- Tham gia
- 16 Tháng bảy 2007
- Bài viết
- 8,859
- Điểm tương tác
- 1,424
Dấu ấn sâu lắng nhất đọng lại di tích lịch sử này trong hơn một thế kỷ qua chính là những phiến đá ngổn ngang, sắp lớp. Những tảng đá lớn hàng thước khốI, nặng nhiều tấn kia đã làm kiệt quệ và đè nát bao nhiêu thân tù khi họ xeo chúng từ Núi Chúa về đây. Không xeo được sẽ chết vì đòn, xeo được thì chết vì kiệt sức. Cái thời đau thương ấy như còn âm vang trong từng phiến đá và câu ca truờng hận của tù nhân: “Côn Lôn ơi, viên đá mạng người…”.
Ai biết được một cách chính xác có bao nhiêu người bị núi lở, đá đè hoặc chết vì đòn roi khi chuyển đá, khi làm Cầu Tàu, và kè đá dọc con đường ven biển.
Cầu Tàu còn là một đầu mối liên lạc quan trọng giữa tù chính trị Côn Đảo với Đảng Xã Hội, Đảng Cộng Sản Pháp, với Xứ ủy Nam Kỳ, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ và Thành ủy Sài Gòn – Gia Định. Sách lý luận, kinh điển Mác – Lênin, sách văn học, báo chí tiến bộ, nghị quyết của Quốc tế Cộng sản của Trung ương Đảng ta cùng thư từ, chỉ thị của xứ ủy… đã đến với người tù qua Cầu Tàu này.
Cầu Tàu từng rợp bóng cờ đỏ sao vàng những ngày Cách nạng Tháng Tám (1945) thành công ở Côn Đảo. Trên 2000 tù chính trị đã từ đây trở về đất liền tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ và anh dũng. Một số người đã trở thành những đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta trong nhiều năm qua. Cuối năm 1954, Thực dân Pháp cũng phải đưa gần 600 tù binh và trên 1.000 tù án qua Cầu Tàu về trao trả cho Chính phủ Hồ Chí Minh. Ngày 1 tháng 5 năm 1975 tù chính trị Côn Đảo chớp thời cơ, nổi dậy làm chủ hoàn toàn ở Côn Đảo.
Ngày 4 tháng 5 năm 1975 trên chuyến tàu đầu tiên ra giảI phóng Côn Đảo, 500 tấm ảnh Bác Hồ in lụa đã chuyển tới Cầu Tàu và được những người tù trang trọng rước về từng trại. Ít ngày sau, từng đoàn tù lần lượt tập trung ra Cầu Tàu để xuống tàu về đất liền, chấm dứt vĩnh viễn hơn một thế kỷ “Địa ngục trần gian”.
Relate Threads