Bạn biết gì về Bà Rịa - Vũng Tàu

lenhan91

Hợp Tác & Phát Triển CVT
Thành viên BQT
Administrator
Tham gia
18 Tháng sáu 2010
Bài viết
7,590
Điểm tương tác
1,643
Tìm hiểu về Bà Rịa - Vũng Tàu


Với bờ biển dài hàng trăm km, Vũng Tàu phát triển mạnh ngành khai thác dầu khí, du lịch biển đảo và cảng biển.

Bà Rịa - Vũng Tàu có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất nước

Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh ven biển Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc vùng đô thị TP HCM. Tỉnh có nhiều loại khoáng sản, nhiều nhất là dầu mỏ, khí thiên nhiên và khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Theo cổng thông tin điện của tỉnh, vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có khoảng 400 triệu m3 dầu, chiếm 93,29% trữ lượng cả nước và khoảng trên 100 tỷ m3 khí, chiếm 16,2% trữ lượng cả nước.

Dầu mỏ và khí đốt ở vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu phân bổ chủ yếu tại bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. Bể Cửu Long có trữ lượng khai thác khoảng 170 triệu tấn dầu và 28-41 tỷ m3 khí với mỏ Bạch **, Rồng, Hồng Ngọc, Rạng Đông.

Bể Nam Côn Sơn có mỏ Đại Hùng trữ lượng khoảng 30-50 triệu tấn dầu và 6-10 tỷ m3 khí đồng hành, mỏ Lan Tây và Lan Đỏ có trữ lượng khí thiên nhiên khoảng 58 tỷ m3 và một số mỏ khác như Thanh Long, Mộc Tinh, Rồng Bay.

Hiện, Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành một trong những trung tâm khai thác và chế biến dầu khí lớn nhất Việt Nam.

Bà Rịa - Vũng Tàu có 2 thành phố trực thuộc

Bà Rịa - Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa và 6 huyện Châu Đức, Côn Đảo, Đất Đỏ, Long Điền, Tân Thành, Xuyên Mộc.

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh gần 2.000 km2. Phía bắc tỉnh giáp Đồng Nai, phía tây giáp TP HCM, phía đông giáp Bình Thuận, phía nam giáp biển Đông.

trung-tam-thuong-mai-ba-ria-6157-1497347220.jpg

Trung tâm thương mại Bà Rịa ở thành phố Bà Rịa. Ảnh: Wikipedia


Năm 1991, Quốc hội ra nghị quyết thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Vũng Tàu. Năm 2012, thành phố Bà Rịa mới được thành lập từ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bà Rịa trước đó. Trong năm này, tỉnh lỵ của Bà Rịa - Vũng Tàu được chuyển từ thành phố Vũng Tàu sang thành phố Bà Rịa.

Côn Đảo là huyện đảo của Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu có một đơn vị hành chính hải đảo là huyện Côn Đảo. Đây là quần đảo, cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý và cách sông Hậu 45 hải lý, gồm 16 hòn đảo với tổng diện tích 76 km2.

Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Sử Việt trước thế kỷ 20 thường gọi nơi này là đảo Côn Lôn hoặc Côn Nôn. Tên gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor.

Theo tài liệu cổ, địa danh này có nguồn gốc Mã Lai từ chữ "Pulau Kundur" nghĩa là "Hòn Bí". Năm 1977, Quốc hội quyết định tên gọi chính thức là Côn Đảo.

con-dao-3-9121-1497347220.jpg

Côn Đảo. Ảnh: bariavungtau.com


Côn Đảo nằm ở vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Âu - Á nên được người phương Tây biết đến rất sớm. Năm 1294, đoàn thuyền của nhà thám hiểm người Italy Marco Polo gồm 14 chiếc trên đường từ Trung Hoa về nước bị một cơn bão nhấn chìm mất 8 chiếc, số còn lại dạt vào trú tại Côn Đảo. Từ thế kỷ 15-16, nhiều đoàn du hành của châu Âu ghé qua thăm Côn Đảo.

Hiện, Côn Đảo là huyện có chính quyền một cấp, thông qua các cơ quan chức năng huyện trực tiếp đến địa bàn dân cư, không có các cấp phụ thuộc như xã, phường hay thị trấn.

Bờ biển Bà Rịa - Vũng Tàu dài 305 km

Bà Rịa - Vũng Tàu có bờ biển dài 305 km, có nhiều bãi tắm đẹp, tạo thuận lợi để phát triển mạnh về du lịch biển.

Ngoài ra, Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam Bộ với hàng loạt cảng lớn tập trung trên sông Thị Vải. Đến năm 2016, toàn tỉnh có 28 cảng đang hoạt động với tổng công suất khoảng 87 triệu tấn mỗi năm.

Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng từ nay đến năm 2020 sẽ đẩy mạnh công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng và du lịch.

Long Hải được xem là một trong những bãi tắm đẹp nhất ở Bà Rịa -Vũng Tàu với cảnh đẹp thơ mộng

long-hai-5202-1497347220.jpg

Bãi biển Long Hải. Ảnh: Panoramio


Bãi Long Hải thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, cách thành phố Vũng Tàu 30 km về hướng Đông Bắc. Phong cảnh thiên nhiên nơi đây thơ mộng với bãi cát vàng chạy dài. Nối liền với bãi Long Hải là đèo Nước Ngọt, nơi núi đá vươn ra biển tạo nên phong cảnh vừa nên thơ vừa hùng vĩ.

Huyện Long Điền hội tụ các tiềm năng để phát triển thủy sản và du lịch. Hải sản là ngành mũi nhọn chủ lực của huyện với sản lượng đánh bắt khoảng 60.000 tấn mỗi năm. Huyện còn có cánh đồng An Ngãi là vựa lúa của tỉnh.

Ngoài Long Hải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn nhiều bãi tắm nổi tiếng khác như Bãi Trước, Bãi Sau, Vọng Nguyệt, Hồ Tràm...

Bà Rịa - Vũng Tàu là quê hương của nữ anh hùng Võ Thị Sáu trong kháng chiến chống Pháp

nha-luu-niem-vo-thi-sau-1474-1497347220.jpg

Nhà lưu niệm và tượng đài anh hùng Võ Thị Sáu. Ảnh: bariavungtautourism.com.vn


Võ Thị Sáu (1933-1952) sinh ra trong gia đình nghèo ở huyện Đất Đỏ. Tròn 14 tuổi, Võ Thị Sáu vừa làm nhiệm vụ mua hàng, vừa làm giao liên để nắm tình hình địch và làm mật hộ viên công an xung phong Đất Đỏ, trong bối cảnh Pháp trở lại chiếm các địa bàn. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng chị Sáu rất mưu trí, lanh lẹ và luôn hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

Năm 1949, chị trở thành đội viên công an xung phong Đất Đỏ, tham gia nhiều trận đấu, nổi bật nhất trận đánh diệt tên cai tổng nổi tiếng tàn ác và dùng lựu đạn phá cuộc mít tinh tuyên truyền do Pháp thực hiện tại huyện.

Cuối năm đó, trong một chuyến công tác ở huyện nhà, chị Sáu bị Pháp bắt, giam giữ hơn một tháng tại nhà tù Đất Đỏ và khám đường Bà Rịa. Bị tra tấn dã man, song chị Sáu không khai một lời nào. Chị bị Pháp kết án tử hình sau đó.

Nghĩa trang Hàng Dương - nơi chôn cất hàng vạn chiến sĩ cách mạng và người yêu nước Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Hàng Dương là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo, nơi chôn cất hàng chục nghìn chiến sĩ cách mạng và người yêu nước Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày. Nghĩa trang Hàng Dương rộng hơn 190 nghìn m2, gồm 3 khu A, B và C.

Theo số liệu ước tính có 20.000 tù nhân đã chết ở Côn Đảo song không phải tất cả đều nằm ở nghĩa trang Hàng Dương. Nghĩa địa ban đầu được lập ở khu vực Chuồng Bò, sau chuyển lên Hàng Keo.

Từ năm 1944, chế độ khủng bố trắng sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã giết hại hàng nghìn tù nhân, nghĩa địa Hàng Keo hầu như hết chỗ. Pháp mở nghĩa địa Hàng Dương để chôn tù. Hiện, nghĩa trang Hàng Dương được bảo tồn như một di tích lịch sử đặc biệt.





Mạnh Tùng / vnexpress.net
 
top
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên