congtyxaydunguytin

Tiểu thương mới
Tham gia
21 Tháng sáu 2019
Bài viết
8
Điểm tương tác
0
Phối màu sơn nội thất hợp lý

Việc sử dụng màu sắc có tác dụng rất lớn trong việc tạo cho không gian sáng hơn đối với những không gian thiếu sáng. Vì vậy, nên tránh sử dụng màu trung tính, màu tối cho trần nhà. Tư vấn kiến trúc ngôi nhà màu trắng luôn là sự lựa chọn an toàn nhưng bạn cũng có thể lựa chọn những tông màu khác từ màu xanh lá cây đến màu vàng kim.

thiet-ke-kien-truc-1.jpg


Tuy nhiên, nếu bạn ngần ngại vì màu trắng sẽ mang đến cảm giác lạnh lẽo vào mùa đông thì bạn có thể chọn màu xanh da trời hay màu xanh dương nhạt giúp bạn có cảm giác tươi mới hơn. Hoặc bạn có thể kết hợp màu trắng của sơn tường với rèm cửa hay màu ga giường, các vật dụng nội thất… giúp cho không gian vừa sáng lại vừa ấn tượng.

Chọn gương bóng, sàn bóng

Tư vấn thiết kế không gian nhà thiếu sáng nên lắp đặt gương kính để tăng độ rộng cho nhà ở. Đồng thời, có thể thay đổi tông màu của sàn nhà bằng cách lựa chọn sàn gỗ hay gạch với các tông màu sáng, bóng sẽ giúp phản xạ ánh sáng tốt hơn. Hoặc có thể sử dụng gạch, sàn gỗ, sàn nhựa, các vật liệu như arcylic có bề mặt bóng cũng đem lại hiệu ứng tương tự như gương kính.

Sử dụng đèn chiếu hợp lý

Không gian nhà ở không thể thiếu đèn và đặc biệt là nhà thiếu ánh sáng sẽ cần đèn hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, việc lựa chọn và bố trí các loại đèn ở các vị trí không gian khác nhau sẽ thực sự mang lại hiệu quả lấy sáng khác biệt.

thiet-ke-kien-truc-3.jpg


Nhà thiếu sáng nên tránh xa các loại đèn trần chùm cầu kỳ nó khiến căn nhà trở nên phức tạp và rối hơn, mất đi chiều cao cần thiết. Hãy thay thế đèn trần lớn bằng những loại đèn bóng nhỏ, hoặc đèn âm trần để giúp trần cao hơn, sáng hơn.
 
Để sở hữu một căn nhà hoàn hảo, bạn không chỉ cần những ý tưởng thiết kế tuyệt vời, mà hơn thế nữa, đó là cách lựa chọn kích thước những món đồ nội thất sao cho phù hợp với diện tích từng không gian trong căn nhà. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin tổng hợp toàn bộ kích thước tiêu chuẩn của đồ nội thất – những vật dụng quen thuộc nhất trong tất cả các không gian của một căn nhà. Mời bạn theo dõi và tham khảo thêm để bài trí không gian sống trong tương lai của mình được hoàn hảo nhất nhé!


kich-thuoc-ban-bar-ghe-bar.jpg


Kích thước nội thất phòng khách

Không gian phòng khách được xem là bộ mặt thể hiện những điều đẹp đẽ nhất trong không gian sống của một gia đình. Chính vì thế, việc lựa chọn nội thất phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Những món đồ có kích thước vừa vặn với mỗi vị trí trong căn phòng sẽ giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, sự hài hòa và nhờ vậy, không gian sinh hoạt chung tạo được cảm giác thoải mái cho tất cả thành viên.

