john_marketer
Tiểu thương mới
- Tham gia
- 24 Tháng một 2019
- Bài viết
- 48
- Điểm tương tác
- 0
Việc 'chiến đấu' chống đại dịch sẽ chẳng còn quá gian nan nếu chúng ta hiểu đúng và đủ về phương pháp phòng chống dịch bệnh conrona, từ cách bảo vệ bản thân cho đến vệ sinh môi trường sống sạch sẽ mỗi ngày.
Hãy cùng nội thất Sao Kim tìm hiểu cách vệ sinh nhà cửa ở bài viết này nhé!
Mầm bệnh dai dẳng trên các bề mặt trong nhà
Trước những thông tin đáng báo động về tỷ lệ gia tăng người bị lây nhiễm mỗi ngày, dịch viêm hô hấp cấp Covid-19 do virus Corona chủng mới gây ra đã trở thành nỗi lo lớn nhất về sức khỏe và an toàn với bất kỳ cá nhân và gia đình nào hiện nay.
Giữa tình hình dịch bệnh căng thẳng, hầu hết mọi người tin rằng việc hạn chế đến những nơi công cộng, đám đông… và “tạm trốn” tại gia sẽ giúp bản thân an toàn hơn bởi không bị ảnh hưởng bởi các nguồn gây bệnh. Bên cạnh đó, cảm giác bảo vệ từ cơn sốt khẩu trang và nước rửa tay vô hình trung khiến chúng ta quên mất ngay tại ngôi nhà mình đang sống cũng có thể ẩn chứa biết bao nguy cơ nhiễm bệnh. Đó là những mầm bệnh được chúng ta mang theo từ bên ngoài về nhà, rồi vô tình “tiếp tay phát tán” thông qua các vật trung gian như nắm tay cửa, mặt bàn, các bề mặt… khi vô tình chạm vào mà chưa kịp rửa tay.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đặc trưng của virus Corona chủng mới là không lơ lửng trong không khí mà bám trực tiếp vào các bề mặt gỗ, sắt, đá… với thời gian khá lâu. Vì vậy, khi chưa hiểu đúng và đủ về cách phòng dịch hiệu quả, chúng ta sẽ dễ tập trung vào những lá chắn cho bản thân mà bỏ qua những mối nguy tiềm ẩn từ các bề mặt trong nhà, vô tình đặt chính mình và gia đình trước bao nguy cơ nhiễm bệnh. Không chỉ vậy, các bề mặt trong nhà vốn tồn tại vô số vi khuẩn, virus mà nếu không được lau chùi thường xuyên và đúng cách, sức khỏe gia đình cũng khó lòng được bảo vệ toàn diện.
Khi dịch Covid-19 vẫn tiếp tục có những diễn biến khó lường, bên cạnh ý thức bảo vệ cá nhân khi ra ngoài cộng đồng, điều cần nhất là phải chú ý thường xuyên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Nhất là khi con em sẽ có kỳ nghỉ học kéo dài và các gia đình cũng được khuyến khích ưu tiên sinh hoạt tại gia để phòng dịch.
Vệ sinh môi trường sống: “Nhiệm vụ” cần thực hiện mỗi ngày
Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế về các biện pháp phòng bệnh trong mùa dịch, việc thường xuyên vệ sinh nơi ở, cơ quan, trường học, xí nghiệp nhà máy… bằng cách lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà là điều quan trọng nhưng ít người chú ý. Tương tự việc đeo khẩu trang đúng cách, tránh tiếp xúc đám đông chưa biết rõ, thường xuyên rửa tay dưới vòi nước chảy trong ít nhất 20 giây và hạn chế dùng tay sờ lên mắt, mũi, miệng… vệ sinh các bề mặt trong nhà cũng cần được thực hiện với dung dịch, cách thức và tần suất phù hợp để phát huy tác dụng tốt nhất.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sử dụng các chất diệt khuẩn có chứa Clo, phổ biến nhất trong gia dụng là Sodium Hypochlorite (có trong sản phẩm Vim, thuốc tẩy, nước Javel) là một trong những cách để khử khuẩn các bề mặt, tường nhà, sàn nhà hiệu quả. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng nồng độ để đảm bảo an toàn cho gia đình, đồng thời mang đến hiệu quả diệt các loại vi khuẩn, virus, nấm... một cách tốt nhất.
Cụ thể, bồn cầu cần được vệ sinh hằng ngày cùng dung dịch tẩy rửa đậm đặc, không pha loãng. Còn đối với không gian toilet, lavabo, sàn nhà, tay nắm cửa, nút bấm thang máy, tay cầm xe đẩy, bề mặt inox quầy tính tiền... cần pha loãng dung dịch tẩy rửa với tỷ lệ 13 - 15 ml/2,5 lít nước. Những bề mặt có tiếp xúc càng nhiều như tay nắm cửa, nút bấm thang máy thì càng cần lau chùi thường xuyên với tần suất tối thiểu 3-4 lần/ngày, tốt nhất là nên vệ sinh thường xuyên khi có thể.
