Bệnh phân trắng trên tôm

hiepph

Tiểu thương mới
Tham gia
6 Tháng năm 2016
Bài viết
21
Điểm tương tác
0
Ngày nay mật độ nuôi tôm cao để chạy theo sản lượng, điều này đã làm cho môi trường nước trong ao bị ô nhiễm nghiêm trọng tạo điều kiện cho tảo độc, vi khuẩn, virus phát triển và xâm nhập vào cơ thể tôm gây bệnh phân trắng. Để tìm hiểu cách phòng bệnh bà con hãy tham khảo bài viết dưới đây

Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh phân trắng
de1baa5u-hie1bb87u-nhe1baadn-bie1babft-tc3b4m-be1bb8b-be1bb87nh-phc3a2n-tre1baafng.jpg


Ban đầu xuất hiện phân tôm màu trắng trên nhá hoặc nổi trên mặt nước, dọc bờ ao, góc ao, cuối hướng gió, cùng với hiện tượng tôm giảm ăn, trong ruột tôm rỗng thức ăn và có những đốm màu vàng ở phần cuối ruột, thân tôm bị ốp, mỏng vỏ, teo nhỏ dần.

Khi nuôi tôm ở mật độ lớn thì điều này đã làm cho môi trường nước trong ao bị ô nhiễm nghiêm trọng, đã tạo điều kiện cho tảo độc, vi khuẩn, virus phát triển và xâm nhập vào cơ thể tôm gây bệnh phân trắng. Bệnh phân trắng là một trong những bệnh gây thiệt hại nhiều nhất cho bà con hiện nay vì vệnh lây lan nhanh ở hầu hết các khu vực nuôi trong cả nước.

Cách phòng bệnh
Đầu tiên bán con nên thay lớp bùn đáy, bón vôi, phơi khô để tiêu diệt các virus, vi khuẩn gây bệnh tôm, đông thời gây màu nước bằng phân và định kỳ tạt vi sinh để bù đắp, bổ sung các vi sinh vật có lợi cho ao nuôi.

Tăng cường nước ao trong độ sâu 1,2 – 1,5 m, mật độ thả nuôi phải phù hợp với điều kiện thiết bị kỹ thuật hiện có.

Định kỳ trộn vào thức ăn các loại men có thành phần chính: Lactobacillus vì vi khuẩn này giúp tôm tiêu hoá tốt thức ăn vừa ngăn chặn mạnh mẽ sự phát triển, xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh, làm tôm khoẻ mạnh và nhanh lớn.
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên