu có lý do chính đáng để yêu cầu cấp dưỡng.



 
Hẻm 988 và hẻm 1216 đường 30/4 có trong danh sách dự án quy hoạch hay không?
Trả lời:
Theo Quyết định số 653/QĐ-UBND ngày 02/4/2014 của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của thành phố Vũng Tàu, một phần hẻm 988 và hẻm 1216 đường 30/4 có quy hoạch mở rộng hẻm. Tuy nhiên để nắm thông tin quy hoạch đối với các vị trí khu đất cụ thể tại hẻm 988 và hẻm 1216 đường 30/4, đề nghị liên hệ với UBND thành phố Vũng Tàu
 
CÁC TRƯỜNG HỢP THU HỒI ĐẤT
1.Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh

Hiến pháp 2013 quy định Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Hiện nay,Luật đất đai 2013 đã cụ thể hóa vấn đề này tại Điều 61, thành các trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh:

-Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;

-Xây dựng căn cứ quân sự; xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;

-Xây dựng ga, cảng quân sự;

-Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;

-Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;

-Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;

-Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;

-Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;

-Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.

2. Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

Phát triển kinh tế vì lợi ích chung của đất nước là một trong vấn đề được coi trọng. Với quỹ đất có hạn thì việc đưa quỹ đất này vào phát triển kinh tế thì được cân nhắc một cách kỹ lưỡng nhất, nên các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hôi vì lợi ích quốc gia, công cộng được quy định rất nghiêm ngặt. Căn cứ Điều 62 - Luật đất đai 2013 nêu trường hợp cụ thể sau:

-Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;

-Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất;

-Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đấ

3. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

Hiện nay, trong quá trình sử dụng đất người sử dụng có hành vi vi phạm pháp luật đất đai như: sử dụng đất không đúng mục đích, khai thác sử dụng chưa hợp lý. Nhằm phòng chống và khắc phục vấn đề này thì căn cứ Điều 64 - Luật đất đai 2013 đưa ra những trường hợp vi vi phạm pháp luật về đất đai sẽ bị thu hồi, đảm bảo nguồn đất được sử dụng hiệu quả:

- Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

-Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

-Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

- Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;

-Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;

-Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

-Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

-Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;

-Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

4. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người

Căn cứ theo Điều 65 – Luật đất đai 2013 thì đối với quỹ đất được trả do chấm dứt hợp đồng, hoặc người sử dụng tự nguyện trả lại được nhà nước thu lại, cân bằng lại quỹ đất để đảm bảo đất được sử dụng hiểu quả:

- Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;

- Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;

- Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;

- Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;

- Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;

- Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.

Việc quy định thu hồi đất nhằm nhiều mục đích khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng mà nhà làm luật hướng đến là đảm bảo việc cân bằng quỹ đất có hạn vừa đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế của người sử dụng đất vừa đảm bảo phát triển nền kinh tế chung của đất nước cũng như đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng.
 
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG
Bước 1: Thông báo thu hồi đất


Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất.

Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân sự nơi có đất thu hồi

Bước 2: Ra quyết định thu hồi đất

Thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất thuộc về các chủ thể sau đây:

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện: thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả các đối tượng trên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc Ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Bước 3: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất

Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật đất đai

Bước 4: Lấy ý kiến, lập và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tạ trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền;

Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

Bước 5: Quyết định phê duyệt và niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

– Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;

– Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê quyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

Bước 6: Tổ chức chi trả bồi thường

Theo quy định tại Điều 93 Luật đất đai, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.

Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.

Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.

Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.

Trình tự, thủ tục thu hồi đất, quy trình bồi thường, hỗ trợ tái định cư được pháp luật đất đai quy định rất cụ thể. Do vậy, đảm bảo được quy trình thu hồi đất được tiến hành một cách hiệu quả.
 
THỦ TỤC CẤP LẠI SỔ ĐỎ BỊ MẤT

Hỏi về thủ tục cấp lại sổ đỏ bị mất: Gia đình tôi bị trộm đột nhập vào nhà lấy mất nhiều tài sản trong đó có sổ đỏ của thửa đất đang ở. Xin cho biết, tôi có làm lại sổ đỏ được không, thủ tục như thế nào?
Trả lời: Trong trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của gia đình chị bị mất thì theo quy định của pháp luật, chủ sử dụng quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ được cấp lại. Tại Điều 24 Nghị số 88/2009/ND-CP ngày 19-10- 2009 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định về việc cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất như sau:

1. Người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận nộp một (1) bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm: a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận; b) Giấy tờ xác nhận việc mất Giấy chứng nhận của CA cấp xã nơi mất giấy; c) Giấy tờ chứng minh đã đăng tin mất Giấy chứng nhận trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương (trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn) đối với tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; trường hợp hộ gia đình và cá nhân thì chỉ cần có giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy tại trụ sở UBND cấp xã;

2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời cấp lại Giấy chứng nhận mới; trao Giấy chứng nhận cho người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
 
ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI, BHYT, BHTN BĂT BUỘC

1.Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc:


– Người làm việc theo HĐLĐ (hoặc hợp đồng làm việc) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

– Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018);

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

– Người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHTN, BHYT bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

(Theo điều 4, Điều 13, Điều 17 Quyết định 959/QĐ-BHXH)

2. Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ:

Tỷ lệ đóng

DN phải đóng: 22%
Người lao động:
10,5%

Tổng cộng : 32,5%

Trong đó:

– Người lao động phải đóng: BHXH: 8% (Đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất)

– Doanh nghiệp phải đóng: BHXH: 18% (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất).

Lưu ý:

– Ngoài BHXH, BHYT, BHTN thì DN còn phải đóng KPCĐ: 2% (Tổng quỹ tiền lương tham gia BHXH và Nộp cho liên đoàn lao động Quận, huyện)
Chú ý:

– Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.

– Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên