Bóng đè - Trải nghiệm đáng sợ trong giấc ngủ

Miss

Quyền Chủ tịch Hội Từ Thiện CVT
Thành viên BQT
Tham gia
18 Tháng năm 2011
Bài viết
1,288
Điểm tương tác
5
Bạn muốn mở mắt ra, kêu cứu hay cử động tay chân nhưng đều bất lực...

Đã bao giờ bạn tỉnh dậy giữa buổi đêm và thấy khó thở như có một vật gì đè nặng trên ngực? Bạn lờ mờ cảm thấy một ai đó đang chăm chú quan sát bạn trong bóng đêm? Bạn muốn mở mắt ra, kêu cứu hay cử động tay chân nhưng đều bất lực?

Những trải nghiệm đáng sợ trên được gọi là bóng đè hay còn gọi là ma đè. Theo các nhà khoa học, đây là một dạng rối loạn giấc ngủ không gây ra thương tổn và có khoảng 40% nhân loại đã ít nhất một lần trải qua nó như bạn.


Bức tranh của hoạ sĩ Henry Fuseli mô tả hiện tượng bóng đè (quỷ Mare ngồi trên nạn nhân).


Người Trung Quốc đã có những ghi chép về bóng đè từ năm 400 TCN. Hiện tượng này cũng được nhà sử học Herodotus của Hy Lạp cổ đại mô tả. Người châu Âu thời cổ tin rằng bóng đè do một con quỷ tên là Mare gây ra khi nó ngồi lên người nạn nhân trong lúc họ ngủ. Từ “mare” về sau phát triển ra từ “nightmare” (ác mộng) theo nghĩa hiện đại.



Không thể phủ nhận bóng đè là một trải nghiệm rất đáng sợ. Có người khi bị bóng đè cảm thấy như nghe được một giọng nói bí ẩn, có sự hiện diện của một ai đó đứng, ngồi bên cạnh hay cảm giác như bị xô ngã ra khỏi giường. Bóng đè có thể lặp lại vài lần trong một đêm.

Về bản chất khoa học, khi bóng đè xảy ra, vùng vỏ não được ********** rất mạnh khiến con người trở nên tỉnh táo, không khác gì lúc thức. Thế nhưng lúc đó những mối liên hệ thần kinh giữa não với các bộ phận cơ thể lại chưa được khai thông. Kết quả là người bị bóng đè cảm thấy tê liệt giống như có ai đang đè chặt tay chân mình vậy.


Bản chất của bóng đè đó là liên hệ thần kinh giữa não bộ và các cơ quan không được thiết lập.


Để hiểu sâu bản chất của bóng đè, các nhà khoa học đi vào nghiên cứu các giai đoạn của giấc ngủ. Ở các loài động vật có *, giấc ngủ được chia làm hai khoảng thời gian: REM (rapid eye movement) và NREM (non-REM).

Trong REM, mi mắt của chúng ta cử động nhanh và đây là khoảng thời gian chúng ta nằm mơ. Giai đoạn này, mi mắt hoạt động như thể chúng ta đang “nhìn” những sự vật, sự việc trong giấc mơ của mình vậy. Còn ở giai đoạn NREM, chúng ta ít khi nháy mi mắt nhưng có thể trở mình trên giường, thậm chí mộng du và nói chuyện trong giấc ngủ.

Mỗi khi bắt đầu một giấc ngủ, ta bước vào giai đoạn NREM trong 80 phút và nối tiếp sau là 10 phút ở giai đoạn REM. Chu trình 90 phút này cứ lặp đi lặp lại trong suốt giấc ngủ của chúng ta.

Tại giai đoạn REM (mi mắt chuyển động nhanh), cơ thể tắt đi các liên hệ thần kinh giữa não bộ. Nếu như điều này không xảy ra, chúng ta có thể dùng tay chân lặp lại y hệt những hành động diễn ra trong giấc mơ của mình. Chẳng hạn, một người đàn ông từng mơ thấy mình bị quái vật tấn công và đánh trả lại chúng trong mơ. Nhưng trên thực tế, ông ta đang vô thức đánh người vợ nằm bên cạnh mình.

Nếu bất ngờ tỉnh ngủ đúng vào giai đoạn REM, chúng ta sẽ bị bóng đè do các đường liên hệ thần kinh đang tắt. Vậy còn những hình ảnh và âm thanh ma quái? Các nhà khoa học cho rằng đó thực chất chỉ là những ảo ảnh tạo ra tại vùng vỏ não xử lý hình ảnh và âm thanh. Các nơron thần kinh bị ********** đã tự động tạo ra những gì chúng ta tưởng là “nghe” hoặc “nhìn” thấy. Sự căng thẳng và lo lắng là nguyên nhân chính dẫn đến việc ********** các nơron này.



Stress là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng bóng đè.


Nguyên nhân phổ biến dẫn đến bị bóng đè là những căng thẳng, phiền muộn trong cuộc sống không được giải tỏa. Việc sử dụng nhiều các chất ********** cũng góp phần khiến cho não bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, tư thế ngủ sai cách cũng làm người ngủ cảm thấy khó thở, dễ dẫn đến bóng đè.

Tựu trung lại, bóng đè thực ra chỉ là một dạng rối loạn trong hoạt động của cơ thể. Chỉ cần duy trì một lối sống tích cực và lành mạnh, bạn sẽ chẳng còn phải lo bóng đè ghé thăm!
 
Em ngủ say như chết nằm mơ còn khó huống chi là bị bóng đè :))...
 
_a thì mơ thấy vợ a đè chứ chưa bjo bị bóng đè...hahha,người xưa còn gọi là bị mộc đè.đi lạ chỗ mấy bà bị yếu bóng vía hay bị đè lắm...
 
Mình cũng hay bị vụ này.
Tìm phương pháp hóa giải mà chưa có hiệu quả.

Thanks,
 
Từ nhỏ giờ bị bóng đè 7 ngày liên tiếp và mình tin vào chuyện bóng đè mê tín chứ ko đơn thuần là tại thần kinh ( Vì mình ko có tâm lý sợ ma , khi bị bóng đè 1 tuần liền chịu ko nổi mới phải thay đổi vì bị bóng đè rất sợ đi ngủ)
 
Theo kinh nghiệm của thằng bạn mình thì xoay giường hoặc di chuyển giường ra vị trí khác sẽ khắc phục được hiện tượng này. Có thể do dưới mặt đất tại khu vực đó có đá ngầm lớn hoặc có gì đó rất lớn phía dưới hoặc có quặng sắt thép ... dưới vị trí bạn nằm nên gây ra hiện tượng này.
 
theo mềnh thì cứ uống cho say mèm đến ko biết gì nữa...thế là hết bị bóng đè...chuyển sang giai đoạn bị vợ nó đè....(vụ vợ đè mới mệt á) :))
 
hi hi !!! mình bị bóng đè rơi từ độ cao !! bị hoài riết rồi quen !!! nên giờ cũng hết sợ không thèm gượng dậy chi cho mệt cứ thế mà ngủ !!! mà giờ hình như cũng hết bị !!
==>> theo kinh nghiệm của em thường bị bóng đề là do mình ngủ để tay lên khỏi đầu hoặc ngủ để tay lên ngực, trên chán là dễ bị bóng đề lắm !!!
 
chẹp chẹp... nhắc cái vụ này nhớ cái vụ bị anh bống kia đè quá ...ặc ặc... ;))
 
" Ở các loài động vật có * " ko hiểu câu này hơ hơ!
 
Cái này bị quài. Cứ mỗi lần nằm quay đầu về phía cửa ra vào nằm ngủ là thế nào tối đó cũng bị, dù có niệm phật thì nó vẫn như thế. Vẫn nhận biết được mọi thứ xung quanh nhưng ko cử động gì dc hết. Tối nào cũng ngủ 1 mềnh sợ chết đi dc á :((
 
Chị miss toàn bị chồng đè thì có !
 
hi hi !!! mình bị bóng đè rơi từ độ cao !! bị hoài riết rồi quen !!! nên giờ cũng hết sợ không thèm gượng dậy chi cho mệt cứ thế mà ngủ !!!

t thì ráng gồng lên xem kéo được con gì lên ko mà gồng k nổi =))
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên