TOÀN QUỐC Xương Giòn Hơn Vì Hút Thuốc Lá: Hiểm Họa Tiềm Ẩn

dancingshop7

Tiểu thương tích cực
Tham gia
14 Tháng năm 2024
Bài viết
102
Điểm tương tác
0
Thuốc lá ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe xương khớp trong mọi độ tuổi, đặc biệt khi bước vào tuổi 40, 50. Ở tuổi này, phụ nữ bắt đầu suy giảm lượng estrogen, trong khi nam giới thiếu Testosterone - là những hormone quan trọng đối với hệ xương khớp. Nếu chúng ta thường xuyên hút thuốc, quá trình mất xương sẽ diễn ra nhanh hơn và dễ gặp nhiều biến chứng.
Hút thuốc làm tăng nồng độ carbon monoxide, dẫn đến giảm lượng oxy trong máu từ đó làm cản trở quá trình tự sửa chữa hư tổn của sụn khớp.
Theo bác sĩ Primal Kaur - Chuyên gia về bệnh loãng xương thuộc hệ thống các trường Đại học Y tế ở Philadelphia (Mỹ), Nicotine và các độc tố trong thuốc lá làm ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp từ nhiều góc độ.
Trong 1 điếu thuốc lá có hơn 7000 hóa chất độc hại. Vì thế, hút thuốc có thể làm tăng nồng độ các chất độc trong máu, góp phần thúc đẩy quá trình phân hủy sụn khớp.
Ngoài ra, tác dụng của thuốc lá rất dai dẳng, chúng tồn tại rất lâu thậm chí kéo dài 5 - 10 năm sau khi đã bỏ thuốc. Nguy cơ bị gãy đầu xương đùi rất cao ở người thường hút thuốc lá. Nguy cơ này sẽ thực sự bị loại bỏ sau khi dừng hút thuốc lá khoảng trên 10 năm. Hơn nữa, tác hại của thuốc lá tồn tại ở phụ nữ lâu hơn ở nam giới.
SALTNIC-CYMLX-Super-Cool-Grape-Melon-10ml-01-300x300.jpg

Hút thuốc cũng ảnh hưởng đến các mô khác trong hệ thống cơ xương, làm tăng khả năng chấn thương và bệnh tật. Những người hút thuốc có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề về gân chóp xoay ở vùng vai, như bị chèn ép hay bị đè nén dẫn đến rách so với những người không hút thuốc do chất lượng vùng gân bị suy giảm. Bên cạnh đó, bản thân những người này có nhiều khả năng bị chấn thương hơn bởi các va chạm, và có nguy cơ bị đau thắt lưng cũng như viêm khớp dạng thấp cao hơn.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hùng, hậu quả của thuốc lá gây ra cho xương khớp là rất lớn và lâu dài, không những gây bệnh mà còn làm cho quá trình điều trị và hồi phục của bệnh nhân kém hiệu quả.
“Hàm lượng nicotine trong thuốc lá có thể làm giảm lượng collagen trong cơ thể, khiến các mô mềm của cơ thể, sụn khớp ít đàn hồi dễ gây tổn thương dây chằng. Khói thuốc lá còn ảnh hưởng rất tiêu cực đến hệ thần kinh, các hệ thống miễn dịch và chức năng bảo vệ khác của cơ thể, chính nó sẽ làm tăng nguy cơ gây biến chứng hay nhiễm trùng sau phẫu thuật”, bác sĩ Hùng chỉ rõ.
Các chất độc hại có trong thuốc lá làm rối loạn các tế bào và cản trở các mô sụn sản xuất các chất căn bản có lợi cho sụn khớp.
Chính vì vậy, người đang bị đau do viêm khớp dạng thấp nên sớm từ bỏ thuốc lá để cải thiện tình trạng bệnh của mình. Hơn nữa, bỏ hút thuốc lá cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của phổi, xương vàhệ miễn dịch của cơ thể.
Sau 30 tháng, kết quả nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc lá có bề mặt sụn bong tróc, tỉ lệ sụn bị mất cao gấp 2 lần so với người không hút thuốc và mức độ đau nhức cũng diễn ra thường xuyên, nặng hơn. Các nhà khoa học đã lý giải điều này như sau:
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hùng, nếu người bệnh không phải chịu tác động xấu trực tiếp hoặc gián tiếp của nicotine, hệ nội tiết sẽ hoạt động cân bằng và giảm các gốc tự do trong cơ thể, hạn chế quá trình viêm mạn tính, các tổn thương xương khớp sẽ phục hồi dần. Ông cũng khuyên người bệnh, ngừng hút thuốc lá sẽ không bao giờ muộn nếu muốn hệ có xương khớp chắc khỏe và tăng tuổi thọ.
Hút thuốc có ảnh hưởng bất lợi đến thành tích thể thao hay tập luyện vì hút thuốc làm giảm dung tích phổi và các vấn đề khác của phổi như đau tức ngực, khó thở... Những người hút thuốc lá có xu hướng bị khó thở nhiều hơn và gặp khó khăn trong việc chạy nhanh hoặc chạy đường dài hay các hoạt động đòi hỏi hô hấp mạnh nếu so với những người không hút thuốc.
Khói thuốc lá tạo ra một lượng lớn các chất oxy hóa, làm sản sinh ra một chuỗi các phản ứng gây tổn thương trên toàn bộ cơ thể, bao gồm cả các tế bào, cơ quan và hormone liên quan trong việc giữ gìn hệ xương khớp khỏe mạnh.
Theo các chuyên gia về xương khớp tại trường Đại học California, Irvine cho biết hút thuốc lá có hại cho xương vì thuốc lá khiến xương dễ bị loãng và kéo theo tình trạng gãy xương. Các yếu tố chính dẫn đến tình trạng này bao gồm:
Hút thuốc lá làm giảm việc cung cấp máu cho xương cũng như nhiều vùng mô khác nhau của cơ thể.
Nicotine trong thuốc lá làm chậm quá trình sản xuất các tế bào sản xuất xương được gọi là nguyên bào xương và ảnh hưởng đến sự cân bằng của các hormone cần thiết để xây dựng và duy trì bộ xương chắc khỏe, đặc biệt là ở phụ nữ.
Ở những người lớn tuổi có hút thuốc lá, nghiên cứu đã cho thấy nguy cơ bị gãy xương hông cao hơn từ 30% đến 40% so với những người không hút thuốc. Hút thuốc làm giảm sự hấp thụ canxi cần thiết cho quá trình khoáng hóa xương, ngăn ngừa sự phát triển của các xương mỏng.
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên