Sau khi người dân nộp đơn yêu cầu thi hành án và cung cấp thông tin tài sản, chấp hành viên chậm kê biên, bán đấu giá nhà đất, tạo điều kiện cho bên phải thi hành án nhận tiền bồi thường trong một dự án của chính quyền địa phương…
Theo bà Bùi Thị Thanh Bình (ngụ TP.HCM), năm 2010 trong một vụ kiện dân sự, TAND TP Mỹ Tho (Tiền Giang) đã xử tuyên buộc bà Huỳnh Thị Ngọc phải trả cho bà 258 triệu đồng và phải trả trong một lần.
Chấp hành viên chậm giải quyết
Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, đầu năm 2011, bà Bình đã nộp đơn yêu cầu thi hành án (THA) đến Chi cục THA dân sự TP Mỹ Tho. Dù bà đã cung cấp thông tin rất cụ thể về tài sản của bà Ngọc là một căn nhà ở đường Hoàng Hoa Thám (phường 3, TP Mỹ Tho) nhưng chấp hành viên (CHV) LVM (hiện đã được chuyển về một đơn vị khác) vẫn ra một thông báo buộc bà phải cung cấp thông tin về tài sản, điều kiện để THA của bà Ngọc trong vòng 30 ngày, nếu không sẽ trả lại đơn yêu cầu THA.
Xem thêm: thuê chung cư tại cầu giấy, cho thuê căn hộ chung cư đống đa, cho thue chung cu quan ba dinh
Thấy quá vô lý, bà Bình khiếu nại. Sau đó, lãnh đạo Chi cục THA dân sự TP Mỹ Tho đã chấp nhận đơn khiếu nại của bà, khẳng định thông báo nói trên của CHV M. là chưa đúng trình tự, thủ tục. Chi cục cũng yêu cầu CHV M. phải tiến hành ngay các thủ tục kê biên, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản...
Sau khi tiến hành các thủ tục kê biên, thẩm định giá, CHV M. lại không tiếp tục tổ chức bán đấu giá tài sản, không theo sát vụ việc. Cuối cùng, bà Ngọc đã ung dung nhận được hơn 400 triệu đồng tiền bồi thường cho một phần nhà đất đã bị kê biên nói trên trong một dự án của chính quyền địa phương.
Đổ lỗi cho dân
Sau khi phát hiện việc bà Ngọc được nhận tiền bồi thường từ một phần nhà đất đã bị kê biên để đảm bảo THA, bà Bình đã gửi đơn khiếu nại CHV M. về việc chậm tổ chức THA, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bà.
Sau đó, Chi cục THA dân sự TP Mỹ Tho đã có văn bản trả lời khiếu nại. Theo văn bản này, “CHV có một phần lỗi là chậm tiến hành các thủ tục”. Tuy nhiên, cơ quan THA cũng cho rằng phía bà Bình “cũng có một phần lỗi là chưa cung cấp thông tin hoặc yêu cầu ngăn chặn việc nhận tiền của bà Ngọc” cho cơ quan THA dù rõ ràng đây là trách nhiệm của CHV và cơ quan THA sau khi đã thụ lý, giải quyết vụ việc và kê biên nhà đất.
Chi cục THA dân sự TP Mỹ Tho còn cho rằng do không nhận được thông tin từ các cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương về việc bà Ngọc được nhận tiền bồi thường giải tỏa nên không chủ động trong vụ việc này.
Được biết sau khi bà Bình khiếu nại, Chi cục THA dân sự TP Mỹ Tho đã mời bà Ngọc lên làm việc thì bà Ngọc trả lời bà Bình rằng bà có nhận số tiền bồi thường của chính quyền địa phương nhưng đã giao cho một người khác, bản thân bà không giữ.
Theo tìm hiểu của PV, sau khi nhận tiền bồi thường từ dự án, đến nay phần nhà đất (vẫn đang bị kê biên) của bà Ngọc chỉ còn lại khoảng 30 m2.
“Chi cục THA dân sự TP Mỹ Tho có nói sẽ tiếp tục bán đấu giá phần nhà đất này để THA cho tôi nhưng thử nghĩ có ai đi mua diện tích đất quá nhỏ như vậy không, nếu có mua thì giá trị được bao nhiêu. Bốn năm nay tôi vẫn chưa được THA dù nhà đất của bà Ngọc đã bị kê biên ngay từ đầu. Tôi sẽ tiếp tục khiếu nại” - bà Bình bức xúc nói.
Chỉ kiểm điểm CHV
Trả lời PV Pháp Luật TP.HCM, bà Đỗ Thị Ái Thoa (Chi cục trưởng Chi cục THA dân sự TP Mỹ Tho) nói ngắn gọn rằng trong vụ việc THA trên chỉ kiểm điểm quá trình tác nghiệp của CHV. Còn thông tin chi tiết thì bà Thoa cho biết sẽ trả lời cho chúng tôi bằng văn bản sau.
Ông Lê Anh Dũng (Cục phó Cục THA dân sự tỉnh Tiền Giang) thừa nhận vụ THA này có chậm hơn so với bình thường. “Có vấn đề sai phạm hay tiêu cực liên quan đến việc THA hay không thì chúng tôi sẽ làm rõ và xử lý” - ông Dũng cho biết.
Vô lý!
Việc cơ quan THA đổ lỗi cho bà Bình không cung cấp thông tin về việc bà Ngọc nhận tiền bồi thường là vô lý. Bởi khi cưỡng chế, CHV phải yêu cầu bà Ngọc nộp giấy tờ nhà đất cho cơ quan THA theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật THA dân sự. Nếu CHV thực hiện việc này thì bà Ngọc sẽ không thể nhận tiền bồi thường vì không có giấy tờ nhà đất.
Mặt khác, trong vụ này CHV biết nhà đất nằm trong diện quy hoạch giải tỏa chưa có quyết định thu hồi nhưng lại không có bất kỳ văn bản nào gửi Trung tâm Phát triển quỹ đất để áp dụng biện pháp bảo đảm, từ đó gây thiệt hại cho bà Bình.
Ngoài ra, CHV không tiến hành lập biên bản tạm giao nhà đất cho ai quản lý, sử dụng, cũng không tiến hành ngay việc bán đấu giá tài sản là vi phạm khoản 2 Điều 112 Luật THA dân sự.
Theo bà Bùi Thị Thanh Bình (ngụ TP.HCM), năm 2010 trong một vụ kiện dân sự, TAND TP Mỹ Tho (Tiền Giang) đã xử tuyên buộc bà Huỳnh Thị Ngọc phải trả cho bà 258 triệu đồng và phải trả trong một lần.
Chấp hành viên chậm giải quyết
Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, đầu năm 2011, bà Bình đã nộp đơn yêu cầu thi hành án (THA) đến Chi cục THA dân sự TP Mỹ Tho. Dù bà đã cung cấp thông tin rất cụ thể về tài sản của bà Ngọc là một căn nhà ở đường Hoàng Hoa Thám (phường 3, TP Mỹ Tho) nhưng chấp hành viên (CHV) LVM (hiện đã được chuyển về một đơn vị khác) vẫn ra một thông báo buộc bà phải cung cấp thông tin về tài sản, điều kiện để THA của bà Ngọc trong vòng 30 ngày, nếu không sẽ trả lại đơn yêu cầu THA.
Xem thêm: thuê chung cư tại cầu giấy, cho thuê căn hộ chung cư đống đa, cho thue chung cu quan ba dinh
Thấy quá vô lý, bà Bình khiếu nại. Sau đó, lãnh đạo Chi cục THA dân sự TP Mỹ Tho đã chấp nhận đơn khiếu nại của bà, khẳng định thông báo nói trên của CHV M. là chưa đúng trình tự, thủ tục. Chi cục cũng yêu cầu CHV M. phải tiến hành ngay các thủ tục kê biên, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản...
Sau khi tiến hành các thủ tục kê biên, thẩm định giá, CHV M. lại không tiếp tục tổ chức bán đấu giá tài sản, không theo sát vụ việc. Cuối cùng, bà Ngọc đã ung dung nhận được hơn 400 triệu đồng tiền bồi thường cho một phần nhà đất đã bị kê biên nói trên trong một dự án của chính quyền địa phương.
Đổ lỗi cho dân
Sau khi phát hiện việc bà Ngọc được nhận tiền bồi thường từ một phần nhà đất đã bị kê biên để đảm bảo THA, bà Bình đã gửi đơn khiếu nại CHV M. về việc chậm tổ chức THA, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bà.
Sau đó, Chi cục THA dân sự TP Mỹ Tho đã có văn bản trả lời khiếu nại. Theo văn bản này, “CHV có một phần lỗi là chậm tiến hành các thủ tục”. Tuy nhiên, cơ quan THA cũng cho rằng phía bà Bình “cũng có một phần lỗi là chưa cung cấp thông tin hoặc yêu cầu ngăn chặn việc nhận tiền của bà Ngọc” cho cơ quan THA dù rõ ràng đây là trách nhiệm của CHV và cơ quan THA sau khi đã thụ lý, giải quyết vụ việc và kê biên nhà đất.
Chi cục THA dân sự TP Mỹ Tho còn cho rằng do không nhận được thông tin từ các cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương về việc bà Ngọc được nhận tiền bồi thường giải tỏa nên không chủ động trong vụ việc này.
Được biết sau khi bà Bình khiếu nại, Chi cục THA dân sự TP Mỹ Tho đã mời bà Ngọc lên làm việc thì bà Ngọc trả lời bà Bình rằng bà có nhận số tiền bồi thường của chính quyền địa phương nhưng đã giao cho một người khác, bản thân bà không giữ.
Theo tìm hiểu của PV, sau khi nhận tiền bồi thường từ dự án, đến nay phần nhà đất (vẫn đang bị kê biên) của bà Ngọc chỉ còn lại khoảng 30 m2.
“Chi cục THA dân sự TP Mỹ Tho có nói sẽ tiếp tục bán đấu giá phần nhà đất này để THA cho tôi nhưng thử nghĩ có ai đi mua diện tích đất quá nhỏ như vậy không, nếu có mua thì giá trị được bao nhiêu. Bốn năm nay tôi vẫn chưa được THA dù nhà đất của bà Ngọc đã bị kê biên ngay từ đầu. Tôi sẽ tiếp tục khiếu nại” - bà Bình bức xúc nói.
Chỉ kiểm điểm CHV
Trả lời PV Pháp Luật TP.HCM, bà Đỗ Thị Ái Thoa (Chi cục trưởng Chi cục THA dân sự TP Mỹ Tho) nói ngắn gọn rằng trong vụ việc THA trên chỉ kiểm điểm quá trình tác nghiệp của CHV. Còn thông tin chi tiết thì bà Thoa cho biết sẽ trả lời cho chúng tôi bằng văn bản sau.
Ông Lê Anh Dũng (Cục phó Cục THA dân sự tỉnh Tiền Giang) thừa nhận vụ THA này có chậm hơn so với bình thường. “Có vấn đề sai phạm hay tiêu cực liên quan đến việc THA hay không thì chúng tôi sẽ làm rõ và xử lý” - ông Dũng cho biết.
Vô lý!
Việc cơ quan THA đổ lỗi cho bà Bình không cung cấp thông tin về việc bà Ngọc nhận tiền bồi thường là vô lý. Bởi khi cưỡng chế, CHV phải yêu cầu bà Ngọc nộp giấy tờ nhà đất cho cơ quan THA theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật THA dân sự. Nếu CHV thực hiện việc này thì bà Ngọc sẽ không thể nhận tiền bồi thường vì không có giấy tờ nhà đất.
Mặt khác, trong vụ này CHV biết nhà đất nằm trong diện quy hoạch giải tỏa chưa có quyết định thu hồi nhưng lại không có bất kỳ văn bản nào gửi Trung tâm Phát triển quỹ đất để áp dụng biện pháp bảo đảm, từ đó gây thiệt hại cho bà Bình.
Ngoài ra, CHV không tiến hành lập biên bản tạm giao nhà đất cho ai quản lý, sử dụng, cũng không tiến hành ngay việc bán đấu giá tài sản là vi phạm khoản 2 Điều 112 Luật THA dân sự.
Relate Threads