Hướng dẫn mới về xử phạt xe vi phạm giao thông năm 2013

kyllen

Quản lý diễn đàn
Tham gia
10 Tháng hai 2011
Bài viết
3,760
Điểm tương tác
2
Hướng dẫn một số quy trình về xử phạt vi phạm giao thông theo nghị định 34 và 71 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 15-4
imageview-aspx_.jpg



Chủ xe có thể bị phạt “nguội” thay người điều khiển xe
- Theo khoản 2 điều 56 nghị định 34, trường hợp xử phạt “nguội” (cơ quan chức năng phát hiện vi phạm thông qua việc ghi lại hình ảnh và biển số đăng ký của xe) thì chủ sở hữu xe có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan chức năng để xác định người đã điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm. Về quy định này, thông tư 11 hướng dẫn cụ thể: chủ xe phải yêu cầu người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm đến cơ quan đã gửi thông báo vi phạm để giải quyết.
Trường hợp không xác định được người điều khiển xe hoặc người này không chịu hợp tác, chủ xe phải trực tiếp đến cơ quan đã gửi thông báo để giải quyết. Khi đến giải quyết phải xuất trình thông báo đã nhận, giấy đăng ký xe và phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và chấp hành quyết định xử phạt thay cho người điều khiển xe vi phạm.
Không cộng dồn thời hạn tước giấy phép lái xe
- Khi lập biên bản đối với người vi phạm (mà nghị định 34 có quy định vi phạm đó bị tước giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không có thời hạn) thì người thi hành công vụ tạm giữ giấy phép lái xe để đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính. Khi ban hành quyết định xử phạt phải ghi rõ thời hạn tước giấy phép lái xe là bao lâu. Thời hạn tước giấy phép lái xe tính từ thời điểm tạm giữ giấy phép lái xe. Trường hợp một người cùng lúc có nhiều vi phạm giao thông mà các vi phạm này đều thuộc trường hợp bị tước giấy phép, thì thời hạn tước giấy phép không phải là cộng dồn các thời hạn lại mà lấy thời hạn tước giấy phép dài nhất để xử phạt.
Trong thời hạn ba ngày, quyết định xử phạt phải được thông báo về cho cơ quan cấp phép lái xe. Hết thời hạn tước giấy phép, người có thẩm quyền xử phạt trả lại giấy phép cho người vi phạm. Trường hợp người vi phạm phải học và kiểm tra lại Luật giao thông đường bộ thì phải xuất trình giấy chứng nhận kết quả học và kiểm tra lại cho cơ quan xử phạt mới được nhận lại giấy phép lái xe.
Những trường hợp bị tạm giữ xe
- Để đảm bảo xử lý vi phạm hành chính, nghị định 34 quy định việc tạm giữ giấy tờ xe. Thông tư 11 hướng dẫn các thủ tục giữ giấy tờ xe như sau: với trường hợp vi phạm chỉ bị áp dụng hình thức phạt tiền có thể tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Nếu ngoài hình thức xử phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng bổ sung tước giấy phép lái xe thì tạm giữ giấy phép lái xe. Trường hợp không có giấy phép lái xe thì phải tạm giữ xe vi phạm.
Trường hợp người điều khiển xe đã bị lập biên bản vi phạm, bị giữ giấy tờ nhưng quá ngày hẹn trong biên bản mà không đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết, vẫn tiếp tục điều khiển xe sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy tờ. Khi người vi phạm tiếp tục vi phạm và xuất trình biên bản quá hạn thì cảnh sát giao thông tạm giữ một trong các giấy tờ còn lại hoặc tạm giữ xe nếu người vi phạm không còn giấy tờ nào.
Chủ xe trốn tránh: chịu chi phí đưa xe về nơi tạm giữ
- Khi quyết định tạm giữ xe vi phạm hành chính, người thi hành công vụ phải thông báo cho người vi phạm và những người có mặt tại đó biết. Nếu chủ xe không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, gây cản trở, cố tình không chấp hành yêu cầu tạm giữ xe thì cảnh sát giao thông lập biên bản có sự xác nhận của người chứng kiến (nếu có), có quyền ghi hình, trực tiếp điều khiển xe hoặc cẩu, kéo xe vi phạm về nơi tạm giữ. Sau đó, cảnh sát giao thông sẽ ra thông báo yêu cầu người vi phạm phải đến giải quyết và phải chịu mọi chi phí cho việc đưa phương tiện đó về nơi tạm giữ. 

TIN NGOÀI LỀ : Không được dừng xe để xử phạt “xe không chính chủ”
- Bộ Công an vừa ban hành thông tư số 11/2013/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định 34 và 71 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
images451405_2b.jpg
- Về vấn đề xử phạt “xe không chính chủ” mà dư luận đang quan tâm, tại điều 9 của thông tư 11 quy định: khi xe đang lưu thông trên đường, không được dừng xe để kiểm soát, xử lý hành vi “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”.
Thông qua công tác đăng ký, cấp biển số, điều tra giải quyết tai nạn giao thông, qua phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, các trường hợp phương tiện vi phạm bị tạm giữ theo quy định và qua điều tra các vụ án hình sự, nếu phát hiện người mua hoặc người bán không làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe (mua bán xe không sang tên) thì mới tiến hành xử phạt.
- Thông tư 11 cũng hướng dẫn cụ thể về các trường hợp tạm giữ giấy tờ, phương tiện của người vi phạm giao thông, việc xử phạt vi phạm giao thông đối với người chưa thành niên, số lượng người được chở vượt quá mà không bị phạt đối với từng loại xe (xe đến chín chỗ ngồi được phép chở quá một người, xe trên 30 chỗ ngồi được phép chở quá bốn người)… Ngoài ra, thông tư cũng quy định cụ thể các loại giấy tờ xe mà người điều khiển phương tiện phải xuất trình tại thời điểm kiểm soát gồm giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn, kỹ thuật và bảo vệ môi trường (trong một số trường hợp). Nếu thiếu giấy tờ sẽ bị lập biên bản, bị tạm giữ phương tiện. Thông tư 11 sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 15-4-2013.

Nguồn : tuoitreonline
 
Chỉnh sửa lần cuối:
In ra để nhỡ các pác GT hỏi thi biết mà trả lời nè. Dạo này các pác CSGT tự làm luật nhiều lắm đấy!
 
oppp,sao các mod ko tạo tiêu đề hướng dẫn ae sang tên xe chính chủ nhỉ?và chi phí sang tên xe chính chủ chi tiết nữa?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tùy địa phương..... cãi lý coi chừng bị nặng thêm..
 

Bình luận bằng Facebook

Bài mới nhất

Bên trên