Kích thước ghế Sofa

Theo thực nghiệm thiết kế và thi công nhiều công trình thì chúng tôi nhận thấy kích thước ghế sofa phổ biến nhất là sâu: 700-750 mm và cao 380-420mm hoặc 750-800mm. Tuy nhiên, sự đa dạng về các loại ghế sofa cũng như diện tích mặt bằng có thể khiến cho kích thước này thay đổi. Cụ thể hiện nay, sofa được chia thành nhiều loại theo hình dáng cơ bản với kích thước khác nhau đó là:


kich-thuoc-tieu-chuan-ghe-sofa.png

Kích thước bàn trà phòng khách

Trên thị trường, hiện có 2 loại bàn trà phòng khách phổ biến nhất đó là:

  • Bàn trà hình vuông với kích thước: 800 x 800 (mm), chiều cao thường là 350mm
  • Bàn trà hình chữ nhật có kích thước: dài: 1000 – 1200mm, rộng: 500 – 600mm, và chiều cao có thể là 350 – 380 – 400mm.

cach-chon-mua-ban-tra-sofa-phong-khach-cho-gia-dinh-viet-1.jpg


Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn dựa theo kiểu dáng sofa:
  • Sofa chữ L: chiều dài bàn nên bằng 3/4 chiều dài của sofa
  • Sofa văng hoặc sofa góc: chiều dài bàn có thể bằng 1/2 chiều dài sofa
Kích thước kệ tivi

Kệ tivi là món đồ nội thất thường được sử dụng trang trí nội thất phòng khách và phòng ngủ hiện đại. Tùy theo từng không gian phòng rộng hay hẹp và phong cách nội thất nhà ở mà kích thước của tủ kệ tivi có thể thay đổi để phù hợp hơn. Một kệ tủ tivi đa chức năng sẽ được thiết kế gồm có:
  • Giá đặt tivi
  • Ngăn kéo đặt điều khiển, phụ kiện tivi
  • Kệ trang trí
  • Ngăn đặt thiết bị hỗ trợ như đầu thu truyền hình, amply
kich-thuoc-ke-tivi-1.jpg


Kích thước kệ trang trí, tủ rượu

Trong nhiều căn hộ hiện nay việc sử dụng tủ trang trí là rất phổ biến. Trang trí phòng khách, tủ trang trí kết hợp giá sách hay tủ rượu… giúp mang lại sự tiện nghi cho ngôi nhà của bạn. Trong thiết kế tủ trang trí cũng có những kích thước tiêu chuẩn nhất định.


Trang-tri-phong-khach-3.jpg


Tu-go-trang-tri-de-ho-so-TGC12.jpg


Khi lựa chọn, bạn chỉ nên quan tâm hai chỉ số kích thước những món nội thất này là chiều sâu thường khoảng 300 – 450 mm và khoảng cách các đợt cũng thường là 300 – 450mm. Chiều cao hoặc chiều dài, bạn có thể tùy chỉnh theo không gian, mục đích sử dụng hoặc kích thước của vật trưng bày bạn dự định đặt trong đó.


tu-ruou-go-phong-khach-ma-tr04_1618.jpg


Như vậy,
  • Kích thước tiêu chuẩn của tủ trang trí:
  • Chiều sâu tủ: 300 – 450mm
  • Khoảng cách các đợt: 300 – 450mm
Kích thước tủ giày

Tủ đựng giày tiêu chuẩn được thiết kế bên cạnh chức năng lưu trữ giày dép, hiện nay những chiếc tủ giày hiện đại còn làm được nhiều hơn thế. Một chiếc tủ giày hiện đại sẽ được thiết kế bao gồm:
  • Ngăn đựng giày, dép thông thường
  • Tủ đựng giày cao gót, giày da
  • Ngăn kéo đựng chìa khóa, áo mưa
  • Ngăn đựng dép đi trong nhà
Tương tự như kệ trang trí và tủ rượu, với tủ giày, bạn số đo bạn cần cân nhắc đó là chiều sâu (thường là 300 – 450mm) và khoảng cách giữa các đợt là 200mm. Còn chiều cao hay chiều dài thì bạn nên dựa vào vị trí đặt tủ giày hoặc số lượng giày dép trong gia đình để điều chỉnh cho phù hợp.


kich-th%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bc-t%25E1%25BB%25A7-gi%25C3%25A0y-chu%25E1%25BA%25A9n.jpg


Như vậy kích thước tiêu chuẩn của tủ giày là:
  • Chiều sâu của tủ: 300 – 450mm
  • Khoảng cách các đợt: 200mm
Xem thêm: https://tuvanthietkesongnam.blogspot.com/2019/09/kich-thuoc-tieu-chuan-cua-o-noi-that.html
 
Cách xác định chi phí thuê tư vấn quản lý dự án

Căn cứ nội dung, khối lượng công việc được thuê, chi phí tư vấn quản lý dự án được xác định bằng dự toán. Chi phí tư vấn quản lý dự án (đã bao gồm thuế GTGT) cộng với chi phí quản lý dự án của chủ đầu tư không vượt chi phí quản lý dự án theo quy định.

Trong quá trình thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu các dự án, đơn vị ông Lê Thanh Hải (Sơn La) gặp một số vướng mắc liên quan tới chi phí quản lý dự án như sau:

Khoản 8 Điều 13 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP quy định chủ đầu tư không đủ năng lực có thể thuê tư vấn quản lý dự án. Theo đó, đơn vị ông Hải đã được các đơn vị trên địa bàn ký hợp đồng thuê tư vấn quản lý dự án các dự án có giá trị dưới 15 tỷ đồng (phần việc trong hợp đồng được ký bao gồm toàn bộ công việc tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 09/2019/TT-BXD).

Khi trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chi phí quản lý dự án được đưa vào bảng số 1 (phần công việc đã thực hiện) kèm theo chú thích phần chi phí quản lý dự án được nêu trên là toàn bộ chi phí quản lý dự án cần thiết tới khi dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, đơn vị thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu vẫn cho rằng việc làm này là không phù hợp.

Theo lý giải của Sở Kế hoạch và Đầu tư, việc đưa toàn bộ công việc quản lý dự án vào phần công việc đã thực hiện chưa phù hợp với quy định tại Điều 4, Điều 21 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP do các dự án này mới cơ bản hoàn thành bước chuẩn bị dự án, trong khi việc quản lý dự án vẫn phải thực hiện đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Ông Hải hỏi, trường hợp này chi phí thuê tư vấn quản lý dự án sẽ được đưa vào phần nào của tờ trình xin phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì chi phí quản lý dự án là chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng.

Căn cứ nội dung, khối lượng công việc được thuê, chi phí tư vấn quản lý dự án được xác định bằng dự toán. Chi phí tư vấn quản lý dự án (đã bao gồm thuế GTGT) cộng với chi phí quản lý dự án của chủ đầu tư không vượt chi phí quản lý dự án theo quy định.

Trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Để được hướng dẫn rõ hơn, ông Hải có thể gửi văn bản đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị giải đáp.

Chinhphu.vn
 
Như chúng ta đã biết, sảnh khách sạn chính là nơi đầu tiên khách lưu trú bước vào và có điều kiện cảm nhận, trải nghiệm chất lượng dịch vụ khách sạn mang lại. Cũng bởi vậy, sảnh được xem là bộ mặt của khách sạn, thường là khu vực được đầu tư thiết kế, thi công với yêu cầu khắt khe về sự sang trọng, đẳng cấp.

Để sở hữu được không gian sảnh khách sạn như ý muốn thì việc bố trí mặt bằng sảnh khách sạn cần đáp ứng những tiêu chí nhất định.

Vai trò của mặt bằng khách sạn trong việc xây dựng và thi công nội thất

Mặt bằng là khái niệm quen thuộc trong thi công và thiết kế, xây dựng. Trong kinh doanh mặt bằng có vai trò vô cùng quan trọng. Mặt bằng quyết định đến lợi nhuận và doanh thu cũng như lượng khách hàng tìm đến. Nếu bạn đang có nhu cầu mở khách sạn thì việc lựa chọn mặt bằng sẽ quyết định đến sự thành công trong kinh doanh. Vậy mặt bằng là gì?

Mặt bằng chính là hình chiếu phần còn lại của ngôi nhà lên mặt phẳng hình chiếu bằng sau khi đã cắt bỏ đi phần trên bằng một mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu.

Thông thường khi xác định mặt bằng người ta thường chọn vị trí mặt cắt ở độ cao 1,5m. Trong trường hợp trong một tầng nhà chứa nhiều cửa ở những độ cao khác nhau, người ta thường dùng phương pháp mặt cắt để diễn tả.

Trong thiết kế và thi công khách sạn thì mặt bằng là hình thức quan trọng nhất trong các bản vẽ. Chính vì thế yêu cầu đầu tiên khi thiết kế – thi công nội thất là phải nhanh chóng, cắt giảm được tối đa chi phí. Việc thiết kế khách sạn cần được tiến hành song song với việc xây dựng, thi công và thiết kế nội thất.

Một mặt bằng khách sạn được bố trí khoa học và tối ưu là chìa khóa quan trọng làm nên giải pháp thiết kế khách sạn hoản hảo, góp phần quyết định hiệu quả kinh doanh và thu hút du khách.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ngày 28/7, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư Số 03/2020/TT-BXD, quy định về hồ sơ thiết kế kiến trúc và mẫu chứng chỉ hành nghề kiến trúc, áp dụng với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động thiết kế kiến trúc trên lãnh thổ Việt Nam. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/202020.

Theo Thông tư 03/2020/TT-BXD, hồ sơ thiết kế kiến trúc là thành phần của hồ sơ thiết kế xây dựng được thực hiện thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Xây Dựng.

Hồ sơ thiết kế kiến trúc bao gồm các loại:

* Hồ sơ thiết kế kiến trúc sơ bộ (là nội dung kiến trúc trong thiết kế sơ bộ ở giai đoạn báo cáo nghiên cứu tiền khả thi);

* Hồ sơ thiết kế kiến trúc cơ sở (là nội dung kiến trúc trong thiết kế cơ sở ở giai đoạn báo cáo nghiên cứu khả thi);

* Thiết kế kiến trúc kỹ thuật (là nội dung kiến trúc trong thiết kế kỹ thuật ở giai đoạn sau thiết kế cơ sở);

* Thiết kế kiến trúc bản vẽ thi công (là nội dung kiến trúc trong thiết kế bản vẽ thi công ở giai đoạn sau thiết kế cơ sở).

Các hồ sơ thiết kế kiến trúc ở các bước thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế, tương ứng với các bước thiết kế xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định khi quyết định đầu tư dự án.

Hồ sơ thiết kế kiến trúc trong dự án đầu tư xây dựng công trình đặc thù thực hiện theo quy định tại Luật Xây dựng. Hồ sơ thiết kế kiến trúc trong đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, thiết kế đô thị được thực hiện theo Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị.

Về nội dung hồ sơ thiết kế kiến trúc, Thông tư 03/2020/TT-BXD quy định gồm các thành phần bản vẽ và thuyết minh. Hồ sơ thiết kế kiến trúc phải đảm bảo các yêu cầu: Quy cách, tỷ lệ bản vẽ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5671:2012 về hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - hồ sơ thiết kế kiến trúc; Khung tên bản vẽ phải tuân thủ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5571:2021 về hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - bản vẽ xây dựng - khung tên.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Một ngôi nhà không chỉ đơn thuần là chỗ che mưa che nắng. Một ngôi nhà đáng để sống còn phải đẹp và đầy đủ tiện nghi nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho tất cả mọi người sống dưới mái nhà ấy.

Dưới đây là những nội dung cần lưu ý khi lựa chọn nhà thầu xây dựng để có một ngôi nhà ưng ý nhất.
Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu trình tự cơ bản trong quá trình xây dựng một căn nhà. Cho dù ngôi nhà đơn giản hay phức tạp thì cũng đều giống nhau từ lúc đặt viên đá đầu tiên cho đến lúc tân gia viên mãn.

Để chuyển ý tưởng về công năng sử dụng, cách bố trí phòng ốc của ngôi nhà đến màu sắc, chất liệu bạn cần có sự giúp sức của kiến trúc sư. Sau khi đã thống nhất được phương án kiến trúc thì kỹ sư xây dựng và kỹ sư ME (điện, nước) có nhiệm vụ tính toán độ bền vững của kết cấu, bố trí cấp thoát nước, bố trí thiết kế cơ điện.

ban-chuyen-lua-chon-nha-thau-xay-dung-300x170.jpg


Để có được một thiết kế nhà ưng ý là cả một quá trình làm việc nghiêm túc giữa chủ nhà và kiến trúc sư thiết kế.

Khi có bản vẽ tư vấn thiết kế nhà chưa hẳn bạn đã khởi công xây dựng ngay được. Bạn cần có một hồ sơ pháp lý trước khi xây nhà là bản vẽ cấp phép xây dựng. Sau giai đoạn này sẽ đến giai đoạn thi công xây dựng.

Để xây dựng một căn nhà đẹp thì có 03 hình thức giao thầu xây dựng:

– Giao thầu phần nhân công

– Giao thầu phần thô và nhân công hoàn thiện

– Giao thầu chìa khóa trao tay.

1. Chọn nhà thầu xây dựng theo hình thức giao thầu phần nhân công

Nếu bạn có nhiều thời gian nhàn rỗi hoặc bạn chính là kiến trúc sư hay kỹ sư xây dựng thì hình thức này đáng để lưu ý.

Hình thức này có ưu điểm về giá thành, bạn tự mua vật liệu xây dựng nên sẽ chi phí sẽ rẻ hơn hai hình thức kia. Nhược điểm là bạn phải là người có đủ sức khỏe và phải có chuyên môn về xây dựng. Hơn nữa, bạn sẽ phải quản lý khối lượng công việc tương đối phức tạp: lựa chọn, xem xét giá cả vật tư; điều phối, thậm chí trông coi, bảo quản vật tư. Giai đoạn đầu xây dựng, số lượng vật tư tương đối ít, chỉ bao gồm vật tư thô như xi măng, đá, cát, gạch xây, sắt thép, dây điện, ống nước. Giai đoạn hoàn thiện, ngoài khoảng 65 chủng loại vật tư chính và hàng trăm phụ kiện vật tư phụ, bạn còn phải tìm **** điếu phối các nhà thầu phụ như: thạch cao, sơn nước, nhôm, sắt kính, nhà phân phối cung cấp vật tư…

ban-chuyen-lua-chon-nha-thau-xay-dung-1-300x184.jpg


Trường hợp giao thầu nhân công, chủ nhà sẽ phải tự trông coi, bảo quản kho chứa vật tư thô như kho xi măng, kho chứa thép

2. Hình thức giao thầu phần thô và nhân công hoàn thiện

Với hình thức này, bạn sẽ giảm bớt gánh nặng như làm kho chứa, bảo vệ, bảo quản vật tư thô. Hình thức này cũng có những ưu điểm, nhược điểm gần giống như hình thức giao thầu nhân công.

Hiện nay, giá xây nhà thô được một số công ty báo giá dao động trong khoảng 2,65 triệu – 3,2 triệu đồng /m2. Giá thầu phần thô có liên quan chặt chẽ đến chủng loại vật tư thô. Ví dụ, đá để đổ bê tông đá 1×2 Bình Điền chỉ rẻ bằng nửa tiền đá 1×2 Bình Dương, Hóa An. Cát xây thô là loại hạt to hay cát nguyễn, gạch ống 7x17cm hay 8x18cm và của nhà máy Tám Quỳnh hay Thành Tâm, Quốc Toàn hay Đồng Nai ?

3. Hình thức giao thầu trọn gói

Chìa khóa vàng cho việc xây nhà được ưng ý đảm bảo yếu tố chất lượng, tiến độ và thẩm mỹ là bạn hãy chọn nhà tư vấn đấu thầu thi công xây dựng uy tín để chọn mặt gửi vàng. Một hợp đồng với những điều khoản quy định chặt chẽ sẽ tránh những phát sinh mâu thuẫn không đáng có giữa chủ nhà và nhà thầu.

ban-chuyen-lua-chon-nha-thau-xay-dung-2-300x179.jpg


Với hình thức giao thầu trọn gói, bảng quy định vật tư cần nêu rõ giá cả, chủng loại, thương hiệu, xuất xứ, mã số sản phẩm

Với hình thức giao thầu chìa khóa trao tay, cả nhà thầu và chủ nhà đều sẽ gặp thuận lợi. Nhà thầu sẽ chủ động vật tư để đảm bảo tiến độ thi công, không bị chậm trễ. Còn gia chủ thì không mất nhiều thời gian, sức lực mà vẫn xây dựng được mái ấm ưng ý nhất.

Chưa hẳn giá xây nhà trọn gói sẽ cao hơn hai hình thức trên. Bởi lẽ, một số công ty chuyên xây dựng nhà hoàn thiện thì họ mua được vật tư với giá rất ưu đãi, có đội ngũ quản lý tốt, điều phối vật tư kịp thời phù hợp với tình hình thi công trên công trường, nhờ đó giúp cho việc xây dựng được nhanh chóng, đạt tiến độ và tiết kiệm chi phí nhất.

Tùy thuộc vào khả năng tài chính, quỹ thời gian, chuyên môn xây dựng, bạn hãy lựa chọn cho mình một hình thức giao thầu hợp lý nhất. Việc xây nhà lúc này sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.

(Theo Báo Xây dựng Online)

==========> songnam.net/tu-van-thiet-ke-kien-truc
 
Phong thuỷ là một môn khoa học…; phong thuỷ là nghệ thuật tổ chức không gian sống…; phong thuỷ là nghệ thuật bài trí…; phong thuỷ là một phần của kiến trúc v.v… Có rất nhiều định nghĩa và cách thức đề cập đến phong thuỷ.

Tên gọi, khái niệm của phong thuỷ đã rất quen thuộc trong đời sống, không phải là một điều gì quá xa vời, cao siêu. Bài viết này không đi sâu vào các vấn đề khoa học phong thuỷ; các phương pháp xây dựng cơ sở hình học kiến trúc qua phong thuỷ, hay giải pháp cụ thể của phong thuỷ trong thiết kế kiến trúc nhà ở; mà nói về câu chuyện thường gặp ở góc độ xã hội: phong thuỷ và thiết kế.

Phong thuỷ – một nhu cầu thực tế

Bây giờ làm nhà, mấy ai không đi… hỏi “thầy”? “Thầy” ở đây được hiểu là thầy phong thuỷ, và chủ nhà hỏi về vấn đề phong thuỷ cho ngôi nhà mình, cuộc đất của mình để xây nhà. Chuyện này không phải là mới; từ xưa vấn đề phong thuỷ trong xây dựng công trình, nhà ở đã được quan tâm, ở cả tầng lớp vua quan, nhà giàu quyền quý cho đến thường dân, và mức độ quan tâm cũng phân theo đẳng cấp công trình và vị thế chủ nhân. Tuy nhiên hiện nay, mối quan tâm tới phong thuỷ, và yêu cầu chặt chẽ về phong thuỷ đã phổ biến hơn rất nhiều trong đại chúng.

