- Tham gia
- 18 Tháng sáu 2010
- Bài viết
- 7,590
- Điểm tương tác
- 1,643
Về Chiến khu Minh Đạm
Một ngày vào hè, hoa giấy, hoa phượng đỏ thắm, khoe sắc màu rực rỡ trên những con đường nắng gió chói chang ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chúng tôi đi dọc theo đường ven biển Long Hải về thăm căn cứ Minh Đạm.
Lịch sử hào hùng
Minh Đạm là dãy núi thấp, đâm ngang ra biển, có các địa danh hòn Đá Dựng cao 173m, hòn Thung 217m, hòn Chóp Mao 323m, có chiều dài 9km, chỗ rộng nhất 4km, thuộc địa phận các xã Tam Phước, Phước Hưng, thị trấn Long Hải (huyện Long Điền), Phước Hải, Long Mỹ (huyện Đất Đỏ). Dãy núi này còn có tên Thùy Vân vì nhìn từ xa trông giống như cụm mây thấp, rũ xuống sát biển. Trên núi có hai ngôi chùa Châu Viên và Châu Long nên còn gọi núi Châu Long - Châu Viên. Dãy Minh Đạm hiểm trở, có đến hơn 300 hang động lớn nhỏ, kiên cố, ăn sâu vào lòng núi nên trong những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nơi đây là căn cứ của cách mạng. Minh Đạm là tên ghép của hai ông Bùi Công Minh (Bí thư) và Mạc Thanh Đạm (Phó Bí thư Huyện ủy Long Điền). Ngày 17/11/1948, trên đường đi công tác hai ông đã bị quân địch phục kích bắn chết tại chùa Giếng Gạch trong khu vực núi. Để tưởng nhớ, tri ân hai chiến sĩ cách mạng đã hy sinh oanh liệt, nhân dân địa phương từ ấy lấy tên Minh Đạm đặt tên cho dãy núi này.
Xe chạy lên con đường đèo nhỏ, quanh co. Nắng hè gay gắt chói chang, cây cối xác xơ, trơ trụi lá. Qua khoảng hơn 1km đường rừng, xe dừng lại ở khoảng sân rộng lưng chừng núi. Đầu tiên, “đón” chúng tôi là một gia đình… khỉ với đầy đủ khỉ lớn, khỉ nhỏ và những khỉ con rất “đáng yêu” đang đeo bám vú mẹ. Đàn khỉ rất dạn dĩ, khách có thể cho chúng bắp, khoai, bánh mì và cả nước đóng chai uống dở…
Đền thờ các anh hùng liệt sĩ ở Chiến khu Minh Đạm
Băng qua “động khỉ”, chúng tôi bắt đầu leo núi, đi qua hàng trăm bậc đá dốc trong khu rừng rậm rạp âm vang tiếng ve ngân giữa buổi trưa hè thanh vắng mới đến khu trung tâm của căn cứ Minh Đạm. Tại đây có bảng và mũi tên chỉ đường lên hang “Huyện ủy”. Chúng tôi tiếp tục leo thêm chừng 200 bậc đá. Hang Huyện ủy hiện ra giữa hang trăm tảng đá lớn, nhỏ như có bàn tay sắp đặt của tạo hóa, xếp chồng lên nhau trông thật kỳ vĩ và bí hiểm. Chính tại nơi đây, qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, Huyện ủy Long Điền đã bám trụ, chỉ đạo quân dân Long Hải, Long Điền kháng chiến đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975). Đoàn chúng tôi do anh Nguyễn Thanh Nhân, Chánh văn phòng Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, hướng dẫn tham quan. Đến nơi, anh Nhân bắt đầu thuyết minh khái quát vài nét chủ yếu, đặc điểm của chiến khu Minh Đạm: Căn cứ Minh Đạm được hình thành ở độ cao trên 100m, hang có cấu trúc kiểu “lò ảng” tự nhiên từ các khối đá hoa cương vững chắc. Có một số hang tiêu biểu như hang Huyện ủy, Quân giới, Quân y, Thị xã Cấp (Vũng Tàu), hang Tiền tiêu, B.2, C.25, tình báo Trung ương cục…
Minh Đạm là một trong những căn cứ cách mạng nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi đây ghi dấu biết bao chiến công của quân dân ta trong suốt hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Đây là di tích lịch sử được Bộ Văn hóa Thông tin (cũ) công nhận theo quyết định số 57/VHQĐ ngày 18/1/1993. Minh Đạm có địa thế tự nhiên với núi cao tới 327m, rừng cây rậm rạp và nhiều hang động tự nhiên, có suối nước ngọt quanh năm, dọc theo chân núi là bãi biển chạy dài. Căn cứ gồm 4 khu vực chính: Đá Chẻ, chùa Giếng Gạch, Đá Chồng và chùa Viên. Các hang động với địa hình hiểm trở nên hầu như còn nguyên vẹn. Hiện nay khu vực căn cứ Minh Đạm đã được đầu tư, tôn tạo thành điểm tham quan thu hút du khách trong và ngoài nước với những chuyến du lịch về nguồn. Các hạng mục của khu di tích hiện nay gồm: Đền thờ 2.642 anh hùng liệt sĩ và nữ anh hùng Võ Thị Sáu, nhà truyền thống, 4 hang (Huyện ủy, Huyện đội, Thị xã Cấp và Quân y.
Mới đây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đất Đỏ đã tổ chức khánh thành 2 cột cờ trên hòn Đá Chẻ và sa bàn tái hiện toàn bộ di tích lịch sử Chiến khu Minh Đạm. Hai cột cờ cao 12m, ở độ cao 355m so với mặt biển, một bên treo cờ Tổ quốc, một bên treo cờ Đảng. Từ trên đỉnh Đá Chẻ, có thể quan sát dễ dàng vùng đồng bằng, phía biển, các cửa ngõ vào TP Vũng Tàu, huyện Xuyên Mộc và xa xa là TP HCM.
Ông Trần Văn Định, nhân viên Ban quản lý Đền Liệt sĩ căn cứ Minh Đạm, cho biết, vào dịp tết và những ngày cuối tuần hay ngày lễ lớn như 30/4 , 2/9… rất đông khách các nơi về thăm Chiến khu Minh Đạm với hơn 1.000 lượt khách mỗi ngày. Những năm qua, các huyện Đất Đỏ, Long Điền và một số ban ngành của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như nhiều địa phương lân cận của miền Đông Nam bộ đã có nhiều hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang như tham gia bộ hành lên đây viếng đền thờ liệt sĩ và tham gia các hoạt động tập thể như nghe những nhân chứng đã sống và chiến đấu ở Minh Đạm kể lại những câu chuyện bi hùng, cảm động, tinh thần dũng cảm mưu trí của quân dân ta và tham quan, khám phá các hang động, chinh phục hòn Đá Chẻ…
Ở Nhà truyền thống Minh Đạm bên suối “Tâm Tình” thơ mộng, khách sẽ được tai nghe, mắt thấy những hiện vật, di vật như các loại khuôn đúc mìn chống tăng tự tạo được chế tác tại hang Quân giới; những trái mìn E.3 do Mỹ - Úc dùng để gài dưới hàng rào kẽm gai; những vỏ thuốc tại hang Quân y, đồ dùng sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ tại hang Thị xãi Cấp; các loại vỏ đạn, ****, bom, vũ khí … của Mỹ đã đánh phá căn cứ Minh Đạm. Các hình ảnh thuyết minh, tài liệu ghi lại: Năm 1962, Trung ương Cục đặt đài trinh sát kỹ thuật tại căn cứ để chỉ đạo phong trào cách mạng. Năm 1966, liên quân Mỹ - ngụy - Nam Triều Tiên tiến công vào căn cứ, ta tiêu diệt hàng trăm tên. Tháng 2/1967, quân đội Hoàng gia Úc dựng hàng rào bùng nhùng dài 11km, gài 70.000 quả mìn, bị ta phá tan. Tháng 5/1968, Mỹ điều máy bay B.52 thả bom căn cứ Minh Đạm. Năm 1969, quân ta đánh bại “Chiến dịch ụ ngầm” của liên quân Hoàng gia Úc.
Hoài niệm
Giữa trưa hè, bầu trời TP Bà Rịa trong xanh đầy mây trắng, mặt biển Long Hải mênh mang sóng bạc đầu, tôi đứng nơi lưng chừng núi Minh Đạm, trước đền thờ các anh hùng liệt sĩ, giữa lòng chiến khu xưa, xung quanh muôn trùng ** cây, đá núi và trong phút giây hoài niệm, tôi chợt hình dung giữa chốn này, gần nửa thế kỷ trước đã có những chàng trai, cô gái tuổi thanh xuân đã hiến dâng cuộc đời cho Tổ quốc, cho sự nghiệp kháng chiến vẻ vang của dân tộc. Những người con ưu tú của đất Bà Rịa - Vũng Tàu ngày ấy bây giờ ai còn, ai mất; đã đi đâu, về đâu? Bây giờ, còn lại đây núi rừng thâm u, suối nguồn róc rách, tiếng chim hót líu lo, khói hương trầm mặc và đền tượng tôn vinh những anh hùng bất tử… Căn cứ Minh Đạm mãi mãi là niềm kiêu hảnh, dấu ấn của một thời hào hùng nhưng cũng đầy gian lao, bi tráng của quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu anh dũng…
Đường lên hang Huyện ủy
Như trăm sông về với biển, tất cả những hy sinh của dân tộc Việt Nam dành cho ngày toàn thắng, thống nhất non sông. Văn bia ở căn cứ Minh Đạm đã ghi lại những dòng tha thiết: Cờ đỏ sao vàng rợp trời gió lộng/ Tiếng reo hò vang dậy khắp non sông/Trang sử vàng Tổ quốc ghi công/Bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ/ Lòng chung thủy cội nguồn dân tộc/ Chí kiên cường truyền thống Việt Nam.
Đặng Hoàng Thám / sggp.org.vn
Một ngày vào hè, hoa giấy, hoa phượng đỏ thắm, khoe sắc màu rực rỡ trên những con đường nắng gió chói chang ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chúng tôi đi dọc theo đường ven biển Long Hải về thăm căn cứ Minh Đạm.
Lịch sử hào hùng
Minh Đạm là dãy núi thấp, đâm ngang ra biển, có các địa danh hòn Đá Dựng cao 173m, hòn Thung 217m, hòn Chóp Mao 323m, có chiều dài 9km, chỗ rộng nhất 4km, thuộc địa phận các xã Tam Phước, Phước Hưng, thị trấn Long Hải (huyện Long Điền), Phước Hải, Long Mỹ (huyện Đất Đỏ). Dãy núi này còn có tên Thùy Vân vì nhìn từ xa trông giống như cụm mây thấp, rũ xuống sát biển. Trên núi có hai ngôi chùa Châu Viên và Châu Long nên còn gọi núi Châu Long - Châu Viên. Dãy Minh Đạm hiểm trở, có đến hơn 300 hang động lớn nhỏ, kiên cố, ăn sâu vào lòng núi nên trong những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nơi đây là căn cứ của cách mạng. Minh Đạm là tên ghép của hai ông Bùi Công Minh (Bí thư) và Mạc Thanh Đạm (Phó Bí thư Huyện ủy Long Điền). Ngày 17/11/1948, trên đường đi công tác hai ông đã bị quân địch phục kích bắn chết tại chùa Giếng Gạch trong khu vực núi. Để tưởng nhớ, tri ân hai chiến sĩ cách mạng đã hy sinh oanh liệt, nhân dân địa phương từ ấy lấy tên Minh Đạm đặt tên cho dãy núi này.
Xe chạy lên con đường đèo nhỏ, quanh co. Nắng hè gay gắt chói chang, cây cối xác xơ, trơ trụi lá. Qua khoảng hơn 1km đường rừng, xe dừng lại ở khoảng sân rộng lưng chừng núi. Đầu tiên, “đón” chúng tôi là một gia đình… khỉ với đầy đủ khỉ lớn, khỉ nhỏ và những khỉ con rất “đáng yêu” đang đeo bám vú mẹ. Đàn khỉ rất dạn dĩ, khách có thể cho chúng bắp, khoai, bánh mì và cả nước đóng chai uống dở…
Đền thờ các anh hùng liệt sĩ ở Chiến khu Minh Đạm
Băng qua “động khỉ”, chúng tôi bắt đầu leo núi, đi qua hàng trăm bậc đá dốc trong khu rừng rậm rạp âm vang tiếng ve ngân giữa buổi trưa hè thanh vắng mới đến khu trung tâm của căn cứ Minh Đạm. Tại đây có bảng và mũi tên chỉ đường lên hang “Huyện ủy”. Chúng tôi tiếp tục leo thêm chừng 200 bậc đá. Hang Huyện ủy hiện ra giữa hang trăm tảng đá lớn, nhỏ như có bàn tay sắp đặt của tạo hóa, xếp chồng lên nhau trông thật kỳ vĩ và bí hiểm. Chính tại nơi đây, qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, Huyện ủy Long Điền đã bám trụ, chỉ đạo quân dân Long Hải, Long Điền kháng chiến đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975). Đoàn chúng tôi do anh Nguyễn Thanh Nhân, Chánh văn phòng Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, hướng dẫn tham quan. Đến nơi, anh Nhân bắt đầu thuyết minh khái quát vài nét chủ yếu, đặc điểm của chiến khu Minh Đạm: Căn cứ Minh Đạm được hình thành ở độ cao trên 100m, hang có cấu trúc kiểu “lò ảng” tự nhiên từ các khối đá hoa cương vững chắc. Có một số hang tiêu biểu như hang Huyện ủy, Quân giới, Quân y, Thị xã Cấp (Vũng Tàu), hang Tiền tiêu, B.2, C.25, tình báo Trung ương cục…
Minh Đạm là một trong những căn cứ cách mạng nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi đây ghi dấu biết bao chiến công của quân dân ta trong suốt hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Đây là di tích lịch sử được Bộ Văn hóa Thông tin (cũ) công nhận theo quyết định số 57/VHQĐ ngày 18/1/1993. Minh Đạm có địa thế tự nhiên với núi cao tới 327m, rừng cây rậm rạp và nhiều hang động tự nhiên, có suối nước ngọt quanh năm, dọc theo chân núi là bãi biển chạy dài. Căn cứ gồm 4 khu vực chính: Đá Chẻ, chùa Giếng Gạch, Đá Chồng và chùa Viên. Các hang động với địa hình hiểm trở nên hầu như còn nguyên vẹn. Hiện nay khu vực căn cứ Minh Đạm đã được đầu tư, tôn tạo thành điểm tham quan thu hút du khách trong và ngoài nước với những chuyến du lịch về nguồn. Các hạng mục của khu di tích hiện nay gồm: Đền thờ 2.642 anh hùng liệt sĩ và nữ anh hùng Võ Thị Sáu, nhà truyền thống, 4 hang (Huyện ủy, Huyện đội, Thị xã Cấp và Quân y.
Mới đây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đất Đỏ đã tổ chức khánh thành 2 cột cờ trên hòn Đá Chẻ và sa bàn tái hiện toàn bộ di tích lịch sử Chiến khu Minh Đạm. Hai cột cờ cao 12m, ở độ cao 355m so với mặt biển, một bên treo cờ Tổ quốc, một bên treo cờ Đảng. Từ trên đỉnh Đá Chẻ, có thể quan sát dễ dàng vùng đồng bằng, phía biển, các cửa ngõ vào TP Vũng Tàu, huyện Xuyên Mộc và xa xa là TP HCM.
Ông Trần Văn Định, nhân viên Ban quản lý Đền Liệt sĩ căn cứ Minh Đạm, cho biết, vào dịp tết và những ngày cuối tuần hay ngày lễ lớn như 30/4 , 2/9… rất đông khách các nơi về thăm Chiến khu Minh Đạm với hơn 1.000 lượt khách mỗi ngày. Những năm qua, các huyện Đất Đỏ, Long Điền và một số ban ngành của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như nhiều địa phương lân cận của miền Đông Nam bộ đã có nhiều hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang như tham gia bộ hành lên đây viếng đền thờ liệt sĩ và tham gia các hoạt động tập thể như nghe những nhân chứng đã sống và chiến đấu ở Minh Đạm kể lại những câu chuyện bi hùng, cảm động, tinh thần dũng cảm mưu trí của quân dân ta và tham quan, khám phá các hang động, chinh phục hòn Đá Chẻ…
Ở Nhà truyền thống Minh Đạm bên suối “Tâm Tình” thơ mộng, khách sẽ được tai nghe, mắt thấy những hiện vật, di vật như các loại khuôn đúc mìn chống tăng tự tạo được chế tác tại hang Quân giới; những trái mìn E.3 do Mỹ - Úc dùng để gài dưới hàng rào kẽm gai; những vỏ thuốc tại hang Quân y, đồ dùng sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ tại hang Thị xãi Cấp; các loại vỏ đạn, ****, bom, vũ khí … của Mỹ đã đánh phá căn cứ Minh Đạm. Các hình ảnh thuyết minh, tài liệu ghi lại: Năm 1962, Trung ương Cục đặt đài trinh sát kỹ thuật tại căn cứ để chỉ đạo phong trào cách mạng. Năm 1966, liên quân Mỹ - ngụy - Nam Triều Tiên tiến công vào căn cứ, ta tiêu diệt hàng trăm tên. Tháng 2/1967, quân đội Hoàng gia Úc dựng hàng rào bùng nhùng dài 11km, gài 70.000 quả mìn, bị ta phá tan. Tháng 5/1968, Mỹ điều máy bay B.52 thả bom căn cứ Minh Đạm. Năm 1969, quân ta đánh bại “Chiến dịch ụ ngầm” của liên quân Hoàng gia Úc.
Hoài niệm
Giữa trưa hè, bầu trời TP Bà Rịa trong xanh đầy mây trắng, mặt biển Long Hải mênh mang sóng bạc đầu, tôi đứng nơi lưng chừng núi Minh Đạm, trước đền thờ các anh hùng liệt sĩ, giữa lòng chiến khu xưa, xung quanh muôn trùng ** cây, đá núi và trong phút giây hoài niệm, tôi chợt hình dung giữa chốn này, gần nửa thế kỷ trước đã có những chàng trai, cô gái tuổi thanh xuân đã hiến dâng cuộc đời cho Tổ quốc, cho sự nghiệp kháng chiến vẻ vang của dân tộc. Những người con ưu tú của đất Bà Rịa - Vũng Tàu ngày ấy bây giờ ai còn, ai mất; đã đi đâu, về đâu? Bây giờ, còn lại đây núi rừng thâm u, suối nguồn róc rách, tiếng chim hót líu lo, khói hương trầm mặc và đền tượng tôn vinh những anh hùng bất tử… Căn cứ Minh Đạm mãi mãi là niềm kiêu hảnh, dấu ấn của một thời hào hùng nhưng cũng đầy gian lao, bi tráng của quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu anh dũng…
Đường lên hang Huyện ủy
Như trăm sông về với biển, tất cả những hy sinh của dân tộc Việt Nam dành cho ngày toàn thắng, thống nhất non sông. Văn bia ở căn cứ Minh Đạm đã ghi lại những dòng tha thiết: Cờ đỏ sao vàng rợp trời gió lộng/ Tiếng reo hò vang dậy khắp non sông/Trang sử vàng Tổ quốc ghi công/Bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ/ Lòng chung thủy cội nguồn dân tộc/ Chí kiên cường truyền thống Việt Nam.
Đặng Hoàng Thám / sggp.org.vn
Relate Threads