Tiếng anh bạn học thế nào

pasal

Tiểu thương mới
Tham gia
18 Tháng một 2017
Bài viết
2
Điểm tương tác
0
Phần lớn chúng ta dành thời gian để tập trung vào việc học ngữ pháp mà quên mất rằng việc sử dụng chúng trong công việc hàng ngày là giao tiếp. Hãy cùng hình dung, tất cả những đứa trẻ khi mới sinh đều như nhau, vậy chúng ta có cùng xuất phát điểm về ngôn ngữ. Việc học ngôn ngữ mới cũng vậy, trong quá trình nghe cha mẹ, người thân trò chuyện dần dần trẻ sẽ hình thành ngôn ngữ cho mình. Vậy để có thể nói được, chúng ta cần phải nghe được. Trong bài viết này, Pasal mong muốn mách bạn một vài mẹo nhỏ về việc nghe nói tiếng anh sao cho thật hiệu quả. Bạn đã sẵn sàng chưa?

1. Học cách phát âm chuẩn trong tiếng anh giao tiếp
Đây là bước đầu tiên cũng là bước vô cùng quan trọng đối với việc giao tiếp. Hãy tập cho bản thân phát âm đúng, sau đó đến chuẩn. Bạn cũng có thể thấy, cuộc hội thoại sẽ trở nên vô nghĩa nếu thực sự bạn không hiểu họ nói gì, và họ cũng vậy. Chắc bạn vẫn còn nhớ những lớp học đầu tiên của mình với những con chữ. Đó chính là bài học đánh vần, vậy hãy làm quen với ngôn ngữ mới này một cách thật dõng dạc như vậy. Tuy nhiên bạn đừng học một mình, hãy học với một người thầy thật giỏi – những quyển từ điển. Một vài cuốn để bạn tham khảo nhé: “The Oxford Picture Dictionary” hay như “The Oxford Engish of Dictionary”… Bạn làm được chứ?

4-bi-mat-ve-bai-thi-noi-ielts-1.jpg


2. Nghe nắm ý chính
“Keyword” – đó là tất cả những gì bạn cần trong giao tiếp tiếng anh. Nếu bạn quá để tâm đến việc mình phải nghe đầy đủ thông tin và hiểu từ đầu đến cuối, rất có thể bạn sẽ bị bỏ lỡ những nội dung phía sau. Việc tìm được “keyword”, bạn đã có thể nắm bắt tổng quan về nội dung rồi. Bạn có thể tham khảo mẹo nhỏ mà chúng tôi liệt kê ra sau đây, áp dụng cho những tình huống việc nghe của bạn trong những bài thi nhé:
- Trước khi nghe, bạn có thể đọc qua yêu cầu, lắng nghe hướng dẫn để suy đoán thông tin cần nắm bắt và chủ đề của bài
- Trong khi nghe, hãy bám vào những từ quan trọng để có thể suy ra được ý chính của bài nghe (những từ này thường là những từ có trọng âm, được nhấn mạnh và được nhắc đến nhiều lần trong bài)

hoc-tieng-anh-3-.jpg


3. Tập thói quen đoán nghĩa từ mới
Việc gặp phải vô vàn từ mới trong quá trình bạn lắng nghe là điều không thể tránh khỏi. Khi đó bạn làm thế nào? Hãy nhớ một kim chỉ nam chính là: đoán nghĩa. Hãy cố vận dụng những liên hệ trong bài giữa những từ bạn đã biết và những từ bạn chưa biết. Nếu công việc này bạn thử lần đầu, lần thứ hai, lần thứ ba vẫn không ra, tốt nhất bạn nên dùng từ điển. Tuy nhiên, việc này sẽ giúp bạn nhớ từ lâu hơn bạn tưởng tướng đấy.

hoc-tieng-anh--2-.jpg

4. Nâng cao vốn từ vựng
Rất nhiều tình huống bất ngờ khi bạn gặp người nước ngoài, bạn trốn tránh, ngại, thậm chí chết đứng khi giao tiếp với họ. Bạn luôn tự nhủ từ này trong tiếng Anh là gì nhỉ, và khi bạn nhớ ra thì họ đã đi mất. Việc hạn chế vốn từ vựng không ai có thể giúp được bạn ngoài chính bạn. Tất cả những gì bạn cần bây giờ là một chiếc bút, một quyển sổ và sự chăm chỉ của chính bạn. Hãy tìm những phương pháp mà bạn cho rằng bạn có thể học và nhớ từ lâu nhất. Bạn biết bạn có thể làm phong phú vốn từ của mình. Chúng tôi cũng vậy

hoc-tieng-anh--5-.jpg


5. Tạo thói quen nghe ngấm tiếng Anh mỗi ngày
Việc làm quen với một ngôn ngữ mới không phải ngày một ngày hai, chúng ta sẽ cùng làm quen với chúng từ từ, chậm rãi. Vậy hãy bắt đầu lắng nghe chúng mỗi ngày, để hình thành những phản xạ của bạn với ngôn ngữ này. Bạn có thể nghe bài hát, nghe bản tin, xem phim… Vô vàn các cách khác nhau để có thể tiếp xúc với chúng.

hoc-tieng-anh--4-.jpg

Hy vọng bạn có thể tìm cho mình phương pháp học tiếng anh giao tiếp phù hợp nhất. Chúc bạn thành công!
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên