Yêu chữ Hán, bước đầu học tiếng Trung thành công
Tiếng Trung ngày càng phổ biến và được nhiều người theo học. Vốn được mệnh danh là ngôn ngữ khó top đầu thế giới, việc học tiếng Trung không hề dễ dàng, đặc biệt là sự phức tạp của chữ Hán. Rất nhiều bạn có thể học giao tiếp tiếng Trung nhưng đều phải chịu thua trước chữ Hán. Vậy phải làm thế nào để học tiếng Trung một cách toàn diện?
Muốn yêu tiếng Trung, muốn học chữ Hán, hãy hiểu về nó. Vậy nên, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu sơ lược về chữ Hán của Trung Quốc nhé!
1. Một số hiểu biết chung về chữ Hán:
_ Xuất phát từ Trung Quốc, sau đó du nhập sang các nước láng giềng, được vay mượn để tạo thành ngôn ngữ riêng: Nhật, Việt Nam,...
_ Chữ phồn thể và chữ giản thể. Ngày nay chúng ta thường dùng chữ giản thể
_ Chữ Hán có pinyin để phát âm, nghĩa Hán Việt và nghĩa Việt
_ Chữ Hán có 214 bộ thủ
2. Phân loại chữ Hán:
_ Chữ tượng hình: "Tượng hình" có nghĩa là căn cứ trên hình tượng của sự vật mà hình thành chữ viết, dùng đường nét để phác họa hình dáng bên ngoài của vật. Các chữ này rất dễ nhận biết và đơn giản.
_ Chữ chỉ sự (biểu ý): có phần khó hơn chữ tượng hình, có thể kết hợp các nét chữ tượng hình với nhau để biểu thị một ý nghĩa nhất định.
_ Chữ hình thanh: phần lớn chữ Hán là chữ hình thanh gồm một phần tạo hình và một phần tạo thanh kết hợp với nhau.
_ Chữ hội ý: là chữ mới được tạo từ 2 hay nhiều chữ nhằm tạo thêm chữ Hán.
3. Kết cấu chữ Hán:
_ Kết cấu trên dưới:
“爸” (cha) gồm hai bộ phận là chữ “父”(phụ) và chữ “巴”(ba) hợp thành. Hai bộ phận này kết
hợp với nhau theo cấu trúc trên dưới.
父 (phụ) + 巴 (ba) = 爸 (cha,bố)
_ Kết cấu trái phải:
Ví dụ: “你” (anh, chị), chữ này do hai bộ phận là chữ “イ” (nhân đứng) và chữ “尔”( nhĩ) tạo
thành. Hai bộ phận này kết hợp với nhau theo cấu trúc trái phải.
(イ+ 尔) = 你 (anh, chị)
_ Kết cấu bao quanh:
Bao quanh toàn bộ: 国 (quốc), 困 (khốn)
Bao vòng một nửa: 习 (tập), 这 (đây, cái này), 凶 (hung), 闲 (nhàn), 画 (họa).
Ví dụ: chữ “国”(quốc) do hai bộ phận là chữ “囗” (vi) và chữ “玉” ( ngọc) hợp thành theo cấu trúc
trong ngoài.
囗 (vi) +玉 (ngọc) = 国 (quốc)
4. Các nét trong chữ Hán:
_ Nét ngang: ngang bằng, từ trái sang phải.
_ Nét sổ: thẳng, từ trên xuống dưới
_ Nét phẩy: từ trên phải xuống dưới trái
_ Nét mác: từ trên trái xuống dưới phải.
_ Nét chấm: từ trên trái xuống dưới phải hoặc từ trên
_ Nét hất: từ dưới trái lên trên phải.
_ Nét gấp: Nét gấp phân thành ngang gấp và sổ gấp, yêu cầu chỉ 1 nét để tạo thành ngang gấp, đầu tiên viết nét ngang từ trái sang phải, sau đó gấp xuống thành nét sổ từ trên xuống dưới. Cách viết nét sổ gấp như sau, đầu tiên kéo nét sổ từ trên xuống dưới, sau đó gấp ngang từ trái sang phải thành nét ngang.
_ Nét móc: Sau khi kết thúc nét, chuyển sang 1 hướng khác, hất nhẹ nét bút lên thành móc câu, móc câu có thể viết thành nhiều hình dạng khác nhau.
Sau khi đã có những kiến thức cơ bản về tiếng Trung, bạn có thể tự tin tự học tiếng Trung tại kênh youtube Kaixin
Tiếng Trung ngày càng phổ biến và được nhiều người theo học. Vốn được mệnh danh là ngôn ngữ khó top đầu thế giới, việc học tiếng Trung không hề dễ dàng, đặc biệt là sự phức tạp của chữ Hán. Rất nhiều bạn có thể học giao tiếp tiếng Trung nhưng đều phải chịu thua trước chữ Hán. Vậy phải làm thế nào để học tiếng Trung một cách toàn diện?
Muốn yêu tiếng Trung, muốn học chữ Hán, hãy hiểu về nó. Vậy nên, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu sơ lược về chữ Hán của Trung Quốc nhé!
1. Một số hiểu biết chung về chữ Hán:
_ Xuất phát từ Trung Quốc, sau đó du nhập sang các nước láng giềng, được vay mượn để tạo thành ngôn ngữ riêng: Nhật, Việt Nam,...
_ Chữ phồn thể và chữ giản thể. Ngày nay chúng ta thường dùng chữ giản thể
_ Chữ Hán có pinyin để phát âm, nghĩa Hán Việt và nghĩa Việt
_ Chữ Hán có 214 bộ thủ
2. Phân loại chữ Hán:
_ Chữ tượng hình: "Tượng hình" có nghĩa là căn cứ trên hình tượng của sự vật mà hình thành chữ viết, dùng đường nét để phác họa hình dáng bên ngoài của vật. Các chữ này rất dễ nhận biết và đơn giản.
_ Chữ chỉ sự (biểu ý): có phần khó hơn chữ tượng hình, có thể kết hợp các nét chữ tượng hình với nhau để biểu thị một ý nghĩa nhất định.
_ Chữ hình thanh: phần lớn chữ Hán là chữ hình thanh gồm một phần tạo hình và một phần tạo thanh kết hợp với nhau.
_ Chữ hội ý: là chữ mới được tạo từ 2 hay nhiều chữ nhằm tạo thêm chữ Hán.
3. Kết cấu chữ Hán:
_ Kết cấu trên dưới:
“爸” (cha) gồm hai bộ phận là chữ “父”(phụ) và chữ “巴”(ba) hợp thành. Hai bộ phận này kết
hợp với nhau theo cấu trúc trên dưới.
父 (phụ) + 巴 (ba) = 爸 (cha,bố)
_ Kết cấu trái phải:
Ví dụ: “你” (anh, chị), chữ này do hai bộ phận là chữ “イ” (nhân đứng) và chữ “尔”( nhĩ) tạo
thành. Hai bộ phận này kết hợp với nhau theo cấu trúc trái phải.
(イ+ 尔) = 你 (anh, chị)
_ Kết cấu bao quanh:
Bao quanh toàn bộ: 国 (quốc), 困 (khốn)
Bao vòng một nửa: 习 (tập), 这 (đây, cái này), 凶 (hung), 闲 (nhàn), 画 (họa).
Ví dụ: chữ “国”(quốc) do hai bộ phận là chữ “囗” (vi) và chữ “玉” ( ngọc) hợp thành theo cấu trúc
trong ngoài.
囗 (vi) +玉 (ngọc) = 国 (quốc)
4. Các nét trong chữ Hán:
_ Nét ngang: ngang bằng, từ trái sang phải.
_ Nét sổ: thẳng, từ trên xuống dưới
_ Nét phẩy: từ trên phải xuống dưới trái
_ Nét mác: từ trên trái xuống dưới phải.
_ Nét chấm: từ trên trái xuống dưới phải hoặc từ trên
_ Nét hất: từ dưới trái lên trên phải.
_ Nét gấp: Nét gấp phân thành ngang gấp và sổ gấp, yêu cầu chỉ 1 nét để tạo thành ngang gấp, đầu tiên viết nét ngang từ trái sang phải, sau đó gấp xuống thành nét sổ từ trên xuống dưới. Cách viết nét sổ gấp như sau, đầu tiên kéo nét sổ từ trên xuống dưới, sau đó gấp ngang từ trái sang phải thành nét ngang.
_ Nét móc: Sau khi kết thúc nét, chuyển sang 1 hướng khác, hất nhẹ nét bút lên thành móc câu, móc câu có thể viết thành nhiều hình dạng khác nhau.
Sau khi đã có những kiến thức cơ bản về tiếng Trung, bạn có thể tự tin tự học tiếng Trung tại kênh youtube Kaixin
Relate Threads