TOÀN QUỐC Nhện đỏ và cách phòng ngừa nhện đỏ cho cây trồng

PHÂN VI SINH BIORA

Tiểu thương mới
Tham gia
23 Tháng năm 2020
Bài viết
9
Điểm tương tác
0
Nhện đỏ - loài côn trùng nguy hiểm và đã trở thành nỗi ám ảnh của biết bao người trồng cây. Bài viết sẽ cung cấp thông tin giúp bạn nắm được thông tin về nhện đỏ. Và cách để phòng cũng như chống trị căn bệnh nan y này.
nhện-đỏ-hại-cây.jpg

Nhện đỏ cư trú ở mặt dưới của lá và hút diệp lục cây​
Nhện đỏ
Tên khoa học là Tetranychus sp thuộc họ Tetranychidae bộ Acarina

Đặc điểm hình thái, sinh học của Nhện đỏ
  • Thành trùng hình bầu dục, di chuyển chậm, thân rất nhỏ khoảng 0.2 - 0.4mm. Toàn thân phủ lông lưa thưa và thường có màu xanh, trắng hoặc đỏ với đốm đen 2 bên thân mình.
  • Chúng có 8 chân, thành trùng cái có màu vàng nhạt hơi ngả sang màu xanh lá cây.
  • Nhện cái bắt đầu sinh sản từ 2 - 6 ngày sau khi bắt cặp. Thành trùng cái có thể đẻ khoảng 70 trứng
  • Nhện non có kích thước rất nhỏ, màu vàng cam. Chúng bám trên cây như những chấm li ti khó quan sát
Điều kiện phát triển
Nhện đỏ xuất hiện và phát triển vào đầu mùa thu ở miền Bắc, nơi có khí hậu mát mẻ, lạnh và độ ẩm cao. Chúng khó phát triển được ở những nơi có khí hậu khô nóng như mùa hè ở miền Bắc, Sài Gòn, miền Tây... Nếu có, chúng thường xuất hiện khi thời tiết mát mẻ nhiều ngày, cây trồng ở nơi thiếu nắng. Hay mật độ cây trồng dày đặc khiến nắng không xuyên qua lá được, tạo điều kiện cho tên côn trùng này sinh sôi, phát triển

Đặc điểm gây hại của nhện đỏ
Nhện đỏ di chuyển chậm và nhả tơ mỏng bao thành một lớp ở dưới mặt lá. Chúng sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá, cả nhện trưởng thành và nhện non. Nếu phát triển mạnh hơn sẽ lan dần lên mặt trên lá. Nhện đỏ ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây làm cây bị mất màu xanh và chuyển dần sang vàng. Mặt trên của lá nhìn loang lổ những chấm trắng vàng rất dễ nhận ra. Mặt dưới lá có những vết trắng lấm tấm như bụi cám, nhìn kỹ thấy lớp tơ rất mỏng

Tác hại
  • Khi bị hại nặng nề, lá cây bị phồng rộp sau đó cằn cỗi, vàng, thô cứng và khô đi. Mặt dưới của lá dễ nhìn thấy nhất màu vàng úa, làm giảm chất lượng và năng suất cây trồng. Khi mật độ cao, cành non cũng sẽ bị loài côn trùng này tấn công, cành sẽ trở nên khô héo và chết
  • Nhện đỏ gây hại có thể khiến hoa bị thui, rụng. Trái cây bị vàng, sạm và dễ nứt khi trái lớn lên. Nhện chích hút còn là nhân tố truyền virus cho cây
  • Nhện đỏ phát triển mạnh trong điều kiện mát mẻ ẩm ướt, cây bón nhiều đạm. Mật số của chúng tăng rất nhanh và có thể gây hại nghiêm trọng, bởi chúng lan truyền nhờ gió và những sợi tơ của mình
nhện-đỏ-hại-hoa-hồng.jpg

Nhện đỏ hại hoa hồng​
  • Đối với cây hoa hồng: Nhện thường xuất hiện ở mặt dưới của lá, sinh trưởng và sinh sản ở đó. Chúng hút chất diệp lục khiến lá cây xuất hiện những đốm trắng đục ở mặt trên, sau đó ngả vàng. Hoa kém và nặng hơn ảnh hưởng tới mầm ngọn
  • Đối với cây hoa lan: Côn trùng này xuất hiện sớm ở mặt dưới của lá nên khó phát hiện. Chúng sinh sản rất nhanh, cắn hại lá, chích hút dịch bào trong mô lá tạo ra các đốm li ti màu nâu, rồi thành từng đám lớn. Làm cho lá bị vàng đi, khô và rụng. Virus hại cây sẽ thâm nhập qua các vết chích của nhện đỏ và dễ dàng hại cây
Biện pháp phòng trừ nhện đỏ
Biện pháp canh tác, kỹ thuật
  • Trồng cây nơi thông thoáng, nhiều ánh nắng và gió
  • Mật độ cây trồng thích hợp: không để vườn bị um tùm rập rạp, tán cây bị che phủ nhiều
  • Xử lý giá thể trước khi trồng: Xới đất tơi xốp, thường xuyên tưới nước vôi trong và vun gốc
Đối với cây cảnh, cây bonsai
  • Không nên trồng hoặc đặt các chậu sát nhau quá. Luôn tạo độ thông thoáng cho vườn, đảm bảo ánh nắng xuyên qua các tán lá được
  • Thường xuyên kiểm tra lá cây (nhất là từ giai đoạn lá bánh tẻ trở đi) để phát hiện sớm và diệt trừ kịp thời
  • Cắt tỉa cành tăm, lá bệnh, lá không cần thiết bên trong tán và phía cây trồng giáp tường để tán cây luôn thông thoáng
  • Tưới nước sử dụng vòi xịt. Vòi phun tạo áp lực nước giúp loại bỏ nhện đỏ và côn trùng hại cây
  • Vệ sinh khu vực trồng cây thường xuyên
Đối với cây hoa
Loài côn trùng này hại hoa có đặc điểm chung là luôn cư trú ở mặt dưới của lá. Cần quan sát kỹ mặt dưới của lá thường xuyên, phát hiện kịp thời. Sử dụng vòi xịt nước cũng là một phương pháp trừ nhện đỏ hữu hiệu khi chúng chưa phát triển với số lượng lớn.

Biện pháp sinh học, tự nhiên
Thiên địch có vai trò rất quan trọng trong việc loại bỏ loài côn trùng nguy hiểm này

  • Bọ rùa Stethorus sp
  • Bọ xít nhỏ Orius tristicolor và Chysoperla carnea là thiên địch của nhện đỏ
Hai loài thiên địch này thường khống chế nhện đỏ không gây hại được nên không cần sử dụng thuốc BVTV

Việc dùng thuốc BVTV có thể có tác dụng ngay. Tuy nhiên về lâu dài dễ gây hiện tượng nhờn thuốc và bộc phát nhện đỏ, vì chúng tiêu diệt cả thiên địch của nhện đỏ

Trường hợp cần dùng đến thuốc, sử dụng thuốc trừ nhện đỏ sinh học Empro để mang lại hiệu quả tốt nhất. Chế phẩm vừa giúp bảo vệ cây trồng kháng lại nhện đỏ, cả ấu trùng và thành trùng. Hoạt chất axit pyroligneous còn có tác dụng xua đuổi các côn trùng gây hại và ngăn ngừa sinh sản trong vườn, đồng thời bảo vệ được thiên địch của tên côn trùng này.

Chi tiết liên hệ: Trung tâm Nghiên cứu và phát triển vi sinh Việt Nhật Biora
SĐT: 0866 977 566
Website: biora.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên