Khen chê như thế nào?

boy_hantinh

Tiểu thương mới
Tham gia
28 Tháng tám 2012
Bài viết
48
Điểm tương tác
0
Nhiều khi chúng ta nói là người khác không chịu lắng nghe những điều mình nói. Có những cuộc cãi vã đã nổ ra vì những nguyên nhân không đâu. Trong mối quan hệ thường ngày chúng ta luôn có cảm giác bực tức vì một vấn đề nào đó mà không dễ gì khống chế được. Đó có thể vì công việc, vì gia đình hay những mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp. Làm thế nào để họ lắng nghe chúng ta nói?

noi-gi-khi-nguoi-khac-khong-chiu-lang-nghe-300x300.jpg


Sai lầm lớn nhất mà chúng ta thường mắc phải đó là khi họ không chịu lắng nghe chúng ta lại càng cáu gắt, càng “ sôi máu” và muốn “ xổ” ra hết tất cả bực tức trong lòng. Chiêu này không những không hiệu quả mà còn phản tác dụng. Nhất là với những đối tượng ưa nói ngọt không thích bị lên gân hay chỉ trích. Bạn có thể dễ dàng nhận ra ở những người đang xem phim, đang chơi game hoặc chăm chú vào một việc nào đó. Nếu bạn cằn nhằn hay gào thét bên cạnh họ bạn sẽ chỉ khiến cho người kia cảm thấy chán nản và mệt mỏi hơn mà thôi.

Trải qua một thời gian bị ức chế tinh thần vì không truyền tải được thông tin muốn nói hoặc nói mà người khác không chịu lắng nghe bạn có rút ra được bài học gì cho bản thân không? Hay bạn tiếp tục sử dụng chiêu bài cũ? Thật thất vọng biết bao nếu bạn chỉ biết quát mắng một mình mà không có khán giả theo dõi Như thế chẳng khác nào bạn đang tự chọc giận chính bản thân mình. Cách sau đây sẽ giúp bạn chiến thắng tất cả những kẻ thù ngang ngạnh nhất, ương bướng nhất, những kẻ không chịu lắng nghe bạn nói khi bạn cần tâm sự hoặc cần thương thảo vấn đề nào đó.

Đó chính là: khơi dậy trí tò mò của người nghe. Thay vì bạn bắt đầu bằng giọng ca cẩm; em/ anh chán như thế này rồi đấy. Chúng ta cần phải nói chuyện…Thì hãy bắt đầu bằng việc gói lại điều bạn muốn nói vào những câu khơi dậy trì tò mò như kiểu: em biết là anh đang bận nhưng em có chuyện muốn nói với anh; không biết nếu bạn là mình thì bạn sẽ xử sự sao trong trường hợp của mình nhỉ; bạn có biết chuyện gì vừa xảy ra sáng nay không?…

Nói như vậy thì dù có người vô tâm nhất cũng phải dừng lại xem bạn đang muốn nói vấn đề gì. Quan trọng là để những người bạn đang hướng đến có được sự trân trọng cảm xúc của bạn vào lúc này. Họ sẽ không nỡ để bạn càng chìm sâu vào những vấn đề bạn đang gặp đâu. Quan trọng là bạn đừng để cảm xúc lấn át ngôn từ của mình. Hãy cư xử nhã nhặn, nói những lời dễ nghe và người nghe sẽ tôn trọng bạn. Tuyệt đối không nổi giận hay dùng lời lẽ nặng nề để ép buộc họ phải lắng nghe: bạn chỉ làm cho tình hình thêm tồi tệ mà thôi.

Đừng lúc nào cũng tìm cách xả hết sự tức giận của mình trong cách nói chuyện hay đề nghị của bạn. Hãy kiềm chế cảm xúc của mình lúc đó và tìm cách nói chuyện với nhau một cách hiệu quả hơn.
Nguồn: Nói gì khi người khác không chịu lắng nghe

Đã có lúc nào đó bạn khiến cho bạn bè của bạn cảm thấy bị tổn thương vì những lời khen chê của mình chưa? Ai cũng biết rằng, con người dù là nam nay nữ, dù là trẻ em hay người lớn đều thích nghe lời khen hơn là bị chê trách. Tuy nhiên không nhiều người biết cách khen và chê sao cho đúng cách. Bạn thì sao?

hoc-cach-khen-va-che-300x225.jpg


Khi nhận được lời chê trách thiếu thiện cảm, đầu tiên chúng ta sẽ cảm thấy bị tổn thương, thứ hai đó là cảm giác bị xúc phạm. Nhiều người vì muốn mạt sát ai đó mà không tiếc lời chê của mình. Tuy nhiên hiệu quả thì không đạt được như mong đợi. Bởi một lẽ đương nhiên: Họ không quan tâm đến lời chê trách của bạn. Nó không có giá trị gì khi bạn chỉ biết bới móc những sai lầm. Sẽ tốt hơn nếu bạn biết khen chê hợp lý.

Đừng vội cho rằng, chê trách là một phương pháp để nâng cao hiệu suất hay ý thức cá nhân. Hoàn toàn không phải như vậy. Lời chê ở một mức độ nào đó cho thấy chúng ta cần phải sửa đổi. Nhưng nếu lạm dụng quá nhiều nó sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy mình bị xúc phạm và khi đó sẽ “xù lông” để tỏ thái độ.

Hãy học cách khen chê để bạn có được những góp ý chân thành cũng như phản hồi tích cực từ những người xung quanh. Bạn có biết vì sao khi ra tiệm cắt tóc, người thợ thường bôi một lớp kem lên da mặt của khách hàng không? Bởi vì đó là cách giúp họ không thấy đau. Tại sao bạn không dùng thử cách này nhỉ?

Trước khi chê trách một ai đó hãy khen họ về thành tích đạt được hay công việc họ đã làm. Như thế họ sẽ tiếp nhận lời chê và góp ý với thái độ tích cực nhất. Bạn hãy để ý mà xem, một đứa trẻ khi được cha mẹ khen về việc mặc quần áo như một người lớn. Không dựa dẫm vào cha mẹ nữa chúng sẽ vui vẻ nghe lời nếu bạn chê trách nó: hãy đánh răng vào mỗi buổi tối như người lớn nhé. Chúng sẽ thực hiện ngay bởi vì chúng biết được rằng những cố gắng của nó đã được ghi nhận.

Đừng để người khác chau mày và than trách về lời phê bình quá nặng nề của bạn. Phải biết mình cần khen chê ra sao để người khác cảm thấy được tôn trọng và đánh giá đúng năng lực của họ. Hãy bắt đầu từ những lời khen thiết thực và hữu ích

Nguồn: Học cách khen và chê
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Bình luận bằng Facebook

Bài mới nhất

Bên trên