Cùng với đó, việc tăng cường sức đề kháng và trang bị các kỹ năng, kiến thức phòng dịch cũng vô cùng quan trọng. Chỉ khi thực hiện đúng và đủ các biện pháp bảo vệ bản thân và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, cả gia đình mới được bảo vệ toàn diện, từ đó luôn khỏe mạnh vượt qua mùa bệnh dịch nguy hiểm.
Hãy cùng nội thất Sao Kim tìm hiểu cách vệ sinh nhà cửa ở bài viết này nhé!
Mầm bệnh dai dẳng trên các bề mặt trong nhà
Trước những thông tin đáng báo động về tỷ lệ gia tăng người bị lây nhiễm mỗi ngày, dịch viêm hô hấp cấp Covid-19 do virus Corona chủng mới gây ra đã trở thành nỗi lo lớn nhất về sức khỏe và an toàn với bất kỳ cá nhân và gia đình nào hiện nay.
Giữa tình hình dịch bệnh căng thẳng, hầu hết mọi người tin rằng việc hạn chế đến những nơi công cộng, đám đông… và “tạm trốn” tại gia sẽ giúp bản thân an toàn hơn bởi không bị ảnh hưởng bởi các nguồn gây bệnh. Bên cạnh đó, cảm giác bảo vệ từ cơn sốt khẩu trang và nước rửa tay vô hình trung khiến chúng ta quên mất ngay tại ngôi nhà mình đang sống cũng có thể ẩn chứa biết bao nguy cơ nhiễm bệnh. Đó là những mầm bệnh được chúng ta mang theo từ bên ngoài về nhà, rồi vô tình “tiếp tay phát tán” thông qua các vật trung gian như nắm tay cửa, mặt bàn, các bề mặt… khi vô tình chạm vào mà chưa kịp rửa tay.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đặc trưng của virus Corona chủng mới là không lơ lửng trong không khí mà bám trực tiếp vào các bề mặt gỗ, sắt, đá… với thời gian khá lâu. Vì vậy, khi chưa hiểu đúng và đủ về cách phòng dịch hiệu quả, chúng ta sẽ dễ tập trung vào những lá chắn cho bản thân mà bỏ qua những mối nguy tiềm ẩn từ các bề mặt trong nhà, vô tình đặt chính mình và gia đình trước bao nguy cơ nhiễm bệnh. Không chỉ vậy, các bề mặt trong nhà vốn tồn tại vô số vi khuẩn, virus mà nếu không được lau chùi thường xuyên và đúng cách, sức khỏe gia đình cũng khó lòng được bảo vệ toàn diện.
Khi dịch Covid-19 vẫn tiếp tục có những diễn biến khó lường, bên cạnh ý thức bảo vệ cá nhân khi ra ngoài cộng đồng, điều cần nhất là phải chú ý thường xuyên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Nhất là khi con em sẽ có kỳ nghỉ học kéo dài và các gia đình cũng được khuyến khích ưu tiên sinh hoạt tại gia để phòng dịch.
Vệ sinh môi trường sống: “Nhiệm vụ” cần thực hiện mỗi ngày
Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế về các biện pháp phòng bệnh trong mùa dịch, việc thường xuyên vệ sinh nơi ở, cơ quan, trường học, xí nghiệp nhà máy… bằng cách lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà là điều quan trọng nhưng ít người chú ý. Tương tự việc đeo khẩu trang đúng cách, tránh tiếp xúc đám đông chưa biết rõ, thường xuyên rửa tay dưới vòi nước chảy trong ít nhất 20 giây và hạn chế dùng tay sờ lên mắt, mũi, miệng… vệ sinh các bề mặt trong nhà cũng cần được thực hiện với dung dịch, cách thức và tần suất phù hợp để phát huy tác dụng tốt nhất.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sử dụng các chất diệt khuẩn có chứa Clo, phổ biến nhất trong gia dụng là Sodium Hypochlorite (có trong sản phẩm Vim, thuốc tẩy, nước Javel) là một trong những cách để khử khuẩn các bề mặt, tường nhà, sàn nhà hiệu quả. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng nồng độ để đảm bảo an toàn cho gia đình, đồng thời mang đến hiệu quả diệt các loại vi khuẩn, virus, nấm... một cách tốt nhất.
Cụ thể, bồn cầu cần được vệ sinh hằng ngày cùng dung dịch tẩy rửa đậm đặc, không pha loãng. Còn đối với không gian toilet, lavabo, sàn nhà, tay nắm cửa, nút bấm thang máy, tay cầm xe đẩy, bề mặt inox quầy tính tiền... cần pha loãng dung dịch tẩy rửa với tỷ lệ 13 - 15 ml/2,5 lít nước. Những bề mặt có tiếp xúc càng nhiều như tay nắm cửa, nút bấm thang máy thì càng cần lau chùi thường xuyên với tần suất tối thiểu 3-4 lần/ngày, tốt nhất là nên vệ sinh thường xuyên khi có thể.
Cùng với đó, việc tăng cường sức đề kháng và trang bị các kỹ năng, kiến thức phòng dịch cũng vô cùng quan trọng. Chỉ khi thực hiện đúng và đủ các biện pháp bảo vệ bản thân và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, cả gia đình mới được bảo vệ toàn diện, từ đó luôn khỏe mạnh vượt qua mùa bệnh dịch nguy hiểm.
Relate Threads