Cách chống thấm cho hồ cá Koi hiệu quả bạn nên biết

huyen135

Tiểu thương mới
Tham gia
2 Tháng bảy 2019
Bài viết
16
Điểm tương tác
0
Chống thấm cho hồ cá Koi là công tác mà bạn không thể bỏ qua khi thiết kế thi công hồ cá Koi dù ở bất kỳ vị trí nào trong nhà. Nếu bạn làm không tốt, hiện tượng bị rò rỉ nước về sau là vấn đề không thể tránh khỏi. Thậm chí khi hiện tượng xảy ra có thể bạn chưa nhận biết ngay và khi nhận biết cũng không dễ dàng tìm được nguyên nhân và vị trí cụ thể xảy ra vấn đề. Do đó về cơ bản bạn vẫn phải thực hiện ngay từ đầu tại các vị trí cần chống thấm.

1, Giải pháp chống thấm cho hồ cá Koi khi thi công
Nếu bạn phát hiện hồ cá Koi của mình sau khi đi vào vận hành bị rò rỉ nước thì rất có thể khi thi công hồ cá Koi đơn vị đảm nhận đã không thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật về xây dựng. Sau nhiều năm thiết kế thi công hồ cá Koi, Coong Design xin đưa ra một số giải pháp kiến trúc chống thấm cho hồ cá Koi như sau:

Vật liệu cấu thành bê tông phải đúng quy chuẩn, số lượng; không thể rút bớt hay sử dụng vật liệu không chất lượng.

Nghiên cứu kỹ địa chất công trình xây hồ cá Koi, các yếu tố thủy văn liên quan để có giải pháp chống thấm tốt cho đáy hồ Koi, chân hồ.

Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật khi thi công hồ cá Koi: sử dụng đúng mác bê tông, mác vữa; bê tông (tránh gây võng, nứt, biến dạng kết cấu).


  • Ưu và nhược điểm của các phương pháp chống thấm cho hồ cá Koi
Dưới đây chúng tôi xin chỉ ra các ưu và nhược điểm của các phương pháp chống thấm cho hồ cá Koi phổ biến hiện nay. Dùng vật liệu và cách chống thấm nào để phù hợp khả năng tài chính, hiện trạng thực tế nhằm mang lại hiệu quả cao là do bạn cân nhắc và lựa chọn.

  • Dùng các loại màng bitum, polyme keo,.. các dung dịch tạo màng chống thấm.
Ưu điểm: có thể sử dụng chống thấm theo chiều thuận cho các cấu trúc bể chứa nước trên cao, nơi không chịu áp lực nước từ chiều ngược lại. Nhược điểm là khó có thể áp dụng cho các cấu trúc ngầm, kỹ thuật đòi hỏi cao, giá thành cao và năng suất lao động thấp.

c%C3%A1ch-ch%E1%BB%91ng-th%E1%BA%A5m-cho-h%E1%BB%93-c%C3%A1-koi-2.jpg

  • Dùng phụ gia chống thấm trộn vào trong bê tông
Ưu điểm: có thể sử dụng chống thấm cho các hạng mục bê tông khối lớn. Nhược điểm là khó xử lý được triệt để các chỗ bị thấm, do các vết nứt chân chim thường xuất hiện sau từ 2 đến 3 năm, kết hợp với các yếu tố về môi trường khác sẽ lại phát sinh các vấn đề về chống thấm.

c%C3%A1ch-ch%E1%BB%91ng-th%E1%BA%A5m-cho-h%E1%BB%93-c%C3%A1-koi-1.jpg

  • Sử dụng các dạng dung dịch thẩm thấu tạo màng silicat biến tính
Ưu điểm: có thể sử dụng cho chống thấm bề mặt thuận, biện pháp thi công đơn giản, năng suất lao động cao, giá thành hợp lý. Nhược điểm là khó cho chống thấm ngược.

c%C3%A1ch-ch%E1%BB%91ng-th%E1%BA%A5m-cho-h%E1%BB%93-c%C3%A1-koi-3.png

>>> Hồ Cá Koi Đẹp tại Vinh | Tư Vấn Chọn Mẫu Và Vẽ 3D Miễn Phí

2, Hướng dẫn các bước chống thấm cho hồ cá Koi
Để chống mất nước, rò rỉ triệt để hồ nuôi cá chép Koi nhật bản. Bạn nên chống thấm bê tông bể; khe nối thi công, cổ ống thoát, ống nước cấp; đáy và thành bể. Cách chống thấm cho hồ cá Koi cơ bản sẽ bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Tạo lớp chống thấm bên ngoài

c%C3%A1ch-ch%E1%BB%91ng-th%E1%BA%A5m-cho-h%E1%BB%93-c%C3%A1-koi-4.jpg

Trải đều một lớp vữa xuống nền đất sét được đắp trước đó. Vữa cần trộn với những dung dịch chống thấm như bitum, silicat,… Nhờ đó mới phát huy khả năng chống thấm của nó được. Nếu bể rộng, chỉ nên trải một phần bể để thi công trong vòng 1 giờ đồng hồ sau đó rồi trải vữa chống thấm tiếp.

Bước 2: Xây gạch – trát vữa bề mặt

Bước này cần làm theo quy trình, cần xây từ tâm đáy bể lên đến thành bể. Cách tiến hành là xây tường 10cm. Các mạch cần no vữa – đều. Tại những vị trí cong có thể vỉa gạch nghiêng, bởi lớp xi măng trên cùng mới là quan trọng nhất và có trách nhiệm tạo độ phẳng cho bề mặt.

c%C3%A1ch-ch%E1%BB%91ng-th%E1%BA%A5m-cho-h%E1%BB%93-c%C3%A1-koi-5.jpg

Khi xây xong, nên để cho gạch khô từ 2-3 ngày rồi mới trát tiếp lớp vữa đầu tiên lên mặt gạch. Đặt lưới gia cố lực – chống thấm xuôi lên bề mặt. Tiếp tục trát thêm một lớp vữa thứ 2 có trộn kèm dung dịch chống thấm. Ở bước này, bạn có thể thay thế bằng màng chống thấm bitum cũng được.

Bước 3: Tạo lớp bên ngoài cùng chống thấm nước

c%C3%A1ch-ch%E1%BB%91ng-th%E1%BA%A5m-cho-h%E1%BB%93-c%C3%A1-koi-6.jpg

Dùng xi măng pha nước ở dạng xệt. Đổ lên bề mặt và đưa bay vào để tạo 1 lớp phủ bên ngoài mịn nhất có thể. Lớp này vừa có chức năng tạo độ phẳng cho nước vừa có chức năng ngăn nước từ bể thẩm thấu vào thành bể.

>>> Cách vận hành hồ cá Koi hiệu quả và tiết kiệm điện

Mong rằng những thông tin Coong Design trình bày ở trên là có ích và góp phần giải quyết được công việc của bạn. Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn? Hãy để chúng tôi giúp bạn. Bằng các phương pháp tiên tiến, vật tư và phương tiện chuyên dụng, đảm bảo sẽ mang đến cho bạn một hồ cá Koi đẹp nhất và chất lượng nhất!
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên