- Tham gia
- 16 Tháng bảy 2007
- Bài viết
- 8,859
- Điểm tương tác
- 1,424
"DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG ĐỊA ĐẠO LONG PHƯỚC.
Nằm ở xã Long Phước, cách trung tâm thị xã bà Rịa 7km về phía Đông Bắc. Do có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự nên Long Phước luôn là địa bàn tranh chấp quyết liệt giữa ta với địch suốt hai cuộc kháng chiến. Chính nơi đây đã hình thành hệ thống địa đạo nổi tiếng.
Khởi đầu phong trào đào hầm bí mật tại nhà ông Năm Hồi năm 1948, nhân dân Long Phước đã phát triển thành hệ thống địa đạo ở cả năm ấp trong xã: Ấp Đông, ấp Tây, ấp Nam, ấp Bắc và ấp Phước Hữu. Các cụm địa đạo được nối liền nhau bởi đường xương sống, có hầm bí mật chứa lương thực dự trữ với các công sự chiến đấu. Đường địa đạo xương sống cách mặt đất 2-3m, lòng địa đạo cao 1,5-1,6m rộng 0,60-0,70m đảm bảo đi lại vận động dễ dàng. Tuyến địa đạo ấp Đông dài trên 360m có nhiều công sự chiến đấu, trạm cứu thương, kho vũ khí và lương thực.
Hệ thốngđịa đạo Long Phước được khôi phục từ tháng 4 năm 1963 và phát triển thành thế liên hoàn vững chắc. Địa đạo được đào sâu xuống 6m, đường xương sống mở rộng 0,70-0,80m, cao1,6-1,8m, có nhiều cửa ngăn và lỗ thông hơi nhiều ụ chiến đấu.
Qua 27 năm (1948-1975) hình thành và phát triển, địa đạo Long Phước là nơi bám trụ đánh địch kiên cường của lực lượng cách mạng. Điển hình là trận chiến đấu 44 ngày đêm (từ ngày 5/3 đến ngày 11/4/1963) chống địch càn quét vào Long Phước, du kích xã và bộ đội địa phương đã gây cho địch nhiều thiệt hại.
Trải qua bao mưa bom, bão đạn, địa đạo và quân dân Long Phước vẫn đứng vững kiên cường, xứng danh vùng đất một thời đạn bom vẫn được xem như “núm sữa” quan trọng nuôi dưỡng phong trào cánh mạng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tại quyết định số 34/VHQĐ ngày 09 tháng 1 năm 1990 Bộ Văn Hóa Thông Tin đã công nhận di tích lịch sử địa đạo Long Phước."
Gần khu di tích này còn có Khu di tích Thập tự giá Long Tân, nơi mà có 2 tiểu đòan lính Úc chết trận bới chiến tranh du kích của quân dân ta.
Nằm ở xã Long Phước, cách trung tâm thị xã bà Rịa 7km về phía Đông Bắc. Do có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự nên Long Phước luôn là địa bàn tranh chấp quyết liệt giữa ta với địch suốt hai cuộc kháng chiến. Chính nơi đây đã hình thành hệ thống địa đạo nổi tiếng.
Khởi đầu phong trào đào hầm bí mật tại nhà ông Năm Hồi năm 1948, nhân dân Long Phước đã phát triển thành hệ thống địa đạo ở cả năm ấp trong xã: Ấp Đông, ấp Tây, ấp Nam, ấp Bắc và ấp Phước Hữu. Các cụm địa đạo được nối liền nhau bởi đường xương sống, có hầm bí mật chứa lương thực dự trữ với các công sự chiến đấu. Đường địa đạo xương sống cách mặt đất 2-3m, lòng địa đạo cao 1,5-1,6m rộng 0,60-0,70m đảm bảo đi lại vận động dễ dàng. Tuyến địa đạo ấp Đông dài trên 360m có nhiều công sự chiến đấu, trạm cứu thương, kho vũ khí và lương thực.
Hệ thốngđịa đạo Long Phước được khôi phục từ tháng 4 năm 1963 và phát triển thành thế liên hoàn vững chắc. Địa đạo được đào sâu xuống 6m, đường xương sống mở rộng 0,70-0,80m, cao1,6-1,8m, có nhiều cửa ngăn và lỗ thông hơi nhiều ụ chiến đấu.
Qua 27 năm (1948-1975) hình thành và phát triển, địa đạo Long Phước là nơi bám trụ đánh địch kiên cường của lực lượng cách mạng. Điển hình là trận chiến đấu 44 ngày đêm (từ ngày 5/3 đến ngày 11/4/1963) chống địch càn quét vào Long Phước, du kích xã và bộ đội địa phương đã gây cho địch nhiều thiệt hại.
Trải qua bao mưa bom, bão đạn, địa đạo và quân dân Long Phước vẫn đứng vững kiên cường, xứng danh vùng đất một thời đạn bom vẫn được xem như “núm sữa” quan trọng nuôi dưỡng phong trào cánh mạng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tại quyết định số 34/VHQĐ ngày 09 tháng 1 năm 1990 Bộ Văn Hóa Thông Tin đã công nhận di tích lịch sử địa đạo Long Phước."
Gần khu di tích này còn có Khu di tích Thập tự giá Long Tân, nơi mà có 2 tiểu đòan lính Úc chết trận bới chiến tranh du kích của quân dân ta.
Relate Threads