Tiểu thư Hà thành trốn nhà làm dâu bản
Nhẹ nhàng, xinh đẹp và lại là con gái Hà Nội gốc, chị Thái Thị Sứ (SN 1958, sinh ra và lớn lên ở phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) một thuở là niềm khát khao của biết bao chàng trai. Thế nhưng như một sự run rủi của số phận, cô tiểu thư Hà thành chẳng thấy ưng ý một ai, cứ lần lượt từ chối hết đám này đến đám khác. http://www.24h.com.vn/
<script type="text/javascript">window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);}</script> Chẳng ai hiểu, từ sâu thẳm trái tim cháy bỏng, cô gái xinh đẹp ấy đã thầm nể phục nghị lực phi thường của chàng trai người dân tộc thiểu số đang làm lái xe ở cơ quan nơi mình công tác.
Và có nằm mơ, cũng chẳng ai tin được sẽ có một ngày, cô tiểu thư khuê các lại quyết định bỏ lại sau lưng tất cả để theo chàng trai nghèo khổ kia về làm dâu xứ Mường, nơi đến tận giờ vẫn vô cùng lạc hậu, nghèo nàn.
Tôi vẫn nhớ như in cái cảm giác thích thú khi ngồi nhâm nhi những chén rượu ngô cay nồng trong vắt bên bếp lửa hồng bập bùng, tai vừa nghe những tiếng nổ lách tách vừa nghe những câu chuyện lạ kỳ nơi rừng thiêng nước độc do chính ông chủ tịch xã Xuân Sơn (huyện Tân Sơn – Phú Thọ), Bàn Xuân Lâm kể lại.
Ông Lâm người dân tộc Dao, nên ngôn ngữ sử dụng nghe thật thà và trong sáng. Những tiếng phát âm hơi lơ lớ, ngọng nghịu không tròn miệng làm cho câu chuyện sớm trở nên gần gũi và đầy thân thiện. Chẳng mấy chốc, tiếng chủ, tiếng khách cười ha hả, rộn ràng cả một vùng rừng vắng.
Và ngay trong tối hôm ấy, ông Lâm đã kể cho chúng tôi về một mối tình đẹp như cổ tích của đôi vợ chồng ở bản Lạng.
Chồng người Mường tên Thực, lại có tật ở một bên mắt nhưng lấy được vợ là gái Hà Nội gốc xinh đẹp, nết na. Đã thế, chị vợ tên Sứ lại không quản khó khăn, nghèo đói lên tận đây để làm dâu ở bản Mường. Và suốt mấy chục năm qua, cặp vợ chồng ấy luôn là tấm gương sáng về một gia đình hòa thuận có văn hóa.
Sáng hôm sau, theo lời chỉ dẫn tận tình của ông Bàn Xuân Lâm, tôi một mình cưỡi xe máy nhằm hướng bản Lạng. Trời đêm không mưa, nhưng sương xuống nhiều khiến con đường đất quanh co trở nên trơn tuột và vô cùng nguy hiểm.
Vượt qua nhiều thác ghềnh cheo leo, oằn mình trên những cung đường dốc dựng đứng và cua tay áo đến rợn người, cuối cùng tôi cũng tìm được đến căn nhà sàn đơn sơ của cặp vợ chồng nọ.
Dọc đường đi, tôi tự thắc mắc, đường sá bây giờ còn khủng khiếp như vậy, không biết từ mấy chục năm trước, lúc chị Sứ mới về làm dâu bản Lạng, con đường ấy còn tệ hại đến thế nào.
“Ụ yêu ứa”
Căn nhà sàn đơn sơ của đôi vợ chồng chị Thái Thị Sứ (SN 1958) và anh Trần Hùng Thực (SN 1953) nằm chênh vênh trên một quả đồi cao, cách đường xe máy đi được đến hơn chục phút leo bộ. Đó là 1 căn nhà gỗ lớn, tuềnh toàng, cao hơn khá nhiều so với mặt đất.
Lúc tôi đứng bên dưới gọi cửa, chị Sứ ngồi trên nhà nhìn xuống, đưa ánh mắt lộ rõ vẻ ngạc nhiên vui thú, sau hơi thoáng thất vọng. Cái sự thất vọng ấy, mãi sau lúc tâm sự tôi mới biết. Chị Sứ thất vọng vì lúc mới nghe giọng tôi, chị tưởng người thân ở dưới Hà Nội lên thăm, nhưng nhìn lại hóa ra không phải.
Chị Sứ nay đã ngoài 50 tuổi, nét xuân thì của cô thiếu nữ Hà thành thủa nào nay đã nhường chỗ cho sự mặn mà của một người phụ nữ lớn tuổi. Mặc dù sống trong cảnh thiếu thốn và lam lũ, nhưng chị Sứ vẫn đẹp, với làn da trắng ngần, gương mặt phúc hậu và nụ cười tươi rạng rỡ.
Bên cạnh đó, suốt buổi nói chuyện với chúng tôi, chị Sứ vẫn giữ được sự nền nã chu đáo, vốn được coi là đặc trưng của người Hà Nội thanh lịch.
Chúng tôi ngồi với nhau trong căn nhà sàn ấm cúng nhưng chẳng có vật dụng gì quý giá, chị Sứ lần lượt rót nước cho khách và chồng, bắt đầu câu chuyện bằng một giọng nói rất khiêm tốn: “Chúng tôi có gì đặc biệt đâu”.
Rồi bẽn lẽn như ngày đầu về nhà chồng, chị đưa ánh mắt trìu mến nhìn anh rồi bắt đầu kể câu chuyện tình đẹp như trong cổ tích của mình cho chúng tôi nghe. Vừa kể, chị vừa không quên lặp đi lặp lại rằng, chị thật may mắn vì được yêu và làm vợ anh.
Theo những gì tôi được nghe kể hôm ấy, chị Sứ là gái Hà Nội gốc, sinh ra trong một gia đình gia giáo ở phố Lò Đúc. Với khả năng ăn nói lưu loát lại có ngoại hình ưa nhìn, năm 21 tuổi, chị Sứ được nhận vào biên chế của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) với vị trí lễ tân ở nhà khách.
Đẹp người, đẹp nết lại có công ăn việc làm ổn định, chị Sứ vốn đã “đắt giá” càng trở thành mục tiêu săn đuổi của rất nhiều thanh niên thời bấy giờ.
Thế nhưng như một sự sắp đặt của định mệnh, trái tim chị Sứ không hề thấy rung động trước những cử chỉ quan tâm của các công tử thành thị. Bao mối quan tâm của chị lúc bấy giờ đều dành cho chàng trai người dân tộc Mường, làm nghề lái xe ở Bộ.
“Thực ra trước đây tôi chẳng biết chồng là ai và cũng không quan tâm lắm. Nhưng từ ngày được 1 người bạn kể về anh, nghe về những nỗ lực phấn đấu phi thường của 1 chàng trai dân tộc thiểu số xuống Hà Nội lập nghiệp, tôi tự nhiên thấy có một tình cảm lạ thường dâng lên trong lòng. Ban đầu là sự nể phục, sau đó tôi không biết mình đã yêu tự bao giờ”, chị Sứ thoáng đỏ mặt nhớ lại rồi đưa ánh mắt yêu thương về phía người chồng đang chìm trong những kí ức ngọt ngào thời trai trẻ.
Còn về phía anh Thực, vốn đang công tác trong quân ngũ, nhưng bởi vết thương gây hỏng mắt trái nên anh buộc lòng phải ra quân về xin làm việc tại Bộ Lâm nghiệp. Lúc ấy ở Bộ, chỉ còn vị trí lái xe là thiếu người nhưng dễ gì người ta chấp nhận 1 lái xe nay chỉ còn 1 mắt.
Thế nhưng bằng sự nỗ lực và chịu khó, anh Thực đã lấy được lòng tin của các lãnh đạo và chứng minh được rằng, dù chỉ còn một mắt, mình vẫn hoàn toàn có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Và rồi bao nhiêu nỗ lực đã thành hiện thực, năm 1987, chàng thanh niên người Mường Trần Hùng Thực được vào chính thức biên chế Bộ sau nhiều năm thử việc miệt mài không quản công xá.
Cảm thương cho người thanh niên nơi đất khách quê người, chị Sứ chỉ biết đưa những ánh mắt trìu mến về phía anh nhưng chẳng mấy khi được đáp lại.
Chị nào biết thực ra lúc đó, anh Thực đã rất có cảm tình với cô lễ tân nhà khách xinh đẹp. Nhưng bởi không tự tin vào xuất thân nghèo khó của mình, anh Thực chẳng một lần dám đưa mắt nhìn về phía cô gái trẻ. Anh sợ người đời chê cười: “Đũa mốc đòi chòi mâm son”.
Ngồi bên cạnh vợ, anh Thực cũng rất vui khi nhắc lại chuyện cũ, nói với chúng tôi bằng thứ tiếng kinh lơ lớ nhưng rất vui vẻ: “Tôi lúc ấy chỉ là chàng trai vùng núi nghèo.
Thấy vợ tôi cứ từ chối hết đám này đến dám khác, có cả những đám gia cảnh rất giàu có lại càng sợ hãi. Bụng bảo dạ: “Người ta như thế cô ấy còn chẳng ưng, huống gì cái anh lái xe nhà quê như mình”.
Và sự hiểu lầm ấy cứ kéo dài mãi vài năm vẫn chưa có ai dám mở lời. Và rồi vận may cũng đã đến, trong một dịp tổng kết cơ quan, được ngồi cạnh chị Sứ, anh Thực đã lấy hết can đảm để nói ra 3 tiếng thiêng liêng từ tận đáy lòng, nhưng lại bằng… tiếng Mường: “ụ yêu ứa”.
Anh Thực kể, lúc ấy anh chỉ tính nói cho sướng miệng thôi, thỏa công mong mỏi cả bao nhiêu năm qua, không quan trọng chị Sứ có hiểu hay không, nhưng nào ngờ, bởi đã thầm yêu trộm nhớ anh Thực từ lâu, chị Sứ đã mày mò và học được sơ sơ tiếng Mường. Và chị Sứ cũng chỉ chờ có thế, gật đầu đồng ý. Và như vậy, tất cả đến như một giấc mơ.
Về làm dâu bản Mường
Sau ngày hôm ấy, cả hai đến với nhau bằng tất cả tình yêu mãnh liệt đã dồn nén bấy lâu. Nhưng biết gia đình sẽ không bao giờ chấp nhận 1 chàng rể mà không chút “môn đăng hộ đối” như vậy, chị Sứ quyết định giữ kín toàn bộ câu chuyện, lấy cớ lớn rồi cần tự lập chuyển đến sống ở khu tập thể của Bộ để tách xa gia đình.
“Biết là lấy anh ấy sẽ vất vả nhưng mình nghĩ, nếu hai người hiểu nhau thì khó khăn mấy cũng vượt qua”, chị Sứ tâm sự. Bằng suy nghĩ đó, cuối năm 1987, đám cưới của họ được tổ chức ấm cúng trong sự chia vui của những người bạn cùng cơ quan, tất cả trên dưới một lòng, quyết không để lộ chuyện này cho gia đình chị Sứ, vì họ đều rất thông cảm và ngưỡng mộ tình yêu của đôi bạn trẻ.
Sau đám cưới không lâu, sức khỏe của anh Thực giảm sút trầm trọng, không còn đảm bảo được công việc lái xe nữa. Anh buộc phải xin nghỉ việc và cả 2 con người trẻ tuổi quyết định đưa nhau về nơi rừng xanh núi đỏ Xuân Sơn, nơi chôn rau cắt rốn của anh Thực để lập nghiệp.
Người con gái Hà thành vốn chỉ quen với những công việc nhẹ nhàng, chưa một lần làm việc cấy hái thế nhưng khi lên đây, chị phải làm quen tất cả. Từ việc lên nương tra ngô đến việc xuống ruộng cấy lúa làm **… anh Thực phải tận tay chỉ dạy, uốn nắn cho vợ. Ngay cả việc trèo cầu thang lên nhà, đã không ít lần chị ngã dúi dụi do không quen.
Từ những luống cuống buổi đầu, sau một thời gian ngắn, cô dâu Hà thành đã làm mọi việc thành thạo không khác gì phụ nữ ở bản. Thế nhưng cái khó khăn nhất với chị đó chính là sự hòa nhập với người dân ở đây.
Bởi không biết tiếng nên chị chẳng biết nói chuyện với họ như thế nào, thậm chí luôn sợ người ta nói xấu mình. Nhưng lâu cũng thành quen, khi hòa nhập với họ chị đã nhận ra một điều: người dân ở đây rất thật thà và giàu tình cảm.
Đã hơn 20 năm trôi qua, đôi vợ chồng sâu đậm nghĩa tình đã có 2 mặt con nhưng chị Sứ mới chỉ có 2 lần về thăm quê hương bởi đường sá đi lại quá khó khăn và kinh tế cũng rất eo hẹp.
Chị Sứ cười nhớ lại việc lần đầu về quê, thấy gia đình chị lập ban thờ thờ chị, cho rằng chị đã chết ở nơi đầu đường xó chợ nào đó.
“Dẫu có chuyện gì xảy đến, tôi vẫn luôn tự hào vì được sống chính con người mình và được yêu thương hết mình. Các anh thấy đó, vợ chồng tôi chỉ có vậy, kinh tế nghèo khó nhưng tình yêu chúng tôi dành cho nhau là vô giá. Đó là thứ tiền bạc không bao giờ mua được”, chị Sứ tự hào nói.
Nhẹ nhàng, xinh đẹp và lại là con gái Hà Nội gốc, chị Thái Thị Sứ (SN 1958, sinh ra và lớn lên ở phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) một thuở là niềm khát khao của biết bao chàng trai. Thế nhưng như một sự run rủi của số phận, cô tiểu thư Hà thành chẳng thấy ưng ý một ai, cứ lần lượt từ chối hết đám này đến đám khác. http://www.24h.com.vn/
<script type="text/javascript">window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);}</script> Chẳng ai hiểu, từ sâu thẳm trái tim cháy bỏng, cô gái xinh đẹp ấy đã thầm nể phục nghị lực phi thường của chàng trai người dân tộc thiểu số đang làm lái xe ở cơ quan nơi mình công tác.
Và có nằm mơ, cũng chẳng ai tin được sẽ có một ngày, cô tiểu thư khuê các lại quyết định bỏ lại sau lưng tất cả để theo chàng trai nghèo khổ kia về làm dâu xứ Mường, nơi đến tận giờ vẫn vô cùng lạc hậu, nghèo nàn.
Tôi vẫn nhớ như in cái cảm giác thích thú khi ngồi nhâm nhi những chén rượu ngô cay nồng trong vắt bên bếp lửa hồng bập bùng, tai vừa nghe những tiếng nổ lách tách vừa nghe những câu chuyện lạ kỳ nơi rừng thiêng nước độc do chính ông chủ tịch xã Xuân Sơn (huyện Tân Sơn – Phú Thọ), Bàn Xuân Lâm kể lại.
Ông Lâm người dân tộc Dao, nên ngôn ngữ sử dụng nghe thật thà và trong sáng. Những tiếng phát âm hơi lơ lớ, ngọng nghịu không tròn miệng làm cho câu chuyện sớm trở nên gần gũi và đầy thân thiện. Chẳng mấy chốc, tiếng chủ, tiếng khách cười ha hả, rộn ràng cả một vùng rừng vắng.
Vợ chồng chị Sứ – anh Thực
Sinh ra và lớn lên ở chính nơi rừng sâu núi thẳm Xuân Sơn và đã làm chủ tịch xã sang đến nhiệm kỳ thứ 2, ông Lâm tự hào cho biết, ông hiểu rõ từng hoàn cảnh của mỗi người dân nơi mình đang quản lý. Ông sẵn sàng giúp đỡ tôi trong chuyến hành trình dài ngày để phục vụ cho đề tài “hôn nhân vàng giữa thời đại số”.Và ngay trong tối hôm ấy, ông Lâm đã kể cho chúng tôi về một mối tình đẹp như cổ tích của đôi vợ chồng ở bản Lạng.
Chồng người Mường tên Thực, lại có tật ở một bên mắt nhưng lấy được vợ là gái Hà Nội gốc xinh đẹp, nết na. Đã thế, chị vợ tên Sứ lại không quản khó khăn, nghèo đói lên tận đây để làm dâu ở bản Mường. Và suốt mấy chục năm qua, cặp vợ chồng ấy luôn là tấm gương sáng về một gia đình hòa thuận có văn hóa.
Sáng hôm sau, theo lời chỉ dẫn tận tình của ông Bàn Xuân Lâm, tôi một mình cưỡi xe máy nhằm hướng bản Lạng. Trời đêm không mưa, nhưng sương xuống nhiều khiến con đường đất quanh co trở nên trơn tuột và vô cùng nguy hiểm.
Vượt qua nhiều thác ghềnh cheo leo, oằn mình trên những cung đường dốc dựng đứng và cua tay áo đến rợn người, cuối cùng tôi cũng tìm được đến căn nhà sàn đơn sơ của cặp vợ chồng nọ.
Dọc đường đi, tôi tự thắc mắc, đường sá bây giờ còn khủng khiếp như vậy, không biết từ mấy chục năm trước, lúc chị Sứ mới về làm dâu bản Lạng, con đường ấy còn tệ hại đến thế nào.
“Ụ yêu ứa”
Căn nhà sàn đơn sơ của đôi vợ chồng chị Thái Thị Sứ (SN 1958) và anh Trần Hùng Thực (SN 1953) nằm chênh vênh trên một quả đồi cao, cách đường xe máy đi được đến hơn chục phút leo bộ. Đó là 1 căn nhà gỗ lớn, tuềnh toàng, cao hơn khá nhiều so với mặt đất.
Lúc tôi đứng bên dưới gọi cửa, chị Sứ ngồi trên nhà nhìn xuống, đưa ánh mắt lộ rõ vẻ ngạc nhiên vui thú, sau hơi thoáng thất vọng. Cái sự thất vọng ấy, mãi sau lúc tâm sự tôi mới biết. Chị Sứ thất vọng vì lúc mới nghe giọng tôi, chị tưởng người thân ở dưới Hà Nội lên thăm, nhưng nhìn lại hóa ra không phải.
Chị Sứ nay đã ngoài 50 tuổi, nét xuân thì của cô thiếu nữ Hà thành thủa nào nay đã nhường chỗ cho sự mặn mà của một người phụ nữ lớn tuổi. Mặc dù sống trong cảnh thiếu thốn và lam lũ, nhưng chị Sứ vẫn đẹp, với làn da trắng ngần, gương mặt phúc hậu và nụ cười tươi rạng rỡ.
Bên cạnh đó, suốt buổi nói chuyện với chúng tôi, chị Sứ vẫn giữ được sự nền nã chu đáo, vốn được coi là đặc trưng của người Hà Nội thanh lịch.
Chúng tôi ngồi với nhau trong căn nhà sàn ấm cúng nhưng chẳng có vật dụng gì quý giá, chị Sứ lần lượt rót nước cho khách và chồng, bắt đầu câu chuyện bằng một giọng nói rất khiêm tốn: “Chúng tôi có gì đặc biệt đâu”.
Rồi bẽn lẽn như ngày đầu về nhà chồng, chị đưa ánh mắt trìu mến nhìn anh rồi bắt đầu kể câu chuyện tình đẹp như trong cổ tích của mình cho chúng tôi nghe. Vừa kể, chị vừa không quên lặp đi lặp lại rằng, chị thật may mắn vì được yêu và làm vợ anh.
Theo những gì tôi được nghe kể hôm ấy, chị Sứ là gái Hà Nội gốc, sinh ra trong một gia đình gia giáo ở phố Lò Đúc. Với khả năng ăn nói lưu loát lại có ngoại hình ưa nhìn, năm 21 tuổi, chị Sứ được nhận vào biên chế của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) với vị trí lễ tân ở nhà khách.
Đẹp người, đẹp nết lại có công ăn việc làm ổn định, chị Sứ vốn đã “đắt giá” càng trở thành mục tiêu săn đuổi của rất nhiều thanh niên thời bấy giờ.
Thế nhưng như một sự sắp đặt của định mệnh, trái tim chị Sứ không hề thấy rung động trước những cử chỉ quan tâm của các công tử thành thị. Bao mối quan tâm của chị lúc bấy giờ đều dành cho chàng trai người dân tộc Mường, làm nghề lái xe ở Bộ.
“Thực ra trước đây tôi chẳng biết chồng là ai và cũng không quan tâm lắm. Nhưng từ ngày được 1 người bạn kể về anh, nghe về những nỗ lực phấn đấu phi thường của 1 chàng trai dân tộc thiểu số xuống Hà Nội lập nghiệp, tôi tự nhiên thấy có một tình cảm lạ thường dâng lên trong lòng. Ban đầu là sự nể phục, sau đó tôi không biết mình đã yêu tự bao giờ”, chị Sứ thoáng đỏ mặt nhớ lại rồi đưa ánh mắt yêu thương về phía người chồng đang chìm trong những kí ức ngọt ngào thời trai trẻ.
Còn về phía anh Thực, vốn đang công tác trong quân ngũ, nhưng bởi vết thương gây hỏng mắt trái nên anh buộc lòng phải ra quân về xin làm việc tại Bộ Lâm nghiệp. Lúc ấy ở Bộ, chỉ còn vị trí lái xe là thiếu người nhưng dễ gì người ta chấp nhận 1 lái xe nay chỉ còn 1 mắt.
Thế nhưng bằng sự nỗ lực và chịu khó, anh Thực đã lấy được lòng tin của các lãnh đạo và chứng minh được rằng, dù chỉ còn một mắt, mình vẫn hoàn toàn có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Và rồi bao nhiêu nỗ lực đã thành hiện thực, năm 1987, chàng thanh niên người Mường Trần Hùng Thực được vào chính thức biên chế Bộ sau nhiều năm thử việc miệt mài không quản công xá.
Cảm thương cho người thanh niên nơi đất khách quê người, chị Sứ chỉ biết đưa những ánh mắt trìu mến về phía anh nhưng chẳng mấy khi được đáp lại.
Chị nào biết thực ra lúc đó, anh Thực đã rất có cảm tình với cô lễ tân nhà khách xinh đẹp. Nhưng bởi không tự tin vào xuất thân nghèo khó của mình, anh Thực chẳng một lần dám đưa mắt nhìn về phía cô gái trẻ. Anh sợ người đời chê cười: “Đũa mốc đòi chòi mâm son”.
Đôi vợ chồng bên ngoài căn nhà sàn đơn sơ của mình
Kể đến đó, chị Sứ tủm tỉm: “Tôi lúc ấy cũng đã có cảm tình với chồng tôi và chỉ chờ đợi anh ấy ngỏ lời thôi. Đã thế trong khoảng thời gian ấy, nhiều đám đến hỏi khiến tôi cũng sốt ruột phải từ chối cả nên đã làm cả gia đình tôi rất bực tức, họ nói tôi kiêu quá rồi thế nào cũng ế chồng”.Ngồi bên cạnh vợ, anh Thực cũng rất vui khi nhắc lại chuyện cũ, nói với chúng tôi bằng thứ tiếng kinh lơ lớ nhưng rất vui vẻ: “Tôi lúc ấy chỉ là chàng trai vùng núi nghèo.
Thấy vợ tôi cứ từ chối hết đám này đến dám khác, có cả những đám gia cảnh rất giàu có lại càng sợ hãi. Bụng bảo dạ: “Người ta như thế cô ấy còn chẳng ưng, huống gì cái anh lái xe nhà quê như mình”.
Và sự hiểu lầm ấy cứ kéo dài mãi vài năm vẫn chưa có ai dám mở lời. Và rồi vận may cũng đã đến, trong một dịp tổng kết cơ quan, được ngồi cạnh chị Sứ, anh Thực đã lấy hết can đảm để nói ra 3 tiếng thiêng liêng từ tận đáy lòng, nhưng lại bằng… tiếng Mường: “ụ yêu ứa”.
Anh Thực kể, lúc ấy anh chỉ tính nói cho sướng miệng thôi, thỏa công mong mỏi cả bao nhiêu năm qua, không quan trọng chị Sứ có hiểu hay không, nhưng nào ngờ, bởi đã thầm yêu trộm nhớ anh Thực từ lâu, chị Sứ đã mày mò và học được sơ sơ tiếng Mường. Và chị Sứ cũng chỉ chờ có thế, gật đầu đồng ý. Và như vậy, tất cả đến như một giấc mơ.
Về làm dâu bản Mường
Sau ngày hôm ấy, cả hai đến với nhau bằng tất cả tình yêu mãnh liệt đã dồn nén bấy lâu. Nhưng biết gia đình sẽ không bao giờ chấp nhận 1 chàng rể mà không chút “môn đăng hộ đối” như vậy, chị Sứ quyết định giữ kín toàn bộ câu chuyện, lấy cớ lớn rồi cần tự lập chuyển đến sống ở khu tập thể của Bộ để tách xa gia đình.
“Biết là lấy anh ấy sẽ vất vả nhưng mình nghĩ, nếu hai người hiểu nhau thì khó khăn mấy cũng vượt qua”, chị Sứ tâm sự. Bằng suy nghĩ đó, cuối năm 1987, đám cưới của họ được tổ chức ấm cúng trong sự chia vui của những người bạn cùng cơ quan, tất cả trên dưới một lòng, quyết không để lộ chuyện này cho gia đình chị Sứ, vì họ đều rất thông cảm và ngưỡng mộ tình yêu của đôi bạn trẻ.
Sau đám cưới không lâu, sức khỏe của anh Thực giảm sút trầm trọng, không còn đảm bảo được công việc lái xe nữa. Anh buộc phải xin nghỉ việc và cả 2 con người trẻ tuổi quyết định đưa nhau về nơi rừng xanh núi đỏ Xuân Sơn, nơi chôn rau cắt rốn của anh Thực để lập nghiệp.
Người con gái Hà thành vốn chỉ quen với những công việc nhẹ nhàng, chưa một lần làm việc cấy hái thế nhưng khi lên đây, chị phải làm quen tất cả. Từ việc lên nương tra ngô đến việc xuống ruộng cấy lúa làm **… anh Thực phải tận tay chỉ dạy, uốn nắn cho vợ. Ngay cả việc trèo cầu thang lên nhà, đã không ít lần chị ngã dúi dụi do không quen.
Từ những luống cuống buổi đầu, sau một thời gian ngắn, cô dâu Hà thành đã làm mọi việc thành thạo không khác gì phụ nữ ở bản. Thế nhưng cái khó khăn nhất với chị đó chính là sự hòa nhập với người dân ở đây.
Bởi không biết tiếng nên chị chẳng biết nói chuyện với họ như thế nào, thậm chí luôn sợ người ta nói xấu mình. Nhưng lâu cũng thành quen, khi hòa nhập với họ chị đã nhận ra một điều: người dân ở đây rất thật thà và giàu tình cảm.
Đã hơn 20 năm trôi qua, đôi vợ chồng sâu đậm nghĩa tình đã có 2 mặt con nhưng chị Sứ mới chỉ có 2 lần về thăm quê hương bởi đường sá đi lại quá khó khăn và kinh tế cũng rất eo hẹp.
Chị Sứ cười nhớ lại việc lần đầu về quê, thấy gia đình chị lập ban thờ thờ chị, cho rằng chị đã chết ở nơi đầu đường xó chợ nào đó.
“Dẫu có chuyện gì xảy đến, tôi vẫn luôn tự hào vì được sống chính con người mình và được yêu thương hết mình. Các anh thấy đó, vợ chồng tôi chỉ có vậy, kinh tế nghèo khó nhưng tình yêu chúng tôi dành cho nhau là vô giá. Đó là thứ tiền bạc không bao giờ mua được”, chị Sứ tự hào nói.
Relate Threads