Cách đo kiểm tra một mainboard để xác định hư hỏng

vungtau_gsm

Quản lý diễn đàn
Thành viên BQT
Moderator
Tham gia
26 Tháng chín 2011
Bài viết
2,161
Điểm tương tác
8
Yêu cầu trình độ: anh em nào yêu khoa học
Tối thiểu: phải biết xài đồng hồ đo VOM kim hoặc số tùy.


Bắt đầu:

I. Cắm nguồn vào main và đo (chưa kích nguồn đầu nhé):

1. Dây tím phải đủ 5V: thiếu thì phải kiểm tra bộ nguồn rời coi OK chưa, nếu nguồn rời OK mà cắm vào main bị sụt áp thì coi chừng chạm tải đâu đó: thường là Chip NAM, LAN, Sound, SIO...

2. Dây xanh lá phải có 5V (hoặc 2v5 đến ~5v) : chân nào không quan trọng nhưng nếu cắm nguồn vô mà không có 5V thì cũng mệt. Vì nó = 0V thì nguồn phải chạy, mà chưa kích công tắc mà nguồn chạy <-- Lỗi tự kích nguồn.

3. Chân A14 khe PCI phải có 3V3
pci.jpg

Đây là chân nguồn cấp trước 3v3 cho chipset Nam, mất 3v3 này thì chip Nam không hoạt động và chắc chắng sẽ không kích được nguồn. Mất 3V3 này thường do chết IC 1117 hoặc chạm, chết chip Nam.

4. Chân kích nguồn ps_on phải có 5V:
ps-on.jpg

Khi đã có 3v3, thạch anh 32Mhz OK thì chip Nam sẽ cấp trực tiếp (hoặc thông qua SIO) 5V kích cho 1 chân của nút công tắt (câu ra mặt thùng CPU) PS_ON. Mất 5V kích này thường do lỗi SIO hoặc chip Nam.

II. Kích nguồn: <-- Kích không được nguồn thì kiểm kỹ lại các bưới trên và tự kết luận main hư gì nhé.

III. Kích nguồn, quạt quay, máy không boot, không lên hình, đo tiếp:

1. Đo Nguồn RAM:

DDR1: Chân số 7 hoặc chân 143 như hình phải có 2V5:
ddr-lqv77.gif

DDR2: Phải có 1V8
hinh-ram-ddr2.gif

DDR3: Chân 51 phải có 1V5
image0032.gif

Nếu mất nguồn RAM thường do chết FET hoặc chết IC giao động nguồn RAM.

2. Đo nguồn BUS RAM (VTT) phải có 1V25 cho DDR1
guide.JPG

Mất nguồn Bus Ram dẫn đến: không cắm RAM thì kêu tit tit, cắm RAM vào im re nhưng cũng không chạy (như dạng lỗi chip Bắc). Thường chạy IC RT9173, W83310...

3. Nguồn chipset (có khi chung nguồn AGP/PCIx):

Đo chân S các mosfet công suất khu vực giữa 2 chipset phải có 1V5.
onap-chipset.jpg

mosfet-onap.jpg

Nếu mất nguồn này khi kích nguồn chipset lập tức nóng rang (thậm chí nóng đến chết tươi luôn).

4. Nguồn Vcore cấp cho CPU:

Đo tại chân các cuộn dây giống nhau xung socket gắn CPU: phải có từ 1v1 ~ 1v8
lqv77_mainboard01.jpg

mainboard-p4m800-478.jpg

lqv77_mainboard02.jpg

Mất nguồn này CPU sẽ lạnh tanh và chắc chắn mainboard không chạy.


Nếu chỉ dùng VOM thì đến đây là kết thúc. Chúc các vọc sỹ thành công chuẩn đoán bệnh mainboard với VOM
em sưu tầm về cho fom mình thêm phong phú
anh em đừng chém em nha$B
 
Yêu cầu trình độ: anh em nào yêu khoa học
Tối thiểu: phải biết xài đồng hồ đo VOM kim hoặc số tùy.


Bắt đầu:

I. Cắm nguồn vào main và đo (chưa kích nguồn đầu nhé):

1. Dây tím phải đủ 5V: thiếu thì phải kiểm tra bộ nguồn rời coi OK chưa, nếu nguồn rời OK mà cắm vào main bị sụt áp thì coi chừng chạm tải đâu đó: thường là Chip NAM, LAN, Sound, SIO...

2. Dây xanh lá phải có 5V (hoặc 2v5 đến ~5v) : chân nào không quan trọng nhưng nếu cắm nguồn vô mà không có 5V thì cũng mệt. Vì nó = 0V thì nguồn phải chạy, mà chưa kích công tắc mà nguồn chạy <-- Lỗi tự kích nguồn.

3. Chân A14 khe PCI phải có 3V3
pci.jpg

Đây là chân nguồn cấp trước 3v3 cho chipset Nam, mất 3v3 này thì chip Nam không hoạt động và chắc chắng sẽ không kích được nguồn. Mất 3V3 này thường do chết IC 1117 hoặc chạm, chết chip Nam.

4. Chân kích nguồn ps_on phải có 5V:
ps-on.jpg

Khi đã có 3v3, thạch anh 32Mhz OK thì chip Nam sẽ cấp trực tiếp (hoặc thông qua SIO) 5V kích cho 1 chân của nút công tắt (câu ra mặt thùng CPU) PS_ON. Mất 5V kích này thường do lỗi SIO hoặc chip Nam.

II. Kích nguồn: <-- Kích không được nguồn thì kiểm kỹ lại các bưới trên và tự kết luận main hư gì nhé.

III. Kích nguồn, quạt quay, máy không boot, không lên hình, đo tiếp:

1. Đo Nguồn RAM:

DDR1: Chân số 7 hoặc chân 143 như hình phải có 2V5:
ddr-lqv77.gif

DDR2: Phải có 1V8
hinh-ram-ddr2.gif

DDR3: Chân 51 phải có 1V5
image0032.gif

Nếu mất nguồn RAM thường do chết FET hoặc chết IC giao động nguồn RAM.

2. Đo nguồn BUS RAM (VTT) phải có 1V25 cho DDR1
guide.JPG

Mất nguồn Bus Ram dẫn đến: không cắm RAM thì kêu tit tit, cắm RAM vào im re nhưng cũng không chạy (như dạng lỗi chip Bắc). Thường chạy IC RT9173, W83310...

3. Nguồn chipset (có khi chung nguồn AGP/PCIx):

Đo chân S các mosfet công suất khu vực giữa 2 chipset phải có 1V5.
onap-chipset.jpg

mosfet-onap.jpg

Nếu mất nguồn này khi kích nguồn chipset lập tức nóng rang (thậm chí nóng đến chết tươi luôn).

4. Nguồn Vcore cấp cho CPU:

Đo tại chân các cuộn dây giống nhau xung socket gắn CPU: phải có từ 1v1 ~ 1v8
lqv77_mainboard01.jpg

mainboard-p4m800-478.jpg

lqv77_mainboard02.jpg

Mất nguồn này CPU sẽ lạnh tanh và chắc chắn mainboard không chạy.


Nếu chỉ dùng VOM thì đến đây là kết thúc. Chúc các vọc sỹ thành công chuẩn đoán bệnh mainboard với VOM
em sưu tầm về cho fom mình thêm phong phú
anh em đừng chém em nha$B

bài này như nguồn ở LQV77......dù sao củng up phụ
 
tốt giúp bổ ít cho AE
 
hay em cần mua cái VOM a nào dư hay bán lại cho em 1 cái đi ạ
 
Hjhj , trước khi cắm nguồn main thì phải đo nguội trước xem có bị chạm không rồi mới tiến hành đo nóng ! , main chạm thì tiến hành tách chạm !

Không cắm nguồn main sao đo nguội biết main chạm được??
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nếu bạn có card text mainboard thì có thể cắm vào khe cắm card rời PCI để kiểm tra, hoặc dùng tay sờ vào ngay quạt CPU gần CPU nếu sau 2p mà thấy quạt không ấm thì có thể bị hỏng mainboard, lúc bạn kiểm tra nên rút cáp HDD ra nhé đề phòng bị sốc HDD. Nếu bạn không rành thì có thể cầm mainboard nơi sửa chữa gần nhất để được hỗ trợ.
 
Chạm nguồn mà sử dụng card test thì cũng vô dụng. Card Test sử dụng khi các nguồn: cấp trước, thứ cấp, Vcore...đầy đủ mà máy vẫn chưa lên thì mới sử dụng card test hiệu quả.
 
Không cắm nguồn main sao đo nguội biết main chạm được??
Vậy thì làm gì có khái niệm đo nguội, đo nguội là đo lúc chưa cắm nguồn đó bạn. Khi đo nguội nguồn nào chạm thì nó sẽ có trở kháng thấp hơn đáng kể so với thiết kế. Nguồn cao thì trở kháng lớn, nguồn càng thấp thì ngược lại, đặc biệt nguồn cpu trở kháng rất thấp.
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên