Lễ hội văn hóa là một trong những điều không thể thiếu của bất kỳ địa điểm du lịch nào và Sapa cũng không phải là ngoại lệ.
Đây là hai trong số những lễ hội lâu đời nhất của người dân Sapa.
Lễ hội “Nhặn Sồng”
Là lễ hội của người dân tộc Dao đỏ ở làng Giàng Tả Van – Sapa được tổ chức vào những ngày tốt trong các tháng đầu năm.
Trong buổi lễ, người dân sử dụng một con lợn làm đồ cúng, con lợn này cần có lông đen tuyền, béo khỏe. Số lượng người tham gia nhiều hay ít người tham dự sẽ quyết định lựa chọn con to hay nhỏ. Cứ luân phiên hàng năm, con lợn này sẽ được từng hộ gia đình nuôi dưỡng.
Quy trình tổ chức lễ hội
Vào thời gian làm lễ, mỗi nhà sẽ cử từ 1 đến 2 người nam trong gia đình, mặc quần áo đẹp, vẻ mặt hồ hởi và mang theo nửa lít rượu, 1 bát gạo vào rừng bị tàn phá nhiều nhất hoặc ngôi nhà gần rừng bị tàn phá bởi người ta cho rằng chính ngôi nhà gần rừng chính là người thả gia súc phá rừng nhiều nhất. Khi số lượng người đủ dân làng sẽ bầu ra một người khỏe mạnh, hiểu biết về tục lệ, giỏi lý lẽ để làm gốc hay còn gọi là “Chẩu Chiếu” là người đứng đầu trông coi rừng trong năm . Người được chọn sẽ làm lễ cúng thần thổ địa “Thủ Ti” (thần cai quản cộng đồng làng) và đọc quy ước của làng.
Sau khi “Chẩu Chiếu” đọc xong một điều, từng đại diện của các gia đình sẽ thảo luận, sau đó tổng hợp thành quy ước riêng của làng. Trước sự chứng kiến của thần thổ địa, quy ước đã được “Thiêng hóa” và mỗi người dân trong làng Giàng Tả Chải đều phải thực hiện. Và cuối cùng, là bữa tiệc sẽ chuyển tới màn liên hoan trong niềm vui sướng của dân làng sau khi đã thống nhất được quy ước chung.
Lễ hội “Nào Sồng”
Đây chính là lễ hội đặc trưng nhất của cộng đồng người Mông. Ở Sapa, người Mông ở Séo Mí Tỷ – Dền Thàng Tả Van hay ở Lao Chải – Hầu Thào tổ chức lễ ăn ước có một số điểm khá giống với lễ “Nhặn Sồng” của người Dao. Đây là lễ hội được tổ chức ra nhằm mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa. Lễ hội này được tổ chức vào ngày Thìn, tháng Giêng, là thời gian để các bản làng tụ họp lại, cùng bàn cúng tổ địa, bàn bạc công việc của bản và bầu chủ hội (Lùng thầu) để điều hành công việc cho năm mới.
Thần “Thú Tì” tức thổ địa là vị thần kiêm bảo vệ an toàn cho người dân cũng như gia súc trong bản, không cho thú rừng phá hoại mùa màng.Đồ cúng sẽ là đôi gà trống mái, lợn (còn sống) và rượu. Sau đó, Lùng thầu sẽ thắp hương và cầu thần Thú tì bảo về người dân, gia súc sinh sôi, mùa màng bội thu, mọi nhà no đủ. Xong việc, mổ gà , giết lợn lấy tiết bôi vào gốc cây hoặc tảng đá (gần nơi thần ngự) và làm cỗ ăn uống vui vẻ cùng nhau.
Có thể thấy các lễ hội văn hóa chính là đặc trưng riêng của mỗi khu vực khác nhau, mang đến bản sắc riêng của từng vùng. Nếu đến Sapa vào dịp diễn ra hai lễ hội trên, du khách hãy dành thời gian tham gia để có thể hiểu thêm về tập tục, đời sống vùng cao.
Nguồn : Kinhnghiemdulichsapa.net
Đây là hai trong số những lễ hội lâu đời nhất của người dân Sapa.
Lễ hội “Nhặn Sồng”
Là lễ hội của người dân tộc Dao đỏ ở làng Giàng Tả Van – Sapa được tổ chức vào những ngày tốt trong các tháng đầu năm.
Trong buổi lễ, người dân sử dụng một con lợn làm đồ cúng, con lợn này cần có lông đen tuyền, béo khỏe. Số lượng người tham gia nhiều hay ít người tham dự sẽ quyết định lựa chọn con to hay nhỏ. Cứ luân phiên hàng năm, con lợn này sẽ được từng hộ gia đình nuôi dưỡng.
Quy trình tổ chức lễ hội
Vào thời gian làm lễ, mỗi nhà sẽ cử từ 1 đến 2 người nam trong gia đình, mặc quần áo đẹp, vẻ mặt hồ hởi và mang theo nửa lít rượu, 1 bát gạo vào rừng bị tàn phá nhiều nhất hoặc ngôi nhà gần rừng bị tàn phá bởi người ta cho rằng chính ngôi nhà gần rừng chính là người thả gia súc phá rừng nhiều nhất. Khi số lượng người đủ dân làng sẽ bầu ra một người khỏe mạnh, hiểu biết về tục lệ, giỏi lý lẽ để làm gốc hay còn gọi là “Chẩu Chiếu” là người đứng đầu trông coi rừng trong năm . Người được chọn sẽ làm lễ cúng thần thổ địa “Thủ Ti” (thần cai quản cộng đồng làng) và đọc quy ước của làng.
Sau khi “Chẩu Chiếu” đọc xong một điều, từng đại diện của các gia đình sẽ thảo luận, sau đó tổng hợp thành quy ước riêng của làng. Trước sự chứng kiến của thần thổ địa, quy ước đã được “Thiêng hóa” và mỗi người dân trong làng Giàng Tả Chải đều phải thực hiện. Và cuối cùng, là bữa tiệc sẽ chuyển tới màn liên hoan trong niềm vui sướng của dân làng sau khi đã thống nhất được quy ước chung.
Lễ hội “Nào Sồng”
Đây chính là lễ hội đặc trưng nhất của cộng đồng người Mông. Ở Sapa, người Mông ở Séo Mí Tỷ – Dền Thàng Tả Van hay ở Lao Chải – Hầu Thào tổ chức lễ ăn ước có một số điểm khá giống với lễ “Nhặn Sồng” của người Dao. Đây là lễ hội được tổ chức ra nhằm mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa. Lễ hội này được tổ chức vào ngày Thìn, tháng Giêng, là thời gian để các bản làng tụ họp lại, cùng bàn cúng tổ địa, bàn bạc công việc của bản và bầu chủ hội (Lùng thầu) để điều hành công việc cho năm mới.
Thần “Thú Tì” tức thổ địa là vị thần kiêm bảo vệ an toàn cho người dân cũng như gia súc trong bản, không cho thú rừng phá hoại mùa màng.Đồ cúng sẽ là đôi gà trống mái, lợn (còn sống) và rượu. Sau đó, Lùng thầu sẽ thắp hương và cầu thần Thú tì bảo về người dân, gia súc sinh sôi, mùa màng bội thu, mọi nhà no đủ. Xong việc, mổ gà , giết lợn lấy tiết bôi vào gốc cây hoặc tảng đá (gần nơi thần ngự) và làm cỗ ăn uống vui vẻ cùng nhau.
Có thể thấy các lễ hội văn hóa chính là đặc trưng riêng của mỗi khu vực khác nhau, mang đến bản sắc riêng của từng vùng. Nếu đến Sapa vào dịp diễn ra hai lễ hội trên, du khách hãy dành thời gian tham gia để có thể hiểu thêm về tập tục, đời sống vùng cao.
Nguồn : Kinhnghiemdulichsapa.net
Relate Threads