Một vài kinh nghiệm mở shop quần áo nam !!

hoangvietdh

Tiểu thương mới
Tham gia
19 Tháng tư 2015
Bài viết
20
Điểm tương tác
0
Kinh doanh quần áo thời trang nam là 1 ngành nghề mà nhiều bạn nam lựa chọn để gửi gắm hy vọng cũng như thử sức và mong được phát huy các sở trường về khả năng làm đẹp cho mình và mọi người. Mở một shop đồ nam là 1 công việc khó khan và hết sức nghiêm túc. Với một vài người, nó đồng nghĩa với việc phải rời bỏ một công việc ở một cơ quan nào đó với mức lương an toàn, nhiều cơ hội thăng tiến và những kỳ nghỉ mát được bao trọn gói. Tất cả để đổi lấy một công việc kéo dài 10-13 giờ mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần. Trước khi mở 1 shop quần áo , các bạn cần phải suy nghĩ kỹ về lợi hại của việc mở 1 cửa hàng đồ nam
shop-quan-ao-nam-ha-noi-02.jpg





- Bạn nên mở shop vì cầu rất nhiều, phong phú, chỉ cần cửa hàng của bạn mang 1 bản sắc riêng nào đó thu hút 1 lượng khách quen thì shop sẽ rất phát triển.
- Bạn không nên mở shop thời trang vì:
+ Bạn chưa đủ kinh nghiệm
+ Cũng rất nhiều người mở ra trước bạn, cùng thời điểm với bạn và sau bạn. Sự cạnh tranh sẽ rất khốc liệt nếu bạn không trường vốn ( Nếu mở 1 shop 80 -100 tr thì bạn phải có 120tr - ví dụ thế )
Ở đây mình không tư vấn bạn nên hay không nên mở shop. Trên đây chỉ là phân tích qua tình hình vậy.


Có một điều rất may mắn là thị trường luôn mở rộng cửa đón chào những shop thời trang mới mẻ. Có thể bạn không thấy được điều này khi chỉ tính những siêu thị, trung tâm thương mại, mua sắm mới xuất hiện. Và so với nữ, thì quần áo nam ít kiểu dáng và ít mốt hơn, bên cạnh đó nam cũng dễ tính khi mua hàng hơn nữ, nên dễ lựa chọn và đỡ sợ tồn hàng hơn. Tuy vậy nếu nhìn vào số shop nhỏ đang mọc lên như nấm thì sẽ khác. Thực tế cho thấy hầu như các cửa hàng bán lẻ, trong đó có thời trang nam, đều có quy mô và doanh thu nhỏ và chỉ do 1 hoặc 2 người (có thể là vợ chồng) làm chủ.


Dưới đây là 1 số kinh nghiệm của mình trong việc mở 1 shop quần áo nam ở Hà Nội


Thời gian mở shop phải theo mùa trong năm
- Mở shop quần áo vào đầu các mùa, vd muốn bán quần áo nam vào mùa hè thì mở vào tháng 4 , mùa đông thì vào tháng 11. Nhưng lưu ý là việc đánh hàng vào đầu vụ phải thận trọng, mới đầu vụ các mối quần áo chưa tung ra nhiều mẫu mới, nhiều khi dính phải hàng tồn từ năm trước. Chỗ quen biết nhiều khi cũng chưa hẳn tốt đến mức mang hàng mới giá hợp lý giao cho bạn đâu ( kinh nghiệm xương máu của đứa em). Nếu chọn được nguồn hàng khác lạ thì kể cả hàng năm trước lấy về cũng ok. Ở Hà Nội nên tránh lấy đầu mùa của các chợ bán buôn vì rất dễ dính phải hàng tồn từ năm trước
2. Vốn huy động
- Ngoài vốn tự có, như lời khuyên của mình ở trên, nếu bạn có 100-120tr, thì bạn nên bỏ 50tr ra để mở cửa hàng quy mô 70tr. 30 tr bạn nên đi vay mượn người quen (trả lãi bằng lãi suất huy động của ngân hàng hoặc nếu vay không lãi được thì càng tốt ). Làm điều này để bạn có thêm sức ép, nguồn vốn cũng không bị cạn nếu trong thời gian đầu mới mở chưa hút khách lắm thì còn vốn dự trữ để chi trả các khoản chi các tháng đầu, lấy hàng cho các vụ sau. Chung quy lại, người mới tập tành vào kinh doanh quần áo này thì cần trường vốn chút để dễ bề xoay sở. Đặc biệt những thị trường lớn, cạnh tranh cao như Hà Nội, thì nguồn vốn của bạn càng phải đủ lớn để không bị khách chê quá ít mẫu mã quần áo. Ở Hà Nội nếu không có quá nhiều vốn bạn có thể mở shop bán online, thuê mặt bằng mở shop trong ngõ, ngách. Tuy nhiên shop nam thì anh em không thích mày mò ngõ ngách như các chị em tìm shop nữ do con trai thường lười, ngại và không quá quan tâm đến quần áo như các chị em


3. Chọn địa điểm mở shop


- Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thu hút khách hàng nhìn thấy và vào shop (chưa biết có mua hay ko ? ). Shop nên có chỗ để xe thoải mái (tức là tùy xem nơi đó đông đúc thế nào mà có chỗ để xe cũng được mà không có chỗ để xe tức là xác định bán cho dân cư sống quanh đó), đường 2 chiều, hoặc phố nhỏ nhưng nhiều cửa hàng cửa hiệu san sát vì người ta hay mua sắm theo tập quán, khu đông dân cư. Đặc biệt với cửa hàng quần áo nam thì các anh em lại càng quan trọng chỗ để xe. Ở Hà Nội nếu mở shop nam ngoài đường lớn thì nên chọn đường có vỉa hè rộng rãi thoải mái, cửa hàng trong ngõ thì nên chọn ngõ rộng, mặt đường đủ rộng và không quá tấp nập xe.
- Nếu nhắm vào đối tượng sinh viên thì chọn các khu đông sinh viên và đã hình thành 1 dãy các cửa hàng phục vụ SV
- Ở Hà Nội thì có thể chăm chỉ lên các diễn đàn, trang web rao vặt như Enbac để marketing, khách họ ở nơi xa tìm đến mua


- Dù mở cửa hàng online thì cũng không nên thuê quá ngõ ngách, địa chỉ phải dễ tìm, tránh khu nhà tập thể, khó tìm. Ở Hà Nội có rất nhiều ngõ không đánh số nhà theo thứ tự mà đánh linh tinh sẽ rất khó tìm.


4. Tìm nguồn cung cấp hàng cho shop nam của mình


Các câu hỏi đặt ra là:


– Bạn sẽ lấy nguồn hàng ở đâu, giá cả chất lượng thế nào?
– Nguồn hàng đó có đa dạng và cập nhật về xu hướng thời trang không?
– Đặt cọc và thanh toán nguồn hàng (tỷ lệ đặt cọc càng thấp càng tốt, bạn khỏi bị chôn vốn)
– Hàng có cho phép trả lại không, hay mua đứt bán đoạn?


Việc khảo sát để tìm ra những mối hàng có uy tín cũng là vấn đề mà các chủ shop cần đặc biệt lưu ý. Hiện nay, có không ít nguồn quần áo tại khắp nơi trên cả nước. Hầu hết các chủ shop online đều khởi đầu bằng cách nhập quần áo từ các chợ đầu mối như: chợ An Đông, chợ Ninh Hiệp… hoặc từ các chợ cửa khẩu như: Móng Cái – Quảng Ninh, Tân Thanh – Lạng Sơn… Nếu có điều kiện, bạn cũng có thể lấy quần áo trực tiếp từ Quảng Châu, Thượng Hải (Trung Quốc), order các mặt hàng từ các nước như Nhật, Hàn Quốc, Pháp,… Việc lấy đồ từ nước ngoài nếu không có khả năng sang tận nơi, bạn phải có mối quan hệ với những người đang sống hoặc hay bay đi bay lại tại các nước, tuy nhiên tùy từng nước mà số lượng hàng bạn nhập về ít hay nhiều, nhanh hay chậm…
 
ưm..rất hay và ý nghĩa...cảm ơn ad nhé..có cơ hội sẽ kinh doanh
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên