Cẩm nang chơi cây cảnh - thú nuôi

Quang92

Tiểu thương mới
Tham gia
17 Tháng tám 2011
Bài viết
11
Điểm tương tác
0
bs_1101727554.jpg


Cây cảnh đã đi vào cuộc sống như một mỹ tục, một thú chơi thể hiện một phần tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Ông cha ta đã gửi gắm vào cây cảnh tình cảm, ý niệm thẩm mỹ, tínhư chất của mình làm tăng thêm lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước để tự khẳng định và hoàn thiện mình.

Nghệ thuật chơi cây cảnh có tính quần chúng rộng rãi, tính dân tộc đậm đà, tính nhân văn cao quý, tính thẩm mỹ độc đáo, tính triết hoc sâụ sắc tính sáng tạo mới mẻ, tính kinh t'ế cao và làm vẻ vang cho truyền thống văn hóa của dân tộc.
Chơi cây cảnh trồng cây cảnh bao giờ cũng phải coi trọng gốc cây - gốc co to có khỏe thì cây mới mạnh, gốc phải to hơn thân. Gốc càng to càng thể hiện cây đã sống lâu năm. Nếu gốc có nhiều rễ nổi, rễ sum suê càng đẹp. Cây trồng trong chậu phải là một gốc, trừ một số thế cây quần tụ có từ ba đến bốn gốc trở lên. Giữạ chiều cao và bề rộng của cây phải có sự tương xứng. Thân cây mềm mại duyên dáng, xiêu nghiêng hay đứng thẳng khỏe mạnh là tùy theo các thế cây. Cành cây phải được phân bổ hơp lý, cấu tạo so le chia ra các hướng lớn không trùng nhaụ, tránh gò bó. Từ gốc đến chỗ chia cành phải có khoảng cách ít nhất bằng một phần ba chiều cao của cây để nhìn rõ được thân cây khỏe đẹp và thoáng. Không nên để cành che lấp mất thân. Một cây nhiều nhất chỉ nên có bốn cành. Cành dưới cùng gọi là cành thân hay cành hồi âm, có giá trị tạo cảm giác cho phần gốc cây có hậu, vững chãi, bền lâu. Cành thứ hai và thứ ba là cành tả và cành hữu là hai cành chính của cây. Cành thứ tư là cành tế thân, cũng được gọi là "cành ức" hay "cành hầu", cốt để cho phần cổ đỡ trơ lộ, góp phần cho bố cục tổng thể toàn cây chặt chẽ. Các cành phải được xén tán lá cho ngang phẳng, gọn gàng, không để cho lá cây mọc tự nhiên, um tùm.

Cây phải có ngọn, ngọn vươn cao hơn cành, không nên dùng cây gãy ngọn hoặc không có ngọn. Nếu ngọn thấp hơn cành cũng không được. Ngọn cây để tự nhiên, ngả theo hướng nào tuỳ thuộc vào thế cây.

Tại sao cành và ngọn phải là năm tán? Ngày xưa con người quan niệm cuộc đời có bốn giai đoạn: sinh, trưởng,lão, tử (sinh ra, trưởng thành, già và chết), nếu qua "tử" rồi thì phải là "sinh". Cây cảnh là biểu tượng con người, thể hiện khát vọng, lý tựởng, lẽ sống, ý niệm thẩm mỹ của con người.


Cây cảnh phải được bàn tay nghệ thuật của con người tác động vào để hình thành một thế cây. Đó là một dáng đứng, một điệu vươn của cây có bố cục chặt chẽ, đẹp đẽ - một tác phẩm nghệ thuật độc đáo có sức sống, toát lên một chủ đề, một ý tưởng nhất định.


Tuổi cây càng cao, càng quý. Cây cảnh đẹp phải là cổ thụ nhưng nhỏ gọn, để nói lên ý nghĩa trường tồn.


Tùy theo từng loại cây cảnh mà trồng vào các chậu cảnh thích hợp, tương xứng và đep. Chậu cảnh đẹp sẽ làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ.


Chơi cây cảnh phải để đúng chỗ, cây to hoặc nhỏ, phụ thuộc nơi ở của mình rộng hay hẹp và bao giờ cũng có thể ngắm nhìn được.


Có rất nhiều thế câv cảnh như: thế phượng vũ, thế ngũ phúc, thế huynh đệ, thế phụ tử, thế mẫu tử, thế long giáng, thế phượng vũ long đàn, thế bạt phong hồi đầu, thế trực liên chi, thế long ẩn, thế lão mai thế tam đa, thế tứ quý, thế nguyệt ảnh, thế địa đạo huyên nhi, thế phượng rồng sóng đôi, thế đón gió, thế chờ đợi, thế ngẫu tự, thế nhà hiền triết...


Biết nhìn các thế của cây cảnh, đặc biệt là biết tạo ra các thế cây, hiểu ý nghĩa củạ các thế cây cảnh là một điều rất lý thú. Xin giới thiệu ba thế cây tiêu biểu:


- Thế ngũ phúc: Cây có bốn cành, một ngọn là 5 tán đều phải xén phắng, ngang bằng, không tán nào được vổng, mỗi tán được chia ra một hướng. Dáng cây là biểu tượng của năm điều ước muốn giản dị mà vĩ đại của con người xưa, nay: Phúc Lộc, Thọ, Khang, Ninh.


- Thế phượng vũ (chim phượng múa): Cây có bốn cành, một ngọn là 5 tán. Cành hồi âm quặt phía sau tượng trưng cho đuôi chim. Hai cành tả hữu thành hình hai tán xòe như hai cánh chim đang xòe múa. Cành ức nhỏ hơn các cành khác, ngọn cây để dài ra vươn lên, tượng trưng cho đầu chim. Dáng cây có làn đi ngang, hơi chúc xuống làm biểu tượng con chim phượng hoàng đang múa đón con người, vui với những thành quả tốt đẹp.


- Thế huynh đệ (hoặc huynh đệ đồng khoa): Cây một gốc, hai thân (có thể trồng ghép hai cây lại nhưng phải tạo thành một gốc). Hai thân có độ cao thấp, to nhỏ suýt soát nhau, kề sát nhau đẹp đẽ. Mỗi thân đều có 5 tán, các tán đan xen nhau. Ngọn cây nhỏ phải ngả hướng sang cây lớn như anh em, biểu lộ tình âu yếm ruột thịt.


Con người tạo dựng và chơi cây cảnh cũng là tạo dựng cuộc đời, tâm hồn, trí tuệ, ước muốn của mình. Vì vậy, cây cảnh là mảnh tâm hồn của ta, làm cho ta hướng về cái đẹp, cái thiện, sống đẹp đẽ và tốt lành hơn. Đó là những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt, có nhựa sống của thiên nhiên và con người làm cho con người hoà nhập với thiên nhiên vĩnh hằng và kỳ thú.



Theo caycanhvietnam



Topic tổng hợp, chia sẻ, sưu tầm kinh nghiệm chơi cây cảnh, thú nuôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chọn chậu trồng cây

Cây Cảnh Việt - Cây thấp thì dùng chậu cao, nhất là cây dáng huyền. Cây cao thì dùng chậu thấp. Xu hướng chung đối với cây cảnh nghệ thuật là dùng ang hay bể mong với lượng đất tối thiểu đủ duy trì sự sống của cây. Hạn chế dần các chậu quá sâu vừa nạng nề vừa không đẹp. Để thực hiện việc trồng cây trên ang hay bể mỏng trước tiên cần trồng cây trong chậu sâu để cho bộ rễ tôm phát phong phú. Sau mỗi lần thay đất ta lại lạng bỏ bớt đất ở phần đáy vầng để đưa ra chậu nông hơn, làm một vai lần như vậy, khi bộ rễ tôm đã phong phú và dàn trải đều trên một mặt phẳng mỏng thì ta có thể trồng trên chậu mỏng đúng yêu cầu .

caycanhviet-11102010_4.jpg


Chậu trồng cây có 2 vai trò:
Chứa chất trồng để đảm bảo cho cây sinh trưởng, tăng mỹ thuật của cây cảnh nói chung và cây cảnh nghệ thuật nói riêng.
Trong thời gian ươm cây thì có thể chọn chậu bất kỳ, sao có đủ đất và chất dinh dưỡng để cho cây sống, phát triển đạt yêu cầu. Khi cây đã tương đối ổn định nhất là được tạo hình thì nên chọn chậu phù hợp.

Các kiểu chậu: Ngày nay kiểu chậu, ang, bể trồng cây rất phong phú, bao gồm nhiều kiểu Á, Âu, trò, vuông, luc lăng, chữ nhật với đủ các kích cỡ to, nhỏ, nông sâu khác nhau. Chất liệu làm chậu bao gồm: sành,s ứ, gốm,x i măng, đá, nhựa…Chất men chậu rất nhiều mầu được phân chia làm 3 loại chủ yếu như:
Men sáng: Trắng, xanh ngọc, đông thanh
Men lạnh: các loại men xanh
Men nóng: Tím, nâu, da chu, da lê, trứng ếch…

Nguyên tắc chọn chậu:
- Dựa vào mầu men:: Men chậu coi như mầu nền để làm nổi bật màu của hoa, quả đối vói cây chơi hoa, quả là chính, hoặc mầu lá đối với cây chơi lá là chính. Không dùng chậu có mầu men có mầu của hoa hay quả.
Đối với hoa trắnh vàng: Dùng chậu tím, nâu hay da chu.
Đối với hoa đỏ, tím: dùng chậu men trắng, xanh ngọc, đông thanh. Đối với da mầu của lá cũng tương tự như vậy.
- Dựa vào độ cao của thân cây: Cây thấp thì dùng chậu cao, nhất là cây dáng huyền. Cây cao thì dùng chậu thấp . Xu hướng chung đối với cây cảnh nghệ thuật là dùng ang hay bể mong với lượng đất tối thiểu đủ duy trì sự sống của cây. Hạn chế dần các chậu quá sâu vừa nạng nề vừa không đẹp. Để thực hiện việc trồng cây trên ang hay bể mỏng trước tiên cần trồng cây trong chậu sâu để cho bộ rễ tôm phát triển phong phú. Sau mỗi lần thay đất ta lại lạng bỏ bớt đất ở phần đáy vầng để đưa ra chậu nông hơn, làm một vài lần như vậy, khi bộ rễ tôm đã phong phú và dàn trải đều trên một mặt phẳng mỏng thì ta có thể trồng trên chậu mỏng đúng yêu cầu .

Cần chú ý không để các đầu rễ to cao hơn thành chậu vì sau khi đất trôi đi đầu rẽ sẽ trơ ra và rễ bi bỏ rễ . Trồng trên chậu mỏng rất đẹp nhưng phải thay đất hàng năm, đất trồng cần trộn đủ các chất dinh dưỡng để cho cây sinh trưởng, ra hoa kết quả, qua cây cảnh nước ngoài ta thấy cây có bộ gốc rễ rất to nhưng lại được trồng trên bể mỏng rất ít đất trồng, vậy mà hoa vẫn nở rực rỡ trông thật hấp dẫn.

Nơi đặt chậu cảnh:
Nơi đặt chậu cảnh cần đặc biệt chú ý đến điều kiện ánh sáng, thông gió, không khi trong lành và cần chú ý đến sương đêm nếu có.
Ánh sáng lá yêu cầu tất yếu để cây tiến hành quang hợp. Tuỳ loài cây khác nhau mà yêu cầu ánh sáng khác nhau, cây trong chậu cần có tối thiểu 5 giờ chiếu sáng trở lên, tốt nhất là ánh sáng ban mai ôn hoà , tránh ánh sáng gay gắt vào buổi trưa, mỗi tuần cây thay đổi phương hướng che bóng.
Ngoài ánh sáng ra cần có thông gió tốt, quan tâm đến thay đổi nhiệt độ các mùa, giữ cây cần ánh sáng cả ngày và nửa ngày. Nhiệt độ giới hạn sinh lý của cây sẽ làm giảm tác dụng quang hợp, ảnh hưởng khả năng hút thức ăn của rễ, lá cây có thể bị khô héo. nếu ánh sáng không đầy đủ để dẫn đến cây sẽ mọc vóng vượt, sức sống yếu.

Nói chung, giá để cây cao khoảng trên dưới 60cm thì dễ chăm sóc, quản lý cũng thuận tiện cho việc quan sát, thưởng thức; không nên trực tiếp đặt trên mặt đất để tránh kiến, giun qua lỗ chậu chui lên và tránh rễ cây chui qua lỗ chậu xuống đất làm cho cơ năng của rễ giảm sút, tán cây sẽ mọc lộn xộn; cũng không nên đặt trực tiếp lên mái nhà xi măng trong mùa hè, cây sinh trưởng yếu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chọn nơi đặt bể cá

Tốt nhất nên đặt bể cá ở phòng khách hoặc phòng đọc sách, không khí ở đây lưu thông tốt lại tiện cho việc thay nước, bể cá phải đặt ở vị trí cố định, cố gắng để xa lối qua lại, tùy theo kích cỡ to nhỏ của phòng mà chọn bể cá không nên đặt bể cá to ở trong phòng quá nhỏ. Mấy năm gần đây nuôi bể cá trong nhà là lựa chọn hay cho những người dân nơi đô thị muốn được thư thái sau những giờ làm việc căng thẳng. Nhìn ngắm những con cá vui chơi bơi lội ở trong bể không chỉ mang lại cảm giác tĩnh tâm dưỡng mắt mà thủy khí từ bể cá bốc ra còn điều tiết độ ẩm của không khí trong phòng. Theo các chuyên gia nếu đặt bể cá không đúng chỗ không những không tốt đối với cá mà còn làm ô nhiễm môi trường trong phòng từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

be-ca-02.jpg

Hiện nay rất nhiều người thích dùng bể cá thủy sinh ở trong nhà, đây không chỉ là một kỹ thuật tiên tiến mà còn có thể dùng để trang trí nội thất cho căn phòng. Theo điều tra thị trường, hiện nay có trên 25 triệu gia đình ở Trung Quốc dùng bể thủy sinh, số lượng gia đình ở nước ngoài dùng bể thủy sinh đã vượt quá con số 80 triệu gia đình.
Nhưng điều đáng chú ý là tốt nhât không nên đặt bể thủy sinh ở phòng ngủ, vì thể tích của bể thủy sinh không giống như bể cá thông thường, thủy khí bốc ra rất nhiều sẽ làm cho độ ẩm tăng cao, làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ sinh sôi, dẫn đến ô nhiễm môi trường trong phòng, bơm khí trong bể thuỷ sinh sẽ tạo ra tiếng ồn ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Tốt nhất nên đặt bể cá ở phòng khách hoặc phòng đọc sách, không khí ở đây lưu thông tốt lại tiện cho việc thay nước, bể cá phải đặt ở vị trí cố định, cố gắng để xa lối qua lại, tùy theo kích cỡ to nhỏ của phòng mà chọn bể cá không nên đặt bể cá to ở trong phòng quá nhỏ.
be-ca-01.jpg

Từ Kiến Dân, chuyên gia nuôi cá cảnh ở thành phố Bắc Kinh cho biết các gia đình nuôi cá yêu cầu chất nước cũng khá cao. Đặc biệt phải chú ý tới mật độ thả cá, lượng thức ăn thả xuống và phải kịp thời vệ sinh những chất mà cá thải ra nếu không chiếc bể cá “mấy tầng độ ẩm” thiên nhiên này rất có khả năng trở thành chiếc giường ẩm ướt gây bệnh. Ví dụ trong nước tiểu của cá có thành phần đạm, amoniac ngửi lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe mà thiết bị lọc của bể thủy sinh chỉ có thể lọc được phân cá, cặn bã của thức ăn…không thể lọc nước tiểu của cá. Nếu muốn duy trì chất nước trong sạch thì phải thường xuyên thay nước.
Về mật độ thả cá, thông thường bể cá trên dưới 1m3, cá vàng trên dưới 10cm nhiều nhất chỉ thả từ 6-8 con.

Phải căn cứ vào chủng loại, kích thước to nhỏ của cá mà thả lượng thức ăn cho thích hợp, tránh có nhiều thức ăn thừa tán lưu ở dưới đáy bể làm nước ô nhiễm.
Cũng cần phải đặc biệt chú ý tới số lần thay nước, vào mùa đông khoảng 1 tuần thay nước một lần, mỗi lần thay nước không vượt quá 1/3 bể, vào mùa hè mỗi ngày phải thay nước một lần lượng nước thay không vượt quá 1/5 bể. Chú ý là khi thay nước không nên đổ trực tiếp nước máy vào bể mà phải để lắng nước một ngày để giảm lượng bột màu trắng trôi nổi trong nước, nâng cao hàm lượng dưỡng khí trong nước.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Kỹ thuật ký đá trên cây xanh

Cây Cảnh Việt - Đây là khâu quan trọng nhất nó đòi hỏi tính sáng tạo của người làm bởi mỗi viên đá một hình dáng mỗi cây giống một bộ rễ khác nhau(Tạm gọi phần lồi, nhô ra của đá là phần dương, phần hốc đá ,chỗ lõm vào là âm) hãy chọn một phần nhô cao của viên đá và ốp cây vào ,cố định thật chặt phần gốc cây vào đá bắng dây mềm đó là điểm nhấn gây ấn tượng nhất cho người xem (không nên nhét gốc cây vào hốc đá bởi khi lớn gốc cây ẩn vào trong không phô được vẻ đẹp của cây). Trên mỗi viên đá hãy phát hiện và lợi dụng những đường nét uốn lượn hết sức đa dạng của nó để cuốn rễ. Cây của bạn có gây được ấn tượng cho người xem hay không chính là điểm mấu chốt này.
1- Chuẩn bị cây giống , đá:
- Cây giống : Việc chuẩn bị cây giống cực kỳ quan trọng nó quyết định tới 20-30% cho sự thành bại của tác phẩm. Cây giống phải có bộ rễ càng dài càng tốt. kinh nghiệm nhiều năm cho thấy cây có bộ rễ dài khoảng trở lên 1m ,đường kính gốc khỏang 1,5 cm là đạt yêu cầu : Cách làm : có thể nhân giống từ hạt, cành chiết . Chọn cành có đường kính bằng điếu thuốc để chiết . Nếu muốn vào đá vào cuối năm hoặc mùa xuân thì phải chiết cành vào tháng 3 -4 năm trước. Sau chiết ( 15-20 ngày ) cành ra rễ, cắt cành chiết cấy vào vỏ bao ximăng tháo chỉ 2 đầu nhồi đất dựng đứng ,mỗi bao cấy 5 cây giống hoạc cấy vào ống nhựa,ống luồng bổ đôi cho đất vào trong … ta có thể sáng tạo ra nhiều kiểu làm cây giống miễn sao tạo bộ rễ dài.
ky-thuat-ky-da-02.jpeg

ky-thuat-ky-da-03.jpeg

- Đá : Những năm trước tôi hay dùng đá Tai bèo để ký cây bởi đá có nhiều hang hốc , mấu dễ dàng cho việc quấn rễ vào đá .Hiện tại tôi chuyển qua làm bằng đá trơ (Đá lũa ), đá bọt (loại đá có mầu vàng ,nhẹ có nhiều ở Ninh Bình ,Thanh Hóa ) và đá vôi loại to
2 - Kỹ thuật ký đá :

