Ngôn ngữ có phải là một thứ cao siêu?

Thanh Tuyền2298

Tiểu thương mới
Tham gia
23 Tháng bảy 2016
Bài viết
18
Điểm tương tác
0
Đối với mình, tìm được tri thức là một loại cơ duyên. Và phải chăng, học tiếng Anh là một trong những cơ duyên ấy?

Mình không tệ trong vấn đề ngôn ngữ. Mình không hẳn thông minh, nhưng lại nhạy cảm hơn nhiều người. Bản thân mình học một thứ gì đó mới mẻ không hề khó và có phần thích thú, đam mê.

Mình ham học, từ nhỏ, có điều càng lớn càng lười biếng. Khi bạn được cho một chút tài năng đặc biệt nào đó, bạn thường ỷ lại và tự cao. Mình nằm trong số những người như vậy.

Mình chưa bao giờ thật sự nghĩ tiếng Anh khó, và cũng chưa bao giờ biết trình độ mình ở đâu. Về điểm số, mình đứng nhất nhì lớp. Mình giao tiếp được vài câu cơ bản, dịch được tài liệu, văn phạm dạng nào cũng biết, phrase verb, idiom hay slang đối với mình không thành vấn đề.

Cho tới khi, mình chợt nhận ra, tiếng Anh của mình thật sự nửa vời, mình bị “kiến thức ảo”, không dùng để học thứ mình muốn học, không xem phim không sub hay ngay cả sub tiếng Anh, nói chuyện với người nước ngoài chưa bao giờ qua cỡ 15 phút.

Và mình nhìn lại, 14 năm học tiếng Anh mình từng tự hào, có thật sự là đáng?

Hay trong những năm tháng đó, mình đã làm gì, đã học thế nào, để rồi kết quả mình nhận được là một thứ nửa nạc nửa mỡ, không thể tiếp tục dùng mà phải quay lại học từ đầu??????

Và rồi, mình bắt đầu xác định lại mục tiêu học? Mình học làm gì? Học với ước mơ ra sao? Học để dùng vào việc gì? Tiếp đến, mình tìm phương pháp học mới.

Nếu với 14 năm, phương pháp truyền thống với hằng đống ngữ pháp không hiệu quả, thì phải chăng đã đến lúc phải chấp nhận vứt bỏ cái cũ và thay bằng cái mới?

Mình được bạn giới thiệu cho phương pháp Cách học tiếng Anh thần kì. Quả thật, lúc đầu mình không hứng thú mấy, bìa sách quê, dày cộm, phông chữ lộn xộn, không có gì bắt mắt.

Bạn mãi năn nỉ, mình mới chịu lật ra, bỏ nguyên đoạn đầu. Đọc mục lục, đọc chương đầu tiên rồi dần thành ra nghiện.

Mình phát hiện,mình học sai phương pháp trầm trọng. Mục tiêu học của mình là nghe, viết và đọc sách một cách trơn tru và dễ dàng. Thật ra mình chưa bao giờ sợ chuyện nói bởi mình biết, nói là sở trường cũng như khả năng của bản thân. Khi đã xác định được mục tiêu, mình dần phân tích ra những điểm mạnh, yếu của mình kết hợp việc đọc sách và sửa chữa.

Thứ 1: Không được học ngữ pháp

Bộ não chúng ta thông minh hơn ta tưởng. Phần não chúng ta dùng là phần ý thức (conscious mind) trong khi có 2 phần mạnh hơn là tiềm thức (subconscious) và vô thức (unconscious). Trong quá trình học ngữ pháp, chúng ta quá chú tâm vào cách chia động từ, chia thì, nhớ cấu trúc câu. Lúc này, ta trực tiếp dùng phần ý thức một cách sai lầm, dùng nó như khi tập luyện bắp tay cho lên cơ hay gập bụng cho lên múi. Chúng ta học tiếng Việt mà đâu cần học ngữ pháp trước, quá trình học là hoàn toàn tự nhiên mà, đúng không?

Thứ 2: Chuyện nghe, lặp lại và phân biệt

Bạn nghe một đoạn hội thoại, trong Toiec chẳng hạn, dễ dàng đúng không? Nghe chương trình thời sự trên BBC, không khó mấy… Nhưng thử nghe 1 đoạn phim hài hay hành động, bạn sẽ thấy sự khác biệt. Và ngoài đời, không ai nói cho bạn nghe như trong dialog hay new feed cả, người ta dùng ngôn từ bình dị, đời sống và phát âm thì khó nghe hơn.

Vậy bây giờ làm sao nhỉ? Bạn phải nghe thật nhiều, nghe đi nghe lại, để thấm. Thấm ở đây là lượng thông tin từ ý thức chuyển xuống tiềm thức, dần hình thành nên phản xạ của bạn. Và từ đó, bạn nghe dễ dàng, nghe mà không cần dịch.

Thứ 3: Học phát âm

Bạn có xem cái clip rất hoc trên mạng gần đây, cô hoa hậu người Việt nói tiếng Anh? Mình có người bạn nước ngoài nhái lại giọng cô ấy, phải nói là nhục không tưởng? Có thể vốn tiếng Anh cô ấy tốt, đọc và nghe được nhưng phát âm từ còn không ra, làm sao người ta hiểu mình.

Phát âm là một dạng năng khiếu, nói được cho người khác hiểu là một sự thành công trong giao tiếp. Nhưng bạn phát âm hay chừng nào, cuộc nói chuyện của bạn suôn sẻ và gần gũi chừng đó.

Thứ 4: Kỉ luật

Đây là cái mình đúc rút sau bao năm tháng học tiếng Anh. Mình thất bại vì thiếu kỉ luật. Không quan trọng bạn học được bao lâu, trong bao nhiêu giờ, quan trọng bạn duy trì được chuyện đó trong bao nhiêu ngày?

Muốn thành công trong bất kì môn học nào, bạn phải làm việc đó mỗi ngày, không bỏ ngày nào. Đúng giờ, đúng lúc, ngồi vào bàn, và học. Điều này giúp bạn rèn luyện được tính kiên trì của bản thân, đảm bảo sự thấm tiếng Anh, và giúp bạn vượt qua giai đoạn nguy hiểm nhất khi học- Giai đoạn Plateus-Giai đoạn bảo toàn.

Thành quả sau 1 năm rưỡi kiên tri học tập, bây giờ mình khá hài lòng với kết quả, dù chưa phải là đích đến cuối cùng, nhưng mình cũng phần nào gặt hái được một ít thành tích:

Hiện tại mình có thể nghe bất kì video tiếng Anh nào, không sub, nếu là vấn đề đời sống, mình hiểu được 90-100%, nếu là vấn đề chuyên ngành 60-70%, nếu là tiếng Anh-Anh, Anh- Pháp khoảng 60-80%

Mình viết được những câu nhỏ, đoạn văn ngắn và đơn giản. Cứ như trẻ em tập viết ý.

Mình đọc sách, truyện thiếu nhi hiểu trên 80%, truyện văn học hay sách mình thích cũng trên 60%, không cần kè kè từ điển bên cạnh.

Và khi giao tiếp, mình có thể dating bất kì bạn nước ngoài nào mình thích, miễn nói được tiếng Anh, không phân biệt giọng. Một cuộc nói chuyện dài và sâu chứ không còn dừng lại ở những câu đơn giản như lúc trước.

Chuyện học tiếng Anh của mình đến đây là hết, chúc các bạn học tiếng Anh thật tốt nha.

Hãy nhớ rằng, tiếng Anh là một ngôn ngữ, không phải là gì đó quá khó khăn, mình làm được, các bạn cũng sẽ làm được.

Last but not least, đây là ebook thay đổi hoàn toàn phương pháp học tiếng Anh mình đã nêu ở trên: mediafire.com/download/ns9a9kcnda0cf73/FR-CHTATK+BẢN+MÀU.pdf
 
Cam on ban da chia se
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên