Ở Việt Nam gồm các loại bằng lái xe nào? có bao nhiêu loại bằng về xe 2 bánh, bao nhiêu loại bằng xe ô tô 4 bánh và các loại bằng về xe đầu kéo, xe cẩu....Và những loại bằng đó có quyền hạng như thế nào? Bằng xe 4 bánh có lái được xe đầu kéo? Xe đầu kéo có lái được xe tải... Nếu bạn chưa rõ về điều này thì cũng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé.
- Các hạng bằng lái ở Việt Nam được chia thành những loại sau: giấy phép lái xe hạng A, B, C, D, E và F trong đó chia thành các loại gồm: A1, A2, A3, A4, B1, B2, hạng C, hạng D, hạng E, hạng F, FB, FC, FD, FE. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn các loại bằng lái xe này nhé.
>>>>>>>Xem thêm tại: Đào tạo lái xe ô tô quân đội
Các loại bằng lái xe ô tô tại Việt Nam
1. Hạng bằng lái xe 2, 3 bánh: A1, A2, A3, A4.
- Hạng bằng A1 được cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3 và người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
- Hạng bằng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
Bằng lái xe 2 bánh
- Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe môtô ba bánh, bao gồm cả xe lam ba bánh, xích lô máy và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
- Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1.000kg.
Lưu ý: Các hạng bằng này có giá thị vô thời hạn
2. Hạng bằng lái xe ôtô.
Các loại bằng lái xe ôtô đang được sử dụng trong luật giao thông đường bộ Việt Nam gồm có bằng lái xe hạng B, hạng C, hạng D, hạng E, hạng F, FB, FC, FD
- Giấy phép lái xe hạng B1
GPLX hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg.
+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg.
>>>>>>>Xem thêm tại: Đào tạo lái xe ô tô quân đội
Bằng lái xe ôtô
- Giấy phép lái xe hạng B2
GPLX hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg.
+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
Lưu ý: Bằng lái xe ôtô hạng B2 có thời hạn 10 năm, khi hết hạn chủ sở hữu đến các cơ quan trực thuộc sở GTVT để làm thủ tục gia hạn bằng lái.
- Giấy phép lái xe hạng C
GPLX hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên.
+ Máy kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên.
+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
Lưu ý: Bằng lái xe ôtô hạng C có thời hạn 5 năm, khi hết hạn chủ sở hữu đến các cơ quan trực thuộc sở GTVT để làm thủ tục gia hạn bằng lái.
- Giấy phép lái xe hạng D
GPLX hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C
- Giấy phép lái xe hạng E
GPLX hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi.
+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
Lưu ý: Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
- Giấy phép lái xe hạng F
GPLX hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:
+ Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại bằng lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2.
+ Hạng FC cấp cho người lái xe ôtô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2.
+ Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại bằng lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2.
+ Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
Phái nữ nên học bằng lái hạng gì, phái nam nên học bằng lái hạng gì tất cả đều đang muốn học lái xe nhưng chưa biết bằng nào là phù hợp với mục đích, công việc của bản thân hãy tham để lại thông tin bên dưới để nhận được sự tư vấn ngay.
- Các hạng bằng lái ở Việt Nam được chia thành những loại sau: giấy phép lái xe hạng A, B, C, D, E và F trong đó chia thành các loại gồm: A1, A2, A3, A4, B1, B2, hạng C, hạng D, hạng E, hạng F, FB, FC, FD, FE. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn các loại bằng lái xe này nhé.
>>>>>>>Xem thêm tại: Đào tạo lái xe ô tô quân đội
Các loại bằng lái xe ô tô tại Việt Nam
1. Hạng bằng lái xe 2, 3 bánh: A1, A2, A3, A4.
- Hạng bằng A1 được cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3 và người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
- Hạng bằng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
Bằng lái xe 2 bánh
- Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe môtô ba bánh, bao gồm cả xe lam ba bánh, xích lô máy và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
- Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1.000kg.
Lưu ý: Các hạng bằng này có giá thị vô thời hạn
2. Hạng bằng lái xe ôtô.
Các loại bằng lái xe ôtô đang được sử dụng trong luật giao thông đường bộ Việt Nam gồm có bằng lái xe hạng B, hạng C, hạng D, hạng E, hạng F, FB, FC, FD
- Giấy phép lái xe hạng B1
GPLX hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg.
+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg.
>>>>>>>Xem thêm tại: Đào tạo lái xe ô tô quân đội
Bằng lái xe ôtô
- Giấy phép lái xe hạng B2
GPLX hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg.
+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
Lưu ý: Bằng lái xe ôtô hạng B2 có thời hạn 10 năm, khi hết hạn chủ sở hữu đến các cơ quan trực thuộc sở GTVT để làm thủ tục gia hạn bằng lái.
- Giấy phép lái xe hạng C
GPLX hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên.
+ Máy kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên.
+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
Lưu ý: Bằng lái xe ôtô hạng C có thời hạn 5 năm, khi hết hạn chủ sở hữu đến các cơ quan trực thuộc sở GTVT để làm thủ tục gia hạn bằng lái.
- Giấy phép lái xe hạng D
GPLX hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C
- Giấy phép lái xe hạng E
GPLX hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi.
+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
Lưu ý: Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
- Giấy phép lái xe hạng F
GPLX hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:
+ Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại bằng lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2.
+ Hạng FC cấp cho người lái xe ôtô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2.
+ Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại bằng lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2.
+ Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
Phái nữ nên học bằng lái hạng gì, phái nam nên học bằng lái hạng gì tất cả đều đang muốn học lái xe nhưng chưa biết bằng nào là phù hợp với mục đích, công việc của bản thân hãy tham để lại thông tin bên dưới để nhận được sự tư vấn ngay.
Relate Threads