- Thời gian
: Thời gian phù hợp nhất cho việc ký đá từ tháng 11 âm năm trước đến hết tháng 3 âm lịch năm sau tất nhiên ta có thể ký các thời điểm khác trong năm nhưng vấn đề chăm sóc sẽ gặp nhiều khó khăn (áp dụng cho thời tiết bắc bộ)
- Kỹ thuật ký đá
: đây là khâu quan trọng nhất nó đòi hỏi tính sáng tạo của người làm bởi mỗi viên đá một hình dáng , mỗi cây giống một bộ rễ khác nhau (Tạm gọi phần lồi , nhô ra của đá là phần dương, phần hốc đá ,chỗ lõm vào là âm) hãy chọn một phần nhô cao của viên đá và ốp cây vào ,cố định thật chặt phần gốc cây vào đá bắng dây mềm đó là điểm nhấn gây ấn tượng nhất cho người xem ( không nên nhét gốc cây vào hốc đá bởi khi lớn gốc cây ẩn vào trong không phô được vẻ đẹp của cây ). Trên mỗi viên đá hãy phát hiện và lợi dụng những đường nét uốn lượn hết sức đa dạng của nó để cuốn rễ . cây của bạn có gây được ấn tượng cho người xem hay không chính là điểm mấu chốt này
Sau khi tạo đường chạy cho rễ xong hãy buộc dây thật chặt (dùng loại dây hóa học mầu đen .loại này rất phù hợp bởi rất bền ,lâu mục ) nếu chưa quen có thể dùng phấn vẽ trước để điều chỉnh đường chạy của rễ cho phù hợp.
Lưu ý
: - Để tạo ra cây dáng lạ ,cây quái nên cuốn cây vào phần dương của đá , phải tạo nhiều đường gấp khúc đột ngột và không bị ràng buộc bởi một công thức nào ,nếu ta bị lệ thuộc vào những thứ có sẵn hoạc theo đường mòn thì cây sẽ đơn điệu, tẻ nhạt.

ky-thuat-ky-da-04.jpeg

ky-thuat-ky-da-05.jpeg

- Nếu muốn cây có bộ rẽ dẹt hãy xếp nhiều rễ cạnh nhau chạy song song ,khoảng cách các rễ tùy theo bạn định làm cây to hay nhỏ thông thường đặt chúng cách nhau khoảng 3-5cm.
ky-thuat-ky-da-06.jpeg

2 năm sau
ky-thuat-ky-da-07.jpeg

- Nếu bạn muốn lấy rễ làm thân thì cắt hết những rễ nhỏ chỉ để lại một hoặc hai rễ to xếp chúng cạnh nhau khi lớn chúng phình lên và dính vào nhau tạo thành một thân cây rất đẹp (Tôi hay dùng cách này ).

ky-thuat-ky-da-01.jpg

-Trong quá trình đưa cây vào đá để có đường chạy của rễ theo đúng ý có thể sẽ phải can thiệp bằng các dụng cụ cắt sửa đá.
- Căn cứ vào đường chạy của rễ hãy uốn thân cây cho ăn nhập với tổng thể Rễ -thân - đá và cố định lại
Sau khi ký đá xong hãy đưa cây ra vườn nhào đất ướt vừa phải và đắp đến cổ rễ (để cây bằng mặt vườn, không đào hố đưa cây vào) sau đó lấy tấm ly nông cuộn chặt lại nhằm giữ độ ẩm khoảng một tuần ta mới phải tưới nước một lần. Sau cấy một tháng hãy tưới cho cây một chút phân đạm +lân (thật loãng ) để cây phát triển đâm rễ xuống đất. Lưu ý : Đất đắp bầu không được cho phân hữu cơ, không tưới phân hữu cơ vào bầu đất. khi rễ đã xuống đất bạn hãy dùng các loại phân chăm sóc cho cây phát triển tốt , lúc này ngường hoàn toàn tưới phân cũng như nước trên bầu đất
Tùy theo sức chăm cũng như môi trường và điều kiện khí hậu ,thổ nhưỡng khoảng 6-7 tháng gốc cây có thể đặt đường kính 2,5-3cm lúc này ta dỡ bỏ bầu đất và tiến hành chỉnh lại rễ .Những rễ không đạt yêu cầu cắt bỏ ,đoạn rễ mới mọc thêm từ rễ cũ ta đào lên và tiến hành quấn lại vào đá. ( Lưu ý : Trong một cây bạn phải để nguyên 1 hoạc 2 chiếc rễ, những rễ này có nhiệm vụ nuôi cây khi rễ mới chưa phát triển, hãy chọn chúng trong số rễ bỏ đi .khi rễ mới đủ sức nuôi cây thì cắt chúng đi)

ky-thuat-ky-da-08.jpeg

Cây hình trên sau một năm nuôi trồng
ky-thuat-ky-da-09.jpeg

Công việc tiếp theo áp dụng như việc chăm sóc, uốn tỉa cây cảnh mà chúng ta đã làm.
 
Đất cho bonsai

dat-cho-bonsai.jpg

Đất luôn là mối quan tâm hàng đầu của những nhà nghệ thuật trồng và tạo dáng bonsai khi họ muốn tạo ra một cây bonsai đầy sức quyến rũ...
Những điều cơ bản
Đất trồng thường là một vấn đề lớn đối với những nhà yêu thích trồng bonsai. Mặc dù bạn có thể mua đất trồng từ những nhà vườn, nhưng giá cả để mua chúng thì khá đắt đỏ. Chính vì thế mà bạn nên tự tạo ra đất trồng theo cách của riêng bạn. Để tạo ra một loại đất trồng tốt cho cây bonsai, bạn cần tuân thủ theo nhiều điều cần thiết. Nếu áp dụng tốt những điều ấy thì bạn sẽ đạt được một kết quả tốt và chúng tôi chắc rằng đó chính là thành quả thực sự do chính bạn gặt hái được. Đối với bản thân của từng chuyên gia thì họ sử dụng những kiến thức của chính họ để chọn ra những loại đất thật sự phù hợp với từng cây bonsai riêng biệt.

Cách di chuyển
Thông thường một chậu bonsai chỉ cần một ít đất để sống và phát triển. Nhưng một chút đất này rất quan trọng vì nó cung cấp nước, không khí và những chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cho cây. Tuy nhiên, không phải chỉ vì lí do này mà ta mới trồng bonsai với loại đất phù hợp, mà bởi vì sức khỏe và sự phát triển của cây thực sự phụ thuộc hoàn toàn vào loại đất ta đem trông cho cây.

Cách chọn đất
Để đạt được kết quả tốt nhất, ta cần phải chọn được một loại đất mà nhất thiết phải hội tụ đầy đủ nước, chất dinh dưỡng và muối khoáng. Nếu như ta thêm vào đất thành phần các chất hữu cơ đã được chế biến thì khả năng trữ nước và các chất dinh dưỡng trong một diện rộng sẽ rất tốt. Cũng vì thế mà đất luôn là mối quan tâm hàng đầu của những nhà nghệ thuật trồng và tạo dáng bonsai khi họ muốn tạo ra một cây bonsai đầy sức quyến rũ.

Cần tạo hệ thống thoát nước
Vấn đề tiếp theo mà chúng ta cần chú ý đó chính là hệ thống thoát nước. Nước thì cần thiết để cây tồn tại, nhưng ta cũng cần tưới nước cho cây với thời lượng phù hợp, vừa phải. Nếu tưới nước quá nhiều sẽ làm cho rể cây bị úng, điều đó đồng nghĩa với việc là bao nhiêu nỗ lực và cố gắng của chúng ta sẽ trở thành một con số không to tướng, nghĩa là chúng ta thất bại. Chính vì thế mà việc thoát nước cần được làm một cách bài bản và kỹ lưỡng, bằng cách ta trộn đất với những viên đá nhỏ, vì những viên đá này có thể tạo những khoảng không để lượng nước dư thừa có thể thoát ra một cách dễ dàng qua những lỗ nhỏ được khoét sẵn ở dưới đáy mỗi chậu. Mặt khác, ngoài khả năng giúp cây thoát nước, hệ thống thoát nước còn giúp cây hấp thụ tốt hỗn hợp không khí trong môi trường. Và điều quan trọng chính là cây bonsai của chúng ta có được những yếu tố phù hợp cho sự phát triển của mình.

Những điều cần lưu ý khác
Như được biết, tất cả các loài bonsai cần được trồng trong loại đất mà nó có thể giữ nước và cũng trong loại đất đó lượng nước dư thừa có thể thoát ra. Đây quả là một điều trái ngược. Ví dụ cây thông và cây bách xù là những loại cây không cần nhiều nước, điều đó cho ta biết một cách gián tiếp rằng chúng cần một loại đất mà khả năng giữ nước không đòi hỏi phải tốt lắm. Còn đối với những loại cây trồng nhỏ và cây ăn quả thì ngược lại, chúng cần rất nhiều nước và qua đó ta có thể biết rằng ta sẽ phải trồng chúng trong loại đất có khả năng giữ nước cao. Bên cạnh đó, ta cũng không thể quên những hòn đá nhỏ dùng để thoát nước, vì nếu giữ nước không thôi thì rể cây sẽ bị úng và chết.

Hữu cơ hay vô cơ?
Có hai loại đất trồng: vô cơ và hữu cơ. Bất cứ loại đất nào thì ta vẫn phải đảm bảo rằng chúng có khả năng thoát nước và giữ nước. Việc tạo ra đất hữu cơ cũng khá dễ dàng, chúng ta chỉ việc lấy những thành phần tự nhiên có sẵn trong vườn hoặc từ những nguồn khác đem trộn lại và tạo ra đất hữu cơ. Còn đối với đất vô cơ thì ngược lại, ta mất nhiều thời gian và công sức để tạo nó. Một điều đáng chú ý là dung nham núi lửa và đất sét nung thì rất cần thiết trong việc tạo ra một loại đất mới.

Cách hoàn hảo nhất
Để có được một cây bonsai lý tưởng, ta cần sử dụng một loại đất chứa 50% sỏi và 50% mùn. Hai thành phần này được trộn lẫn sao cho phù hợp với từng loại cây. Chất hữu cơ được lấy từ lá cây và được đem trộn lẫn với vỏ cây, đôi lúc ta cũng gặp một số vấn đề xoay quanh phần chất hữu cơ. Chúng có vai trò trữ nước rất lớn và đẩy nước xuống phía dưới. Còn với đất vô cơ thì chúng trữ một lượng nước nhất định và làm cân bằng lượng nước thừa ở đáy chậu. Cuối cùng chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một loại đất sét trắng ở Nhật Bản có tên Akadama – nó rất tốt và thường được chuyên dùng cho việc trồng bonsai, nhưng chúng ta phải mua chúng từ các nhà vườn.
 
Làm cho hoa giấy nở quanh năm

Hoa giấy là loài hoa được trồng phổ biến ở nước ta, đâu đâu cũng thấy có hoa giấy. Hoa giấy là loài hoa “hữu sắc vô hương”. Có nhiều loại hoa khác nhau, từ đơn tính (hoa một màu) đến loài lưỡng tính (hai màu). Để hoa giấy ra hoa quanh năm, cần tiến hành một số thao tác sau:
cay-hoa-giay_2101.jpg


cay-hoa-giay_2102.jpg

Sau đợt hoa giấy đầu tiên tàn, sửa lại tàn, nhánh (hoặc cây trồng đã lớn cũng phải cắt sửa tàn, nhánh cho đẹp).

*
Trồng lại với chất trồng mới (phân chuồng, đất), nghĩa là thay đất cho cây.
* Chăm sóc cho cây sống ổn định, rồi lặt bỏ toàn bộ lá cũ.
* Quan sát: chồi nẩy, ngừng chăm sóc, để cho bầu đất trong chậu khô lại.
* Khi chồi mọc ra ở các cành, tán bắt đầu chùn lại
* Sau đó, tưới nước và có thể bón bổ sung N.P.K 10 – 10 – 30 để cây có hoa đẹp, lâu tàn.
* Sau đợt hoa vừa rồi tàn, tiến hành cắt tỉa, tạo tán.
* Bón phân N.P.K 20 – 20 – 20 kết hợp với phân chuồng hoai để cây hồi sức.
* Bỏ khô vài ngày để cho lá héo rũ, rồi tưới nước trở lại (nhưng lượng nước tưới lúc này rất ít vì chủ yếu là giữ ẩm cho cây).
* Sau đó, 1 đến 2 tuần cây sẽ nẩy chồi và tiếp tục lại ra hoa.
 
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Vạn niên tùng

Vạn niên tùng là loại cây đa niên tuổi thọ có thể đến hàng trăm năm, thích nghi rộng với nhiều vùng đất, nhưng phát triển tốt trên đất phù sa, cây ưa sáng (cây phát triển tốt khi có đủ ánh sáng).
Nhân giống bằng phương pháp vô tính: Chiết cành hoặc giâm cành. Cành giâm trong giai đoạn vườn ươm cao từ 15 - 20 cm, nên giữ cây trong bóng râm từ 30 - 45 ngày, sau đó có thể đưa ra nắng trong giai đoạn này nên dưỡng cây con trong bầu để tiện việc chăm sóc, khi cây cao từ 80 cm trở lên có thể trồng xuống đất. Cây phát triển tốt trên nhiều loại đất, nhưng nên trồng trên đất thịt để khi bứng cây không bị rả bầu.
Giá thể sử dụng ươm cây con: Mụn dừa và trấu, với tỉ lệ 70% mụn dừa, 30% trấu; Khi dưỡng cây con trong bầu có thể trộn thêm phân hữu cơ đã oai mục, với tỉ lệ 20 - 30% phân hữu cơ, 30% trấu, 40 - 50% mụn dừa.

van-nien-tung.jpg

Vạn Niên Tùng Dáng Cận Trực

- Phân bón:
+ Khi cây trong giai đoạn vườn ươm (khoảng 2 tháng) phun phân bón lá 10 ngày/lần, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì, che mát khoảng 40 - 50%.
+ Khi cây còn nhỏ (có chiều cao từ 20 - 50cm) pha phân NPK 16-16-8 hoặc 20-20-15 để tưới, nên tưới vào lúc chiều mát, không nên tưới khi cây đang ra đọt non, cách 15 - 20 ngày tưới 1 lần, liều lượng 1kg tưới 1.000 cây, có thể phun bổ sung phân bón lá; Lượng phân tăng dần theo tuổi cây.
+ Khi cây từ 3 năm tuổi trở lên bón từ 40 - 50 gram/gốc, không nên bón phân khi cây ra đọt non.
- Phòng trừ sâu bệnh:
+ Sâu hại: Phổ biến có 2 đối tượng sâu hại là rầy mềm và sâu vẽ bùa tấn công khi cây vừa nhú đọt non cần chú ý phun thuốc để phòng trừ trong giai đoạn này, có thể sử dụng dầu khoáng DC - Tronlec hoặc các loại thuốc trừ sâu thông thường khác.
+ Bệnh hại: Rải rác xuất hiện bệnh lỡ cổ rễ hoặc khô đầu ngọn, có thể phun thuốc Aliete, Ridomil, v.v…
- Tưới nước: Cây có khả năng chịu hạn tốt, nhưng cần chú ý tưới đủ nước để cây phát triển tốt. Mùa nắng khi cây còn nhỏ có thể tưới 2 ngày/lần; khi cây lớn có thể 3 - 4 ngày tưới 1 lần tùy theo độ ẩm của đất. Cây ít mẩn cảm với nước mặn, nhưng không chịu được nước phèn.
- Tạo dáng cho cây: Tùy theo sở thích có thể tạo dáng thẳng đứng hoặc bon sai. Là cây thân dẻo dể uốn sửa để tạo dáng..
Một số ý khác:
- Đối với cây Vạn Niên Tùng và Tùng Trung quốc về kỹ thuật trồng và chăm sóc giống nhau, cả 2 loại đều dễ trồng. Nếu muốn trồng với quy mô lớn, trước khi trồng phải đắp mô, mô rộng từ 60 - 70 cm, cao tùy theo mực thủy cấp trong vùng tránh bị nước ngập; hàng cách hàng 2m, cây cách cây từ 1,5 - 2m (khoảng cách trồng có thể tăng giảm tùy điều kiện thực tế và mục đích sử dụng cây).
- Giá trị:
+ Đối với cây giống: Vạn niên tùng cây con cao từ 30 - 50 cm hiện nay giá dao động từ 10.000 - 18.000 đồng/cây. Tùng Trung quốc cây con cao từ 30 - 50 cm hiện nay giá dao động từ 40.000 - 60.000 đồng/cây. Cây Tùng Trung quốc hiện nay giá cây giống cao hơn vạn niên tùng do cây này mới được nhập và trồng trong thời gian gần đây, số lượng còn ít nên giá cao.
+ Đối với cây kiểng thành phẩm thì vô giá tùy theo hình dáng, kích thước của cây mà có giá trị khác nhau, từ 1 triệu đến vài tỉ đồng.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Trồng hoa đồng tiền

Hoa đồng tiền là một loại hoa đẹp, nhiều màu sắc và lâu tàn. Hoa đồng tiền thích hợp trồng vào vụ xuân (tháng 3, 4) và vụ thu (tháng 9, 10). Dưới đây là một số kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa đồng tiền, bạn đọc có thể tham khảo
hoa-dong-tien_2101.jpg
Chuẩn bị đất: Đất trồnghoa đồng tiền phải tơi xốp, độ thoáng cao, nhiều mùn, chủ động tưới tiêu, có độ pH 6-7. Làm đất kỹ, nhặt sạch ** dại, lên luống cao 30-35cm, luống rộng 1,5-1,6m. Vôi bột bón khi trồng trên đất chua (pH 6,0) bón 500-800kg/ha, rải đều vôi trộn với đất trước khi bón lót 7-10 ngày. Lượng phân mùn bón lót cho 1ha gồm: 30 tấn phân chuồng hoai mục+10 tấn trấu (hoặc mùn)+300kg NPK (5:10:3) trộn đều bón vào từng hốc, bón trước khi trồng 15-20 ngày cho hả phân, bón xong lấp đất cao trên phân từ 3-5cm.

Chuẩn bị nhà che: Đồng tiền không chịu được cường độ ánh sáng trực xạ cao và sương muối, mưa nhiều nên phải làm giàn che để hạn chế các điều kiện bất lợi trên.


Chọn giống cây: Có thể trồng từ cây nuôi cấy mô hay cây tách thân.


Cách trồng: Trồng đồng tiền kép phát triển khoẻ, lá to, với mật độ 1.800-2.000 cây/360m2, khoảng cách 35x35cm/cây. Đồng tiền đơn trồng với mật độ dày hơn 2.300-2.500 cây/360m2, khoảng cách 25x30cm/cây.


Đồng tiền phải trồng nổi, cổ rễ cao bằng so với mặt đất, nếu trồng sâu hay bị bệnh nghẹt rễ, cây phát triển chậm hay bị bệnh thối thân. Trồng xong tưới đẫm nước, nếu cây nào ngả nghiêng phải dựng lại bổ sung đất vào gốc cây.


Tưới nước: Đối với đồng tiền không nên phun tưới mạnh lên khắp mặt luống, làm đất gí chặt, cây đổ, bẩn lá gây hại cho cây, 2-3 ngày mới tưới 1 lần.


Bón 1 sào/lần khoảng 5kg đạm urê+5kg kali sunfat+5kg supe lân, khoảng 15-20 ngày bón/lần, hoà loãng với nước tưới hoặc bón vào khoảng giữa hai cây. Vặt bỏ lá già, lá sâu, bệnh thường xuyên cho thoáng gốc.


Dùng phân bón lá ********** ra hoa đồng loạt như: Atonic, Kích phát tố hoa trái Thiên nông, Humate, Spray-N-Grow, Growmore, E200... khoảng 10 ngày phun/lần.

 
Chăm sóc mai sau Tết

Muốn cho cây Mai ra nhiều hoa trong 3 ngày Tết thì phải tích cực chăm sóc tưới tiêu, bón phân ngay từ đầu năm làm sao cho tán lá cây Mai luôn luôn xanh tươi suốt cả năm. Vấn đề chăm sóc cây Mai sau Tết rất là quan trọng, được nhiều người quan tâm, vì cây Mai đã bị hành hạ, bỏ đói, bỏ khát, không được chăm sóc tưới tiêu trong mấy ngày Tết. Bây giờ cây Mai bị tàn tạ, lá xanh mét, mỏng manh yếu ớt. Do đó chúng ta cần phải tập trung chăm sóc lại cây Mai ngay :

A . Đối với cây Mai đã trồng trong chậu từ trước

Dù đã tháp ghép hay chưa tháp ghép cũng vậy, nếu đã bị đem vô nhà trang trí, để nơi râm mát suốt mấy ngày Tết thì cây Mai đã bị thiếu nước, thiếu nắng và thiếu dinh dưỡng ! Chúng ta cần phải :
a) Đem cây mai ra ngoài trời từ từ phơi nắng trở lại, nghĩa là đem cây Mai ra để ngoài nắng dịu trước, vào buổi sáng, đến trưa phải che bớt ánh nắng trực tiếp hoặc đem vô để chỗ ít nắng. Nếu sau Tết mà đem cây Mai ra phơi nắng trực tiếp, đột ngột thì cây Mai sẽ bị héo hết lá non. Cho nên chúng ta phải đem ra phơi nắng từ từ, cho cây Mai quen dần. Mấy ngày đầu, chỉ đem cây Mai ra phơi nắng vài ba tiếng, mấy ngày sau tăng dần, phơi nắng lâu hơn, cho quen với nắng, rồi mới đem để ra ngoài nắng 100%.
mai-vang-04.jpg



b) Cắt tỉa bớt chồi lá non dư thừa và những cành nhánh quá dài :

Chúng ta đều biết sau Tết là mùa xuân, khí hậu mát mẻ cây ** đều sinh sôi nảy nở, đâm chồi nhảy tược. Với cây Mai vàng thấy rỏ hơn, hàng trăm chồi, hàng ngàn lá non đua nhau mọc lên đầy cành nhánh, xanh mướt cả cây, mỗi tược non có thể dài ra từ 10-20cm. Chúng ta cũng phải nghiên cứu thật kỹ, xem nên tỉa bỏ bớt tược nào, để lại tược nào cho hài hòa. Nếu là cây Mai đã ghép rồi thì phải thẳng tay cắt bỏ hết những nhánh nào không phải xuất phát từ nhánh ghép, để tập trung nuôi nhánh ghép. Thí dụ : như gốc ghép là gốc Mai tứ Quí thì tất cả những tược non nào mọc lên trực tiếp từ gốc Mai Tứ Quí đều phải cắt tỉa bỏ hết vì nhánh mai tứ quí mọc lên từ gốc cây mẹ, ví như là con ruột, rất mạnh, tranh dành hết dưỡng chất, còn những nhánh Mai ghép thêm vào, coi như là con ghẻ, không thể nào tranh giành lại được đầy đủ dưỡng chất nên sẽ ốm yếu và chết dần chết mòn, nhất là những nhánh Mai ghép có hoa màu trắng, càng dễ chết hơn vì giống Mai trắng là loại yếu nhất (vì lý do nầy mà cây Mai ghép thường bị chết nhánh ghép do không cắt bỏ hết những nhánh mọc lên từ cây mẹ) . Việc cắt tỉa cành nhánh cũng rất quan trọng nên nghiên cứu cho thật kỷ để tỉa bỏ cho đúng những nhánh dư thừa, hầu tạo cho cây Mai sau nầy có được hình dáng tròn trịa cân đối mới đẹp.
c) Kế đến cũng nên lảy bõ hết trái non :
Sau Tết cây Mai đậu rất nhiều trái , nếu không tỉa bõ thì cây Mai phải nuôi thêm trái càng mất thêm nhiều dưỡng chất, sẽ suy yếu, chậm phát triển, trừ khi chúng ta cần nuôi hạt để lấy giống gieo trồng sau này, nhưng cũng tỉa bỏ bớt những trái nhỏ lép để nuôi dưỡng những trái còn lại được to mập. Khi gieo trồng làm giống, cây con mới mọc lên đều và mạnh khõe hơn.
mai-vang-05.jpg


B. Trường hợp những cây Mai đã trồng ở đất vườn

Cây Mai đã trồng ở đất trước sân nhà hoặc trồng trên líp thì ít mất sức hơn nhưng cũng phải nghiên cứu cắt tỉa bỏ những cành nhánh dư thừa và tỉa bỏ hết những trái non, càng tốt.

C. Sau Tết là thời điểm thuận tiện để chuẩn bị tháp ghép

Mùa xuân là mùa tháp ghép. Muốn tháp ghép các loại Mai giống mới có hoa màu sắc đẹp hơn, cánh hoa to hơn, thì phải nghiên cứu cưa cắt bỏ ngay từ bây giờ những nhánh nào muốn ghép thêm, để dưỡng cho tược non sớm mọc ra kịp thời tháp ghép sau vài tháng tới, khi các tược non này to cỡ bằng đầu đũa ăn, là ghép tốt nhất. Như vậy đến Tết năm sau, cây Mai ghép này sẽ kịp ra hoa to đẹp, đúng theo yêu cầu giống mới, để trang trí chơi được.


D. Bón phân là phần quan trọng nhất

Có 2 cách bón : bón lót và bón thúc.
Sau Tết, cây Mai mất sức cần phải bón phân ngay, để kịp bồi dưỡng cho cây Mai. Vấn đề là nên bón phân như thế nào? Nên chọn loại phân gì ? để tiện lợi và hiệu quả cao ?
a) Bón lót: là bón làm nền bằng những loại phân hữu cơ, như phân chuồng để sử dụng lâu ngày, vì phân hữu cơ tan ra từ từ, lâu bền hơn và khi phân hủy biến thành chất mùn, làm cho đất thêm tơi xốp, chứ không có làm chai đất như phân hóa học. Phân hữu cơ cũng có rất nhiều loại như :
1. Phân bò khô, bón cũng tốt nhưng có khuyết điểm là sinh ra nhiều **.
2. Phân rơm rất tốt nhưng khi bón thì mau phân hủy và giữ rất nhiều nước.
3. Phân bánh dầu miếng : loại phân vừa rẽ tiền vừa tiện lợi, vừa bền lâu. Sau Tết chỉ cần bẻ bánh dầu ra từng miếng nhỏ cỡ bằng 2 ngón tay, dùng nẹp tre hay dao cùn moi đất chung quanh vành chậu ra, nhét sâu xuống sát vành chậu, xa gốc cây mỗi gốc cỡ từ 100-200gam tùy theo chậu lớn hay nhỏ và bỏ thêm một ít thuốc trừ sâu rầy như Vibasu 10H hoặc một ít thuốc trừ kiến là được. Khi tưới nước, bánh dầu miếng sẽ tan ra từ từ . Qua đến đầu mùa mưa, cỡ tháng 5-6 âm lịch, bón thêm một lần bánh dầu miếng nữa y như lần trước nữa là đủ cả năm để tiếp sức cho cây Mai ra chồi ra lá mới. Mùa xuân và mùa mưa đều là mùa tăng trưởng cả, là những lúc cây Mai cần rất nhiều phân để phát triển tươi tốt, tàn nhánh sum suê.
4. Phân Dynamic Lifter là phân hữu cơ đậm đặc của Út, giá hơi đắt nhưng bón rất tốt, là loại phân chuồng qua chế biến có trộn thêm phân trung lượng và vi lượng như lưu huỳnh, Manhê, sắt, Mangan, kẽm, đồng, bo, molyp…Đặc biệt là được diệt hết mầm **, nên khi bón không mọc **, rất tiện. Chỉ cần xới đất rồi chôn vào hoặc trộn với đất trước rồi bỏ vô gốc cây cũng được. Bón cho cây gì cũng tốt, hơi lâu tan, 2-3 tháng mới cần bón thêm một lần, rất tiện.
b) Bón thúc: Là bón thêm phân một lần nữa.
mai-vang-06.jpg



Mặc dù đã có bón lót bằng phân hữu cơ rồi nhưng cũng cần phải bón thúc thêm phân hóa học thì hiêu quả sẽ tăng gấp đôi. . Phân hóa học cũng có rất nhiều loại :

1. Loại phân NPK 30-10-10 là loại có tỷ lệ đạm(N) cao, dùng để bón cho cây tăng trưởng nhanh. Sau Tết nên bón phân hữu cơ lẫn phân hóa học loại này cho cây Mai mau lợi sức, phát triển đâm chồi nhảy tược mạnh hơn.
2. Loại phân NPK 15-30-15, loại 6-30-30 là những loại phân có tỷ lệ Lân (P) và Kali (K) cao, dùng bón để kích thích cho cây Mai ra nhiều nụ hoa và nụ hoa to.
3. Loại phân 10-50-10 là loại phân có tỷ lệ Lân (P) thật cao, bón để ********** cho ra hoa nhiều và mạnh. Khi gần đến Tết cở tháng 9-10 âm lịch, chúng ta cần phải bón thúc thêm các loại phân hóa học NPK loại có tỷ lệ Lân và Kali cao để cho cây Mai ra nhiều hoa, hoa to, màu sắc đẹp và lâu tàn.
c) . Loại phân bón lá vi sinh cũng có nhiều loại :
Cây không những hấp thu các loại phân qua rễ khi bón phân vào đất mà còn có thể hấp thu qua lá. Phân bón lại còn có hiệu lực nhanh hơn do diện tích lá rất lớn, lớn hơn nhiều lần so với diện tích rễ. Phân bón qua lá là các loại phân hòa tan trong nước và tưới phun lên lá như :
1. Loại phân Komix, Mymix …pha đúng theo liều lượng hướng dẫn, rồi phun sương lên lá làm tế bào lớn đều, làm cây sinh trưởng nhanh.
2. Loại phân bón lá Atonik xâm nhập nhanh chóng vào mô cây trồng, làm cho cây phát triển nhanh, làm tăng năng suất cây trồng.
3. Tùy theo điều kiện, chúng ta có thể bón lót phân hữu cơ tối đa cho cây Mai sau Tết và gần đến Tết năm sau, bón thúc thêm phân hóa học để giúp sang năm mới cây Mai sẽ ra hoa nhiều hơn(nếu không bón phân đúng cách thì qua năm sau cây Mai sẽ ra ít hoa) .
4. Trường hợp cây Mai đã trồng dưới đất trước sân nhà thì chỉ cần cuốc đất cỡ 5-7 lỗ nhỏ chung quanh, cách xa gốc cây cỡ chừng 5 tấc, bỏ phân vào rồi lấp đất kỹ lại, đừng để cho mèo chuột bươi phá hoặc rắc lên một ít thuốc trừ kiến, trừ sâu rầy là được.


E. Sang qua chậu mới khi cần

Khi trồng đã 2-3 năm rồi mà chưa thay chậu cho cây Mai thì đất đay đã chai cứng nên sang qua chậu mới. Phải lựa chậu mới tương đối đẹp và hơi lớn hơn chậu cũ một tí. Trong Tết không có tưới nước, bây giờ đất trong chậu đã khô nên thể tích đất bị rút bớt lại có thể lòi vành chậu ra, chúng ta có thể moi bỏ bớt đất sát vành chậu, rồi nhẹ nhàng ôm gốc Mai lên, lấy tay gỡ bỏ bớt đất ra nhưng coi chừng đứt rễ . Xong có thể sang chậu mới, bên chậu mới nên đục lỗ thoát nước cho khá to, bỏ lên một lớp gạch đá nhỏ, rồi bỏ đất to vô trước, đất nhỏ vô sau, từ từ đặt cây Mai vô, sửa cho ngay ngắn, mới bỏ thêm đất đã trộn thêm phân hữu cơ vào, lên đến 8/10 chậu là vừa, nếu thêm đất đầy chậu quá, khi tưới nước sẽ tràn ra ngoài dơ bẩn. Nên nhớ lúc mới trồng đừng nên bón nhiều phân vì phân rất nóng, dễ làm thối rễ non, phải đợi đến khi nào cây Mai ra rễ mạnh mới nên bón thêm phân.
Cách sang chậu thứ 2 là có thể đổ nước tối đa vô chậu Mai, ngâm cho mềm đất rồi lấy nẹp tre moi bỏ bớt lớp đất chung quanh vành chậu ra, từ từ mang cây Mai lên, gỡ bỏ bớt đất rồi trồng trở lại y như cách trước.


F. Cách tưới nước

Cây Mai không cần phải tưới nước mỗi ngày nhưng phải theo dõi thường xuyên khi nào thấy đất trong chậu khô là tưới, nhưng khi tưới phải tưới cho thật nhiều nước, nếu để quên không tưới nước lâu dài, cây Mai thiếu nước làm héo lá vàng lá và rụng. Khi rụng lá thì cây Mai sẽ ra hoa bất thường trong năm, đến Tết sẽ ra ít hoa.
Muốn cho cây Mai ra nhiều hoa trong 3 ngày Tết thì phải tích cực chăm sóc tưới tiêu, bón phân ngay từ đầu năm làm sao cho tán lá cây Mai luôn luôn xanh tươi suốt cả năm.
 
Phòng ngừa bệnh cho cá cảnh

Hiện nay phong trào nuôi cá cảnh khá phổ biến trong các hộ gia đình, cả ở thành phố và nông thôn. Tuy nhiên, đa số người nuôi đều theo cảm hứng, còn sự hiểu biết về sinh lý, sinh hóa, tập tính, dịch bệnh của cá cảnh còn rất mơ hồ. Đã không ít người bị thiệt hại khi nuôi cá cảnh do dịch bệnh gây ra. Xin giới thiệu một số kinh nghiệm về phòng ngừa bệnh hại cá cảnh để người nuôi tham khảo.

Triệu chứng khi cá mắc bệnh
Triệu chứng rõ nhất khi cá bị bệnh được biểu hiện qua màu sắc trên thân cá và cử chỉ hành động. Khi nhiễm bệnh, màu sắc thân cá hơi nhạt đi so với màu cơ bản, màu cá có thể trắng bệch hay đen sẫm, cá bị tuột vảy hay ra nhiều nhớt. Hoạt động bơi lội chậm chạp và tách ra riêng khỏi đàn vào góc bể, cá đơn độc bơi gần mặt nước hay dựa vào thành bể hay góc hồ, phản ứng chậm hay không có phản ứng khi có tiếng động mạnh, cũng có khi cá chuyển động xoay tròn hay nằm ngửa xuống đáy bể. Các vây, mắt, đầu, lỗ hậu môn, bụng có thể xuất huyết, mang có ký sinh trùng hoặc nấm gây thối rữa, giải phẫu thấy phân, ruột, nội tạng bất bình thường.


Những nguyên nhân chính gây bệnh cho cá cảnh
1. Môi trường nước bị ô nhiễm và các yếu tố môi trường không thích hợp:
Có thể nói môi trường nước là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nước sạch cá sẽ khỏe và sinh trưởng tốt, còn nước dơ sẽ làm cá nhiễm rất nhiều bệnh. Cá cảnh nuôi chỉ thích hợp ở một phạm vi nhất định về tính chất hóa lý của môi trường nước. Vượt quá phạm vi đó, cá sẽ bị phát bệnh ngay. Nguyên nhân chủ yếu làm thay đổi chất lượng nước là sự phân hủy thức ăn và phân do cá bài tiết ra tạo điều kiện cho phiêu sinh vật, tảo có cơ hội phát triển, từ đó dẫn đến nước bị hủy hoại. Khi hàm lượng chất thải cao, lượng oxy hòa tan trong nước sẽ giảm, pH thay đổi bất lợi cho cá. Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột vượt quá giới hạn cũng là tác nhân gây bệnh cho cá.
2. Thức ăn và cách cho cá ăn không thích hợp:
Chất lượng thức ăn cung cấp hàng ngày cho cá không được bảo đảm tốt, thức ăn bị thiu, thối rữa biến chất hay thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn không đủ, cho ăn không đúng kỹ thuật cũng gây bất lợi cho cá.
3. Do nguyên nhân chủ quan:
Bắt cá, ép cá đẻ, thay nước... do bất cẩn có thể làm cho cá bị tuột vảy, gây thương tích cho cá. Tại những vị trí hồ bị dơ, vi khuẩn gây hại cho cá sẽ “đóng ổ” chờ để khi có cơ hội tấn công cá.
4. Những nguồn bệnh từ bên ngoài:
- Từ thức ăn: artemia, trùn chỉ, cung quăng... từ nơi bán mang về mà chưa xử lý lại cũng có thể gây bệnh cho cá, vì đây là những loại thức ăn mang nhiều mầm bệnh tiềm ẩn trong thân.
- Từ những loài thực vật thủy sinh trong nước: bèo, rong ** có trong nguồn nước cho vào hồ nuôi cá có thể mang những mầm bệnh do cá hồ khác hay nơi nào đó bám vào.
- Từ dụng cụ cho bể cá trước đó đã vô tình dùng cho bể cá bệnh mà không tẩy rửa diệt khuẩn kỹ.
- Từ cá mới mua về có thể mang mầm bệnh mà không qua xử lý đã thả ngay vào bể cá cũ nuôi chung.


phong-ngua-benh.jpg


Phương pháp ngừa bệnh
1. Duy trì chất lượng nước tốt và ổn định nhiệt độ:
Nước dùng để nuôi cá phải là nước sạch và cần qua xử lý để có độ pH, nhiệt độ thích hợp cho cá. Nước trước khi thả cá cần được phơi dưới nắng mặt trời. Nếu sử dụng nước máy thì phải phơi nắng trên một ngày, dùng nước giếng phải phơi từ 12 giờ trở lên.
Mật độ nuôi phải vừa phải, không thả quá nhiều cá thể và nhiều loài trong một bể nuôi. Thường xuyên làm vệ sinh hồ và nhất là đáy hồ, không để phân cá tồn trữ quá lâu trong bể vì đây là tác nhân chính gây ra bệnh cho cá.
Khi thay hay thêm nước mới thì nước mới phải có chỉ số nhiệt độ, pH... giống hay gần giống với nước trong bể, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không vượt quá 5 độ C.
2. Chất lượng thức ăn và cách cho ăn:
- Thức ăn cũng rất quan trọng với cá, thức ăn tốt chẳng những đảm bảo cho cá tăng trưởng và phát dục tốt mà còn tác động đến màu sắc trên thân cá, làm cá thêm tươi tắn, thêm sinh khí. Thức ăn cho cá cảnh phải tươi sống, tốt, hợp vệ sinh, đủ chất đạm, chất béo, vitamin... Không nên cho cá ăn thức ăn thối rữa, kém phẩm chất.
- Thức ăn tươi vớt từ cống rãnh trước khi cho cá ăn cần rửa sạch.
- Lượng thức ăn cần căn cứ vào mật độ, trọng lượng, cỡ cá, tình hình bắt mồi và sinh trưởng của cá mà định lượng, định giờ cho cá ăn. Không nên cho ăn tùy tiện nhiều bữa hay ít bữa trong một ngày. Cũng cần theo thời tiết, mùa mà xác định lượng thức ăn và hàm lượng thức ăn.
3. Tránh gây thương tích cho cá:
Khi thả cá hay bắt cá cần nhẹ nhàng, dùng vợt mềm xúc cá, tránh sây sát, tuột vảy, hư vây làm chảy máu cá.
4. Vệ sinh hồ nuôi:
Trước khi thả cá vào bể cần phải sát trùng bể nuôi bằng cách phơi nắng cho khô đáy bể. Với bể xi măng thì dùng vôi sống hay vôi bột quết trong và ngoài bể. Với ao đất tùy theo kích thước và độ sâu mà rải vào lượng vôi thích hợp, có thể rải vôi bột với lượng 10 kg trên 100 mét vuông. Sử dụng clorur vôi vãi xuống ao hồ xây bằng xi măng với nồng độ 20 ppm ngâm trong một tuần, rửa sạch bể trước khi thả cá. Với dụng cụ phải diệt khuẩn, rửa sạch trước khi dùng, có thể dùng muối hột với nồng độ 3% hay clorin nồng độ 200 - 220 ppm ngâm trong vòng 48 giờ rồi phơi khô.
Trước khi thả cá cần diệt khuẩn bằng cách ngâm cá trong dung dịch nước muối 3 phần ngàn hay dung dịch KMnO4 nồng độ 10 ppm (10 mg cho 1 lít nước) trong 10 - 15 phút.


Xử lý cá bệnh
Khi phát hiện cá bệnh lập tức vớt ra riêng, cách ly, để tránh lây nhiễm với những con còn khỏe và sớm xác định bệnh để có biện pháp chữa trị kịp thời, đề phòng bệnh truyền nhiễm. Khi cá khỏe trở lại không nên thả ngay vào đàn cũ mà phải nuôi riêng và quan sát trong một khoảng thời gian 2 - 3 ngày, vì sau khi chữa khỏi một số cá vẫn còn mang mầm bệnh trong mình.
Các biện pháp điều trị bệnh cho cá:
- Tắm cá trong dung dịch thuốc là phương pháp chữa bệnh thường dùng nhất.
- Trộn thuốc với thức ăn: khi cá bệnh nhưng vẫn còn khả năng bắt mồi, ta có thể trộn thuốc vào thức ăn cho cá ăn cả thuốc lẫn mồi.
- Chích thuốc: một số loại cá quý có kích thước lớn có thể nhẹ nhàng bắt lên và tiêm thuốc cho cá vào xoang bụng.
- Thay đổi nước: làm cho nước sạch, thay đổi nhiệt độ hay độ pH của nước để tiêu diệt ký sinh. Ví dụ như đối với bệnh đốm trắng, ta có thể tăng nhiệt độ và muối tới mức giới hạn để chữa cho cá và thay ra một lượng nước nhất định. Chú ý không để biến động pH và nhiệt độ quá nhiều.
 
Chăm cây kim quất: Muốn cho cây ra nhiều trái trong dịp Têt thì chăm thế nào?
 
Phân bón cho lan dễ tìm nhất.

Phân bón cho lan dễ tìm nhất. 0933.92.4468 Mr Quyền

Hiện tại sau khi mua lan về nhà thì mọi người không biết bón phân thế nào là đúng cho cây. Kinh nghiệm sau đây dành cho người trồng ít hoa lan (khoảng 10 giò lan):
1-Bón nước vo gạo: sau khi vo gạo xong, pha với nước sạch, tỷ lệ 1:2, tưới cho lan. Công dụng: ra rễ, chồi, bồi bổ cho cây,...
2-Bón nước rửa cá: sau khi rửa cá với nước sạch (chú ý không có muối hay các chất khác), lấy nước đó tưới lan (không lấy cặn bả, thịt cá, xương cá,..). Nếu dùng nước vo gạo rửa cá thì càng tốt (cá sẽ rất sạch, không tanh). Công dụng: bồi bổ đầy đủ cho cây.
3-Nước dừa, nước sữa: pha với nước tỷ lệ 1:2 (hoặc hơn). Công dụng: bổ sung vitamin, khoáng chất, chất đạm cho cây.

4-Nước tiểu: pha với nước tỷ lệ 1:10. Công dụng: bổ xung bổ sung vitamin, khoáng chất, vi lượng,...
5-Nước trà: pha với tỷ lệ 1:10. Công dụng: ngừa nấm.
6-Phân 20-20-20 (phân vô cơ): chỉ số cân bằng cho cây, tưới đều các thời kỳ tăng trưởng cho cây. Chỉ với 1 lọ nhỏ khoảng 15.000 đ có thể dùng rất lâu mới hết. Pha với nước theo hướng dẫn. 3 ngày (hoặc 1 tuần) tưới 1 lần.

7-B1: giống nước vo gạo ở trên, nhưng là thuốc pha sẵn. Pha với nước theo hướng dẫn. 3 ngày (hoặc 1 tuần) tưới 1 lần.
8-Phân cá: có đầy đủ các chất cho lan, đạm cao. Tưới xen kẽ với phân vô cơ.
Tất cả các loại phân trên đều có thể tưới hàng ngày cho cây (hay cách quãng 1 ngày), nếu tưới hằng ngày thì pha loãng hơn. Sau khi tưới khoảng 30 phút phải xả lại nước sạch để đề phòng nấm bệnh và kiến. Tất cả nên tưới vào gốc lan.
Các loại phân trên đa số là phân hữu cơ (trừ mục số 6 và 7), nên có thể áp dụng cho các loại lan, lan rừng càng thích hơn nữa.
Hoa lan rất cần phân, nếu không có tưới phân, chỉ tưới nước thì cây sẽ không phát triển, ra hoa vài lần rồi chết lần hồi.1-Không được tưới phân khi chậu khô. Nên tưới nước sơ qua trước khi tưới phân.
CÁCH HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC LAN CƠ BẢN NHẤT 1-1-Không được tưới phân khi chậu khô. Nên tưới nước sơ qua trước khi tưới phân 2-Nên tưới phân khi chậu lan có độ ẩm cao. Thời gian tốt nhất là sáng và chiều mát.

3-Cữ nước sau khi tưới phân nên tưới thật đẫm để xả hết phân và làm cây hấp thu phân tốt hơn.

4-Nên dùng phân tan chậm nếu không thường xuyên tưới phân. Phân tan chậm nên bọc vào vải rồi bỏ ngoài thành chậu.


5-Trồng lan phải thường tưới phân thì cây mới tốt được. Nên tưới 1 tuần 2 lần, nếu tưới 2 ngày 1 lần thì nên tưới loãng. Nên tưới đầy đủ phân hữu cơ và vô cơ cho cây, để cây có đầy đủ đa, trung, vi lượng.

6-Khi tưới lan nên tưới từ từ cho lan ướt thật đẫm. Nên tưới nước và phân dạng phun sương, hạt nước càng nhỏ càng tốt (sương).

7-Phân phải hòa tan vào nước hết, quậy thật đều trước khi tưới. Nếu là phân thuốc dạng nước, nên lắc đều rồi pha vào nước.

8-Nên cân bằng lượng N-P-K trong 1 tuần hay 2 tuần để cây có đầy đủ chất làm phát triển: thân, lá, chồi, rễ, hoa,.. . 9-Tất cả giá thể trồng lan: sơ dừa, than, dớn, vú sữa,... đều phải ngâm và vệ sinh thật kỹ, để cho cây lan phát triển thật tốt sau này.

10-Những lưu ý khi trồng lan sân thượng, lan can: lan trên sân thượng phải trồng chậu to, giá thể nhỏ để giử ẩm cho cây. Chậu lan phải thường xuyên ẩm, không được khô. Khi tưới nước cho lan, phải tưới thật đẫm, tưới đi tưới lại 2-3 lần, cử chiều từ 3-4h tưới thật nhiều nước (để giải hạn buổi trưa nắng nóng).

11-Khi cây lan phát triển mạnh, đúng sức của nó thì cây sẽ cho nhiều vòi hoa, ít rụng lá.

12-Khi bộ rễ lan nhiều, dày đặt, bám chặt vào chậu thì cây lan đó "tuyệt vời", cho ăn phân gì cây cũng tốt. Hoa dài, nhiều, ít bị rụng lá chân, ít bệnh tật.

13-Khi pha, 1 muỗng yogurt gạt ngang tương đương 1cc hoặc 1g (nếu phân tan chảy thì là 2g).

14-Sau khi cây tàn hoa, tuyệt đối ko được tách chiết sang chậu vì khi đó cây mất sức cần bổ xung 3 lần phân có Kali cao. Chờ cây ra hồi phục, ra rể mới thì mới được tách.

15-Nắng sáng thích hợp cho lan con, cho ra chồi, cây mới tách chiết. Còn nắng chiều phù hợp cho cây mạnh khỏe ra hoa.

16-Lan thích "an cư" vì vậy nên trồng lan cố định sớm, và cột chặt lan vào chậu. Không nên xoay chậu thường xuyên.
17-Khi cây mới trồng đã lâu ko ra chồi và rễ, thì nên đưa cây vào chổ mát, ngưng tưới, giử ẩm. Khi cây ra chồi thì đem ra ngoài trồng bình thuon
 
Phân bón cho lan dễ tìm nhất. 0933.92.4468 Mr Quyền

Hiện tại sau khi mua lan về nhà thì mọi người không biết bón phân thế nào là đúng cho cây. Kinh nghiệm sau đây dành cho người trồng ít hoa lan (khoảng 10 giò lan):
1-Bón nước vo gạo: sau khi vo gạo xong, pha với nước sạch, tỷ lệ 1:2, tưới cho lan. Công dụng: ra rễ, chồi, bồi bổ cho cây,...
2-Bón nước rửa cá: sau khi rửa cá với nước sạch (chú ý không có muối hay các chất khác), lấy nước đó tưới lan (không lấy cặn bả, thịt cá, xương cá,..). Nếu dùng nước vo gạo rửa cá thì càng tốt (cá sẽ rất sạch, không tanh). Công dụng: bồi bổ đầy đủ cho cây.
3-Nước dừa, nước sữa: pha với nước tỷ lệ 1:2 (hoặc hơn). Công dụng: bổ sung vitamin, khoáng chất, chất đạm cho cây.

4-Nước tiểu: pha với nước tỷ lệ 1:10. Công dụng: bổ xung bổ sung vitamin, khoáng chất, vi lượng,...
5-Nước trà: pha với tỷ lệ 1:10. Công dụng: ngừa nấm.
6-Phân 20-20-20 (phân vô cơ): chỉ số cân bằng cho cây, tưới đều các thời kỳ tăng trưởng cho cây. Chỉ với 1 lọ nhỏ khoảng 15.000 đ có thể dùng rất lâu mới hết. Pha với nước theo hướng dẫn. 3 ngày (hoặc 1 tuần) tưới 1 lần.

7-B1: giống nước vo gạo ở trên, nhưng là thuốc pha sẵn. Pha với nước theo hướng dẫn. 3 ngày (hoặc 1 tuần) tưới 1 lần.
8-Phân cá: có đầy đủ các chất cho lan, đạm cao. Tưới xen kẽ với phân vô cơ.
Tất cả các loại phân trên đều có thể tưới hàng ngày cho cây (hay cách quãng 1 ngày), nếu tưới hằng ngày thì pha loãng hơn. Sau khi tưới khoảng 30 phút phải xả lại nước sạch để đề phòng nấm bệnh và kiến. Tất cả nên tưới vào gốc lan.
Các loại phân trên đa số là phân hữu cơ (trừ mục số 6 và 7), nên có thể áp dụng cho các loại lan, lan rừng càng thích hơn nữa.
Hoa lan rất cần phân, nếu không có tưới phân, chỉ tưới nước thì cây sẽ không phát triển, ra hoa vài lần rồi chết lần hồi.1-Không được tưới phân khi chậu khô. Nên tưới nước sơ qua trước khi tưới phân.
CÁCH HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC LAN CƠ BẢN NHẤT 1-1-Không được tưới phân khi chậu khô. Nên tưới nước sơ qua trước khi tưới phân 2-Nên tưới phân khi chậu lan có độ ẩm cao. Thời gian tốt nhất là sáng và chiều mát.

3-Cữ nước sau khi tưới phân nên tưới thật đẫm để xả hết phân và làm cây hấp thu phân tốt hơn.

4-Nên dùng phân tan chậm nếu không thường xuyên tưới phân. Phân tan chậm nên bọc vào vải rồi bỏ ngoài thành chậu.


5-Trồng lan phải thường tưới phân thì cây mới tốt được. Nên tưới 1 tuần 2 lần, nếu tưới 2 ngày 1 lần thì nên tưới loãng. Nên tưới đầy đủ phân hữu cơ và vô cơ cho cây, để cây có đầy đủ đa, trung, vi lượng.

6-Khi tưới lan nên tưới từ từ cho lan ướt thật đẫm. Nên tưới nước và phân dạng phun sương, hạt nước càng nhỏ càng tốt (sương).

7-Phân phải hòa tan vào nước hết, quậy thật đều trước khi tưới. Nếu là phân thuốc dạng nước, nên lắc đều rồi pha vào nước.

8-Nên cân bằng lượng N-P-K trong 1 tuần hay 2 tuần để cây có đầy đủ chất làm phát triển: thân, lá, chồi, rễ, hoa,.. . 9-Tất cả giá thể trồng lan: sơ dừa, than, dớn, vú sữa,... đều phải ngâm và vệ sinh thật kỹ, để cho cây lan phát triển thật tốt sau này.

10-Những lưu ý khi trồng lan sân thượng, lan can: lan trên sân thượng phải trồng chậu to, giá thể nhỏ để giử ẩm cho cây. Chậu lan phải thường xuyên ẩm, không được khô. Khi tưới nước cho lan, phải tưới thật đẫm, tưới đi tưới lại 2-3 lần, cử chiều từ 3-4h tưới thật nhiều nước (để giải hạn buổi trưa nắng nóng).

11-Khi cây lan phát triển mạnh, đúng sức của nó thì cây sẽ cho nhiều vòi hoa, ít rụng lá.

12-Khi bộ rễ lan nhiều, dày đặt, bám chặt vào chậu thì cây lan đó "tuyệt vời", cho ăn phân gì cây cũng tốt. Hoa dài, nhiều, ít bị rụng lá chân, ít bệnh tật.

13-Khi pha, 1 muỗng yogurt gạt ngang tương đương 1cc hoặc 1g (nếu phân tan chảy thì là 2g).

14-Sau khi cây tàn hoa, tuyệt đối ko được tách chiết sang chậu vì khi đó cây mất sức cần bổ xung 3 lần phân có Kali cao. Chờ cây ra hồi phục, ra rể mới thì mới được tách.

15-Nắng sáng thích hợp cho lan con, cho ra chồi, cây mới tách chiết. Còn nắng chiều phù hợp cho cây mạnh khỏe ra hoa.

16-Lan thích "an cư" vì vậy nên trồng lan cố định sớm, và cột chặt lan vào chậu. Không nên xoay chậu thường xuyên.
17-Khi cây mới trồng đã lâu ko ra chồi và rễ, thì nên đưa cây vào chổ mát, ngưng tưới, giử ẩm. Khi cây ra chồi thì đem ra ngoài trồng bình thuon

Bác cho em hỏi ,trồng ngọc điểm trên cây vú sữa cây bị rêu móc nhiều thì mình xịt thuốc gì mới hết .
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên