langmodagiare
Tiểu thương mới
- Tham gia
- 18 Tháng tư 2019
- Bài viết
- 2
- Điểm tương tác
- 0
Miếu bà Chúa Xứ tại núi Sam không chỉ được xem là nơi linh thiêng mà còn là di tích có kiến trúc độc đáo. Địa điểm nay cũng là nơi luôn thu hút các khách du lịch tìm đến để hành hương, trẩy hội, nhất là khi đầu năm mới. Để cầu xin lộc từ bà chúa xứ Châu Đốc và trước khi đến miếu bạn nhớ chuẩn bị bài văn khấn cúng bà Chúa Xứ nhé.
Văn khấn cúng bà Chúa Xứ
Sự tích về bà Chúa Xứ núi Sam
Theo ông cha kể lại thì sự tích về bà Chúa Xứ được truyền với nhiều sự tích khác nhau. Sau đây là một số sự tích mà chúng tôi đã sưu tập được.
Sự tích về bà Chúa Xứ thứ nhất
Trên núi Sam ngày xưa có một bệ tượng hình vuông bằng đá sa thạch. Vào những năm đầu thế kỷ XIX, giặc Xiêm thường sang khu vực này để quấy nhiễu. Trong một lần lên núi và bắt gặp tượng Bà, họ liền có ý định cậy tượng ra khỏi bệ đá để đem xuống núi. Nhưng kỳ lạ thay tượng trở nên nặng vô cùng, họ không cách nào khiêng được mặc dù có bao nhiêu lính tráng khỏe mạnh.
Trong lúc tức giận, một quân lính người Xiêm đã vớ một khúc gỗ phang vào tượng làm sứt một miếng ở cánh tay. Ngay lập tức người lính Xiêm này hộc máu chết tại chỗ. Sau đó, một hôm dân làng lên núi thấy tượng Bà bèn cùng nhau khiêng tượng về lập miếu thờ. Tuy nhiên, cũng như lần trước, tượng nặng vô cùng, bao nhiêu trai tráng trong làng góp sức nhưng cũng không khiến cho bức tượng xê dịch được.
Lúc đó, bỗng một phụ nữ lên đồng, tự xưng là Bà Chúa Xứ và phán rằng, muốn thỉnh Bà xuống thì cần phải có 40 cô gái đồng trinh tắm rửa sạch sẽ mới có thể khiêng Bà xuống. Dân làng tin lời và làm theo. Quả thật linh nghiệm; tuy nhiên, đến chân núi Sam thì tượng Bà lại trở nên nặng trịch, không thể khiêng tiếp được nữa. Hiểu được dụng ý của Bà, dân làng liền cho lập đền thờ ở khu vực này.
Sự tích về bà Chúa Xứ thứ hai
Kể lại rằng cách đây gần 200 năm, có một cô gái trong làng Vĩnh Tế bỗng lên đồng, tự xưng là Bà Chúa Xứ về núi Sam để cứu dân độ thế. Bà còn nói thêm là hiện nay, tượng Bà đang ngự trên núi, yêu cầu dân làng lên núi thỉnh về để thờ phụng. Dân làng liền phái 40 chàng thanh niên lực lưỡng lên núi để khiêng tượng, nhưng cũng không thể xê dịch bức tượng. Lúc đó, cô gái lại lên đồng và cho dân làng biết chỉ cần 9 cô gái đồng trinh là có thể khiêng được. Quả thật linh nghiệm; đến chân núi Sam, dây khiêng tượng bị đứt, thế là dân làng hiểu ý Bà mà cho lập miếu thờ Bà ở đây.
Sự tích về bà Chúa Xứ thứ ba
Thì cho rằng, dưới thời Thoại Ngọc Hầu trấn thủ Châu Đốc, đeo ấn bảo hộ Cao Miên, vợ ông (tức là bà Châu Thị Tế) ở nhà thường cầu nguyện cho ông bình an trở về, nếu được thì sẽ lập chùa thờ Phật để báo ân phù hộ. Sau khi Thoại Ngọc Hầu trở về, ông vì cảm kích trước tấm lòng của vợ mình nên đã cho quân lính sang tây Trấn Thành chở cốt Phật về lập chùa để thờ, đặt tên là chùa Tây An. Chùa xây xong, ông lo ngại tin đồn ác ý rằng xây chùa để thờ Phật của giặc nên đưa pho tượng ra ngoài chùa, lập miếu thờ để tránh phiền phức.
Sự tích về bà Chúa Xứ thứ tư
Thì kể về việc một thiếu phụ Cao Miên đi tìm chồng, đến chân núi vì quá mệt mỏi nên đã ngồi nghỉ, sau đó bà đã hóa đá ở chân núi này. Sau đó, linh hồn người phụ nữ này nhập vào cốt đồng để nói về quá khứ và tương lai để giúp đỡ những người hiền và trừng phạt những người xấu. Dân làng liền lập miếu thờ và gọi bà là Bà Chúa Xứ.
Sự tích về bà Chúa Xứ
Những lễ hội bà Chúa Xứ núi Sam tại An Giang
Lễ bà Chúa Xứ có thời gian diễn ra lễ hội là từ đêm ngày 23 đến ngày 27 tháng 4 Âm lịch hằng năm. Có hai giả thuyết giải thích lý do tại sao chọn những ngày này làm lễ vía Bà. Hai giả thuyết này khác nhau phụ thuộc vào vấn đề sự ra đời của miếu Bà.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc là sự kết hợp của văn hóa nông nghiệp và triết lý âm dương của người Việt. Triết lý âm dương của người Việt thể hiện qua huyền thoại về việc di dời tượng bà từ đỉnh núi Sam Châu Đốc bằng 9 cô gái đồng trinh.
Chúng tôi đến Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc nghiên cứu và thông qua một số tài liệu ghi chép, có thể khái quát nghi thức lễ hội vía Bà theo trình tự như sau:
Lễ hội tắm cho bà chúa xứ
Nói là tượng tắm Bà nhưng thực chất là lau bụi bặm bám trên cốt tượng Bà bằng nước thơm được nấu và pha trộn nhiều nước hoa tốt do các tín thí dâng cúng. Lau bụi bặm xong, tượng Bà được thay xiêm y mới, hài mới, mão mới trong một không gian chật hẹp là chánh điện được quây lại và chỉ có những người được Ban quản trị lựa chọn mới được tham gia.
Nước tắm Bà là một loại nước thơm nấu bằng nước mưa hứng ngoài trời với nhiều loại hoa thơm và có thêm nước hoa hàng hiệu thơm ngát. Sau khi đã tiến hành “tắm Bà” xong, một bộ quần áo đẹp nhất dâng cúng trong kỳ lễ hội được khoác lên tượng, thắt dây đai áo và các bộ phận khác, và cuối cùng là đội mão lên đầu tượng Bà.
Toàn bộ “lễ tắm Bà” kéo dài trong khoảng một giờ; sau đó, mọi người được tự do chiêm bái. Cũng cần nói thêm rằng, toàn bộ quá trình mộc dục cho Bà đều được thực hiện sau bức màn che, nhưng có đến hàng nghìn người chen chúc nhau đến để đứng ngoài vòng rào chính điện để xem.
Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà
Lễ này thường được thực hiện vào khoảng 15h00 ngày 24 tháng 4 âm lịch. Các bô lão trong làng được cử ra cùng với Ban quản trị miếu Bà bận trang phục chỉnh tề, nghiêm trang sang thỉnh sắc ở lăng Thoại Ngọc Hầu. Đoàn thỉnh sắc phong có đội múa lân của miếu Bà đi trước, kế đến là ông chánh bái, hai vị bô lão và những chức sắc khác rồi theo sau là học trò lễ với tay cầm cờ phướng. Tới trước điện thờ Thoại Ngọc Hầu, mọi người dâng hoa, niệm hương, tế lễ. Sau đó, họ thỉnh bốn bài vị lên long đình về miếu Bà. Bốn bài vị đó là: bài vị của ông Thoại Ngọc Hầu, bài vị của bà chánh phẩm Châu Thị Tế, bài vị của bà nhị phẩm Trương Thị Miệt và bài vị Hội đồng.
Các lễ hội bà Chúa Xứ núi Sam
Lễ túc yết
Lễ này được tổ chức vào 0 giờ ngày 25 và rạng ngày 26 tháng 4 âm lịch. Tất cả các bô lão trong làng và Ban quản trị miếu với lễ phục chỉnh tề, đứng xếp thành hai bên, trước chánh điện. Phía sau các vị ấy là bốn học trò lễ và bốn đào thày. Đứng chính diện với tượng Bà là ông Chánh bái. Lễ vật cúng được chuẩn bị từ trước đó không lâu rất kỹ lưỡng gồm: một con heo trắng đã cạo lông, mổ bụng sạch sẽ, chưa nấu chính; một đĩa đựng ít lông và máu của con heo (ế mao huyết); một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối.
Khi cúng, ông Chánh bái và các vị bô lão đến niệm hương trước bàn thờ. Sau khi đánh ba hồi trống gõ và ba hồi chiêng trống, nhạc lễ bắt đầu trỗi lên là lễ dâng hương, chúc tửu và hiến trà. Từng diễn biến của buỗi lễ được hai người xướng lễ (một xướng nội, một xướng ngoại) xướng to lên. Ông Chánh bái đi trước, bốn học trò lễ và bốn đào thày đi theo sau, hướng về phía bàn thờ tổ. Tại đây, ông Chánh bái tự tay rót rượu để học trò lễ đem dâng cúng.
Sau khi dâng hoa và dâng ba lần rượu gọi là chúc tửu, ba lần trà gọi là hiến trà, theo lệnh của người xướng lễ, văn bản tế được mang đến trước bàn thờ và một người trong ban quản trị miếu đọc văn tế. Dứt bài văn tế, ông Chánh bái đốt bài văn tế này, heo cúng sống trên bàn được lật ngửa ra trước khi khiêng đi chế biến.
Lễ xây chầu
Sau lễ túc yết là lễ xây chầu. Lễ này, có mặt hầu như ở tất cả các lễ hội cúng đình ở làng Nam Bộ.
Vào lễ, người xướng nội hô to: “Ca công tựu vị”, tức thì ông Chánh bái ca công liền bước tới bàn thờ đặt giữa võ ca, tay cầm hai dùi trống nâng lên ngang trán, miệng khấn vái râm rang. Trên bàn thờ có chuẩn bị sẵn một tô nước và một nhành dương liễu. Sau khi khấn vái, tô nước được xem là nước thiêng, nước thánh của. Ông Chánh bái ca công cầm nhành dương nhúng vào tô nước rồi vảy xung quanh với động tác ma thuật tựa như mưa rơi với ý nghĩa ban phát năng lượng thiêng xuống cõi trần cầu cho vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu. Vừa làm những động tác ấy, ông vừa xướng to:
“Nhất xái thiên thanh (một rảy cho trời xanh).
Nhị xái địa linh (hai rảy cho đất tốt lành).
Tam xái nhân trường (ba rảy cho con người trường thọ).
Tứ xái quỷ diệt hình (bốn rảy cho ma quỷ tiêu tan)”.
Đọc xong, ông Chánh ca công đặt tô nước và cành dương liễu trở lại bàn thờ, ông đánh ba hồi trống và xướng “ca công tiếp giá”, lập tức đoàn hát bội nổi chiêng trống rộ lên và chương trình hát bội bắt đầu. Các tuồng hát chuẩn bị sẵn bắt đầu nhảy vào cuộc, trước là phục vụ, mua vui cho Bà, sau là phục vụ cho bà con tham dự lễ hội thưởng thức. Phần hội thực sự bắt đầu.
Văn khấn cúng bà Chúa Xứ
Sự tích về bà Chúa Xứ núi Sam
Theo ông cha kể lại thì sự tích về bà Chúa Xứ được truyền với nhiều sự tích khác nhau. Sau đây là một số sự tích mà chúng tôi đã sưu tập được.
Sự tích về bà Chúa Xứ thứ nhất
Trên núi Sam ngày xưa có một bệ tượng hình vuông bằng đá sa thạch. Vào những năm đầu thế kỷ XIX, giặc Xiêm thường sang khu vực này để quấy nhiễu. Trong một lần lên núi và bắt gặp tượng Bà, họ liền có ý định cậy tượng ra khỏi bệ đá để đem xuống núi. Nhưng kỳ lạ thay tượng trở nên nặng vô cùng, họ không cách nào khiêng được mặc dù có bao nhiêu lính tráng khỏe mạnh.
Trong lúc tức giận, một quân lính người Xiêm đã vớ một khúc gỗ phang vào tượng làm sứt một miếng ở cánh tay. Ngay lập tức người lính Xiêm này hộc máu chết tại chỗ. Sau đó, một hôm dân làng lên núi thấy tượng Bà bèn cùng nhau khiêng tượng về lập miếu thờ. Tuy nhiên, cũng như lần trước, tượng nặng vô cùng, bao nhiêu trai tráng trong làng góp sức nhưng cũng không khiến cho bức tượng xê dịch được.
Lúc đó, bỗng một phụ nữ lên đồng, tự xưng là Bà Chúa Xứ và phán rằng, muốn thỉnh Bà xuống thì cần phải có 40 cô gái đồng trinh tắm rửa sạch sẽ mới có thể khiêng Bà xuống. Dân làng tin lời và làm theo. Quả thật linh nghiệm; tuy nhiên, đến chân núi Sam thì tượng Bà lại trở nên nặng trịch, không thể khiêng tiếp được nữa. Hiểu được dụng ý của Bà, dân làng liền cho lập đền thờ ở khu vực này.
Sự tích về bà Chúa Xứ thứ hai
Kể lại rằng cách đây gần 200 năm, có một cô gái trong làng Vĩnh Tế bỗng lên đồng, tự xưng là Bà Chúa Xứ về núi Sam để cứu dân độ thế. Bà còn nói thêm là hiện nay, tượng Bà đang ngự trên núi, yêu cầu dân làng lên núi thỉnh về để thờ phụng. Dân làng liền phái 40 chàng thanh niên lực lưỡng lên núi để khiêng tượng, nhưng cũng không thể xê dịch bức tượng. Lúc đó, cô gái lại lên đồng và cho dân làng biết chỉ cần 9 cô gái đồng trinh là có thể khiêng được. Quả thật linh nghiệm; đến chân núi Sam, dây khiêng tượng bị đứt, thế là dân làng hiểu ý Bà mà cho lập miếu thờ Bà ở đây.
Sự tích về bà Chúa Xứ thứ ba
Thì cho rằng, dưới thời Thoại Ngọc Hầu trấn thủ Châu Đốc, đeo ấn bảo hộ Cao Miên, vợ ông (tức là bà Châu Thị Tế) ở nhà thường cầu nguyện cho ông bình an trở về, nếu được thì sẽ lập chùa thờ Phật để báo ân phù hộ. Sau khi Thoại Ngọc Hầu trở về, ông vì cảm kích trước tấm lòng của vợ mình nên đã cho quân lính sang tây Trấn Thành chở cốt Phật về lập chùa để thờ, đặt tên là chùa Tây An. Chùa xây xong, ông lo ngại tin đồn ác ý rằng xây chùa để thờ Phật của giặc nên đưa pho tượng ra ngoài chùa, lập miếu thờ để tránh phiền phức.
Sự tích về bà Chúa Xứ thứ tư
Thì kể về việc một thiếu phụ Cao Miên đi tìm chồng, đến chân núi vì quá mệt mỏi nên đã ngồi nghỉ, sau đó bà đã hóa đá ở chân núi này. Sau đó, linh hồn người phụ nữ này nhập vào cốt đồng để nói về quá khứ và tương lai để giúp đỡ những người hiền và trừng phạt những người xấu. Dân làng liền lập miếu thờ và gọi bà là Bà Chúa Xứ.
Sự tích về bà Chúa Xứ
Những lễ hội bà Chúa Xứ núi Sam tại An Giang
Lễ bà Chúa Xứ có thời gian diễn ra lễ hội là từ đêm ngày 23 đến ngày 27 tháng 4 Âm lịch hằng năm. Có hai giả thuyết giải thích lý do tại sao chọn những ngày này làm lễ vía Bà. Hai giả thuyết này khác nhau phụ thuộc vào vấn đề sự ra đời của miếu Bà.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc là sự kết hợp của văn hóa nông nghiệp và triết lý âm dương của người Việt. Triết lý âm dương của người Việt thể hiện qua huyền thoại về việc di dời tượng bà từ đỉnh núi Sam Châu Đốc bằng 9 cô gái đồng trinh.
Chúng tôi đến Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc nghiên cứu và thông qua một số tài liệu ghi chép, có thể khái quát nghi thức lễ hội vía Bà theo trình tự như sau:
Lễ hội tắm cho bà chúa xứ
Nói là tượng tắm Bà nhưng thực chất là lau bụi bặm bám trên cốt tượng Bà bằng nước thơm được nấu và pha trộn nhiều nước hoa tốt do các tín thí dâng cúng. Lau bụi bặm xong, tượng Bà được thay xiêm y mới, hài mới, mão mới trong một không gian chật hẹp là chánh điện được quây lại và chỉ có những người được Ban quản trị lựa chọn mới được tham gia.
Nước tắm Bà là một loại nước thơm nấu bằng nước mưa hứng ngoài trời với nhiều loại hoa thơm và có thêm nước hoa hàng hiệu thơm ngát. Sau khi đã tiến hành “tắm Bà” xong, một bộ quần áo đẹp nhất dâng cúng trong kỳ lễ hội được khoác lên tượng, thắt dây đai áo và các bộ phận khác, và cuối cùng là đội mão lên đầu tượng Bà.
Toàn bộ “lễ tắm Bà” kéo dài trong khoảng một giờ; sau đó, mọi người được tự do chiêm bái. Cũng cần nói thêm rằng, toàn bộ quá trình mộc dục cho Bà đều được thực hiện sau bức màn che, nhưng có đến hàng nghìn người chen chúc nhau đến để đứng ngoài vòng rào chính điện để xem.
Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà
Lễ này thường được thực hiện vào khoảng 15h00 ngày 24 tháng 4 âm lịch. Các bô lão trong làng được cử ra cùng với Ban quản trị miếu Bà bận trang phục chỉnh tề, nghiêm trang sang thỉnh sắc ở lăng Thoại Ngọc Hầu. Đoàn thỉnh sắc phong có đội múa lân của miếu Bà đi trước, kế đến là ông chánh bái, hai vị bô lão và những chức sắc khác rồi theo sau là học trò lễ với tay cầm cờ phướng. Tới trước điện thờ Thoại Ngọc Hầu, mọi người dâng hoa, niệm hương, tế lễ. Sau đó, họ thỉnh bốn bài vị lên long đình về miếu Bà. Bốn bài vị đó là: bài vị của ông Thoại Ngọc Hầu, bài vị của bà chánh phẩm Châu Thị Tế, bài vị của bà nhị phẩm Trương Thị Miệt và bài vị Hội đồng.
Các lễ hội bà Chúa Xứ núi Sam
Lễ túc yết
Lễ này được tổ chức vào 0 giờ ngày 25 và rạng ngày 26 tháng 4 âm lịch. Tất cả các bô lão trong làng và Ban quản trị miếu với lễ phục chỉnh tề, đứng xếp thành hai bên, trước chánh điện. Phía sau các vị ấy là bốn học trò lễ và bốn đào thày. Đứng chính diện với tượng Bà là ông Chánh bái. Lễ vật cúng được chuẩn bị từ trước đó không lâu rất kỹ lưỡng gồm: một con heo trắng đã cạo lông, mổ bụng sạch sẽ, chưa nấu chính; một đĩa đựng ít lông và máu của con heo (ế mao huyết); một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối.
Khi cúng, ông Chánh bái và các vị bô lão đến niệm hương trước bàn thờ. Sau khi đánh ba hồi trống gõ và ba hồi chiêng trống, nhạc lễ bắt đầu trỗi lên là lễ dâng hương, chúc tửu và hiến trà. Từng diễn biến của buỗi lễ được hai người xướng lễ (một xướng nội, một xướng ngoại) xướng to lên. Ông Chánh bái đi trước, bốn học trò lễ và bốn đào thày đi theo sau, hướng về phía bàn thờ tổ. Tại đây, ông Chánh bái tự tay rót rượu để học trò lễ đem dâng cúng.
Sau khi dâng hoa và dâng ba lần rượu gọi là chúc tửu, ba lần trà gọi là hiến trà, theo lệnh của người xướng lễ, văn bản tế được mang đến trước bàn thờ và một người trong ban quản trị miếu đọc văn tế. Dứt bài văn tế, ông Chánh bái đốt bài văn tế này, heo cúng sống trên bàn được lật ngửa ra trước khi khiêng đi chế biến.
Lễ xây chầu
Sau lễ túc yết là lễ xây chầu. Lễ này, có mặt hầu như ở tất cả các lễ hội cúng đình ở làng Nam Bộ.
Vào lễ, người xướng nội hô to: “Ca công tựu vị”, tức thì ông Chánh bái ca công liền bước tới bàn thờ đặt giữa võ ca, tay cầm hai dùi trống nâng lên ngang trán, miệng khấn vái râm rang. Trên bàn thờ có chuẩn bị sẵn một tô nước và một nhành dương liễu. Sau khi khấn vái, tô nước được xem là nước thiêng, nước thánh của. Ông Chánh bái ca công cầm nhành dương nhúng vào tô nước rồi vảy xung quanh với động tác ma thuật tựa như mưa rơi với ý nghĩa ban phát năng lượng thiêng xuống cõi trần cầu cho vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu. Vừa làm những động tác ấy, ông vừa xướng to:
“Nhất xái thiên thanh (một rảy cho trời xanh).
Nhị xái địa linh (hai rảy cho đất tốt lành).
Tam xái nhân trường (ba rảy cho con người trường thọ).
Tứ xái quỷ diệt hình (bốn rảy cho ma quỷ tiêu tan)”.
Đọc xong, ông Chánh ca công đặt tô nước và cành dương liễu trở lại bàn thờ, ông đánh ba hồi trống và xướng “ca công tiếp giá”, lập tức đoàn hát bội nổi chiêng trống rộ lên và chương trình hát bội bắt đầu. Các tuồng hát chuẩn bị sẵn bắt đầu nhảy vào cuộc, trước là phục vụ, mua vui cho Bà, sau là phục vụ cho bà con tham dự lễ hội thưởng thức. Phần hội thực sự bắt đầu.
Relate Threads