Đa số những người làm nhà chưa hiểu bản chất của phong thuỷ là gì, nhưng cũng cứ phải tới thầy để thầy coi, để thầy phán; và mang tâm thế thụ động, tin tuởng, chịu đựng tới mức nhẫn nhịn, mù quáng. Phong thuỷ là một môn khoa học, cứ hiểu theo cách như thế, thì bản thân nó là một chuyên ngành riêng, một nhánh hẹp, người hành nghề phong thuỷ xưa là thầy địa lý; chứ đâu phải “thầy” nào cũng có khả năng “phán” hay giải quyết vấn đề phong thuỷ. Nhưng nhu cầu về vấn đề này rất lớn, và trong bối cảnh kinh tế thị trường, có cầu ắt có cung; nên nhiều “thầy” vốn xuất thân là thầy tướng số, tử vi… cũng hành nghề phong thuỷ. Đã có kiến trúc sư thốt lên rằng bây giờ… loạn phong thuỷ!

Kinh tế phát triển, mặt bằng đời sống đi lên, việc xây một ngôi nhà không phải là điều quá khó khăn nữa. Ngày càng có nhiều những ngôi nhà ở tư nhân được xây dựng, bằng tiền của chính chủ nhân. Đó là một dấu hiệu đáng mừng. Khi người chủ có tiền, họ mong muốn những điều tốt đẹp cho ngôi nhà của mình, cho không gian sống của mình, họ đầu tư chăm chút (bằng cả tiền bạc, công sức và thời gian) cho việc xây nhà cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh việc thuê kiến trúc sư thiết kế, thuê cả nhà thầu thi công xây dựng chuyên nghiệp; thì một việc quan trọng nữa không thể bỏ qua: đó là xem phong thuỷ.

Xem phong thuỷ trở thành thói quen, thành nếp nghĩ, thậm chí trở thành một… căn bệnh phổ biến, tràn lan trong việc xây dựng nói chung, từ nhà ở, công trình công cộng cho tới cả việc sắp đặt nội thất. Và phong thuỷ đã trở thành một yếu tố tham gia cùng câu chuyện thiết kế của nhà chuyên môn – là kiến trúc sư. Nhiều “thầy” cũng “võ vẽ” mặt bằng, mặt đứng… để đáp ứng luôn yêu cầu cho chủ nhà trên cơ sở phong thuỷ mình đưa ra, nhằm đưa tới một dịch vụ từ A đến Z; còn nhiều kiến trúc sư cũng phải tìm đến những tài liệu phong thuỷ để nghiên cứu tìm hiểu, với mong muốn chủ động hơn trong công việc thiết kế của mình. Bởi, những tiêu chí của công trình xây dựng được ghi trong sách, trên lý thuyết thiết kế xây dựng chỉ có: Bền vững, công năng, kinh tế, thẩm mỹ – hoàn toàn không đề cập tới phong thuỷ và các vấn đề liên quan tới phong thuỷ. Nhưng phong thuỷ là một nhu cầu thực tế!

phong-thuy-va-thiet-ke-kien-truc-songnam.jpg


Cầu thang “đổ” thẳng ra cửa là một điều phạm trong phong thuỷ.

Những vấn đề “thầy” thường xem xét

Trong ngôi nhà ở gia đình, tuỳ cách xem, phương pháp riêng của từng thầy phong thuỷ, cùng với yêu cầu của chủ nhà (cả phạm vi và mức độ đối với công trình), nhưng có thể thấy “mẫu số chung” thường liên quan tới phong thuỷ. Đó cũng là cơ sở cho việc thiết kế kiến trúc nhằm tận dụng và phát huy lợi thế, ưu điểm; cũng như hạn chế, khắc phục, triệt tiêu những yếu tố bất lợi, gây hại:

– Các không gian, bộ phận kiến trúc.

– Hướng đất, nhà: đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của phong thuỷ và luôn là câu hỏi đầu tiên của chủ nhân đối với thầy phong thuỷ. Hướng tốt hay xấu, hướng hợp hay không hợp (mệnh, tuổi chủ nhân) nhiều khi quyết định tới giải pháp quy hoạch – kiến trúc, thậm chí là cả kế hoạch dự án. Có rất nhiều trường hợp chủ nhà quyết định… không xây nữa, đơn giản chỉ vì cuộc đất không hợp hướng (nhà phố thì không thể xoay được).

– Cổng, cửa: cổng và cửa chính là những nơi quan trọng, là bộ mặt của công trình, là lối ra vào thường xuyên, liên quan đến sinh hoạt và tất nhiên là những nơi cần xem xét. Hệ thống cửa (cửa đi, cửa sổ) còn được coi là nơi dẫn khí trong công trình.

– Bể ngầm: trong công trình nhà ở gia đình, bình thường và tối thiểu là có một bể ngầm chứa nước sạch và một bể phốt chứa chất thải. Bể nước sạch được coi là yếu tố dẫn tài lộc vào (nước cấp), bể phốt là nơi chứa và xả thải chất bẩn, các yếu tố bất lợi ra khỏi nhà.

– Cầu thang: Về cấu trúc không gian, cầu thang được coi là xương sống của ngôi nhà. Ở mặt khác, cầu thang được coi là hình tượng thanh long, lại là một yếu tố quan trọng trong bố cục phong thuỷ theo dịch học

– Bếp: nằm trong “chuỗi hệ thống” môn – táo – chủ. Không gian bếp và vị trí, hướng bếp nấu rất có ý nghĩa trong sinh hoạt gia đình và cả tín ngưỡng. Bếp là nơi chứa yếu tố “hoả” của ngũ hành.

– Phòng ngủ và phòng làm việc: là những không gian được mọi người cho là liên quan tới sức khoẻ, hạnh phúc gia đình, sự thuận lợi trong công việc, làm ăn; thành đạt trong học tập, công danh sự nghiệp của người sử dụng.

– Phòng thờ, bàn thờ: đây là không gian truyền thống gắn liền với văn hoá, phong tục, tín ngưỡng. Có thể có rất nhiều không gian mà chủ nhà không quan tâm tới vấn đề phong thuỷ nhưng phòng thờ, bàn thờ nhất thiết phải được xem xét thật kỹ.

Những “kiểu” xem xét

Những “kiểu” cần xem xét là những cách thức, thông tin được xem xét và yêu cầu cụ thể đối với những không gian, bộ phận kiến trúc đã nêu ở trên; hai vấn đề này quan hệ chặt chẽ và không tách rời nhau. Mỗi đối tượng đều có tiêu chí xem xét riêng, cụ thể là:

– Hướng: đối với hướng nhà, hướng cửa, hướng bếp nấu, hướng đặt bàn thờ, giường ngủ…

– Vị trí: cổng, cửa chính, các không gian sử dụng và sinh hoạt (phòng khách, phòng ngủ, bếp nấu, phòng vệ sinh…), các bộ phận công năng và kỹ thuật (cầu thang, bể ngầm, bể mái…) đặt trong tương quan với nhau và với tổng thể công trình.

– Kích thước, số lượng: cửa, bậc thang…

– Hình dáng: mặt bằng công trình, hình thức kiến trúc tổng thể, hình thức mái, các chi tiết trang trí…

– Màu sắc: tổng thể công trình hoặc các bộ phận kiến trúc tuỳ theo từng không gian cụ thể nhằm đạt tới yếu tố đắc lợi, phù hợp mệnh, tuổi chủ nhân (và các thành viên khác trong gia đình) trong quan hệ ngũ hành (tương sinh – tương khắc).
 

Bình luận bằng Facebook

Bài mới nhất

Bên trên