Ung thư cổ tử cung – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Nhà thuốc Hồng Đức

Tiểu thương mới
Tham gia
5 Tháng tư 2024
Bài viết
52
Điểm tương tác
0
Ung thư tử cung là một trong ba loại ung thư hàng đầu gây tử vong ở nữ giới. Bệnh thường tiến triển âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến nhiều người bệnh dễ chủ quan. Tuy nhiên, nếu chủ động phòng ngừa, tầm soát và phát hiện sớm, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Vậy ung thư cổ tử cung là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng Nhà Thuốc Hồng Đức tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Ung thư cổ tử cung là gì?​

Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư xảy ra ở các tế bào lót của cổ tử cung. Cổ tử cung là phần dưới của tử cung, kết nối tử cung với ******. Cổ tử cung được bao phủ bởi một lớp mô mỏng gồm các tế bào. Ung thư bắt đầu khi các tế bào lót ở cổ tử cung phát triển không kiểm soát, lấn át các tế bào bình thường và tạo thành khối u trong cổ tử cung.
ung-thu-tu-cung-1.jpg

Cổ tử cung được chia thành hai phần và được bao phủ bởi hai loại tế bào khác nhau. Tế bào tuyến bao phủ phần mở của cổ tử cung dẫn vào tử cung, trong khi tế bào vảy bao phủ phần bên ngoài của cổ tử cung – nơi bác sĩ có thể nhìn thấy khi khám bằng mỏ vịt. Nơi hai loại tế bào này gặp nhau gọi là vùng chuyển tiếp. Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung bắt đầu từ các tế bào ở vùng chuyển tiếp này.

Bị ung thư cổ tử cung có triệu chứng gì?​

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của ung thư cổ tử cung thường không rõ rệt và khó nhận biết. Dưới đây là một số dấu hiệu mà chị em cần chú ý để sớm nhận biết và kịp thời thăm khám, điều trị:

Chảy máu ****** bất thường: Khi khối u ung thư phát triển lớn, xâm lấn các vị trí xung quanh và chèn ép mạch máu, dẫn đến chảy máu ****** bất thường. Tình trạng này có thể xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ ********, hoặc sau mãn kinh, với lượng máu ra thường ít và có thể lẫn với dịch ******.
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: Ung thư cổ tử cung gây mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như kinh nguyệt ra nhiều, chậm kinh, rong kinh, hoặc kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường.
  • Bất thường về dịch ******: Khi bị ung thư cổ tử cung, dịch ****** có thể tiết ra nhiều hơn, có mùi hôi khó chịu và thay đổi màu sắc (chuyển sang trắng đục, xanh, hoặc có lẫn máu).
  • Bất thường trong tiểu tiện: Khối u lớn có thể lan đến các mô lân cận, gây ra các vấn đề tiểu tiện như tiểu buốt, cảm giác châm chích khi đi tiểu, nước tiểu có màu và mùi bất thường, hoặc tiểu ra máu.
  • Đau rát vùng xương chậu và lưng dưới: Khối u phát triển gây cản trở quá trình cung cấp oxy cho các tế bào, dẫn đến đau rát vùng xương chậu và lưng dưới. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội.
  • Mệt mỏi kéo dài: Ung thư cổ tử cung làm giảm số lượng tế bào máu, dẫn đến thiếu máu và suy giảm hệ miễn dịch. Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi kéo dài, chán ăn, kiệt sức, suy nhược, thiếu năng lượng và sụt cân bất thường.
  • Đau khi quan hệ ********: Đau khi quan hệ ******** có thể là dấu hiệu tổn thương tại đường sinh dục và cũng là một triệu chứng cảnh báo nguy cơ ung thư cổ tử cung mà chị em cần lưu ý.
Việc nhận biết sớm các triệu chứng này sẽ giúp chị em kịp thời đi khám và điều trị, tăng cơ hội chữa khỏi bệnh.

Phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm ung thư cổ tử cung​

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung - Pap smear: Các bác sĩ sẽ thu thập tế bào từ cổ tử cung để tiến hành xét nghiệm Pap, trong đó kỹ thuật viên sẽ quan sát các tế bào này dưới kính hiển vi. Xét nghiệm Pap là một phần của quá trình khám phụ khoa. Ngoài ra, xét nghiệm HPV có thể được thực hiện đồng thời với xét nghiệm Pap để sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả hơn.

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu không dùng để chẩn đoán ung thư cổ tử cung nhưng giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân.

Soi cổ tử cung: Khi kết quả xét nghiệm Pap cho thấy có các tế bào bất thường hoặc xét nghiệm HPV dương tính, bác sĩ sẽ chỉ định soi cổ tử cung để tìm các dấu hiệu bất thường và lấy mẫu mô nhỏ để sinh thiết. Quá trình soi cổ tử cung sử dụng một camera gắn đèn ở đầu một ống nhỏ để quan sát kỹ bên trong ****** và cổ tử cung. Bác sĩ dùng kính hiển vi để phóng đại cổ tử cung từ 8-15 lần nhằm tìm **** các tế bào bất thường.

Các loại sinh thiết cổ tử cung: Sinh thiết được sử dụng để chẩn đoán các trường hợp tiền ung thư và ung thư cổ tử cung, bao gồm: sinh thiết nội soi cổ tử cung, nạo nội mạc cổ tử cung và sinh thiết chóp cổ tử cung.

Soi bàng quang, nội soi đại tràng và khám có gây mê: Các xét nghiệm và thủ thuật này thường được thực hiện ở những phụ nữ có khối u lớn, và không thường áp dụng nếu ung thư được phát hiện sớm.

Chẩn đoán hình ảnh: Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh được thực hiện để xác định xem tế bào ung thư đã di căn hay chưa, hỗ trợ trong việc lập kế hoạch điều trị. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được chỉ định bao gồm:
  • Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính): Đánh giá mức độ lan rộng của tế bào ung thư.
  • Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ): Đánh giá tình trạng các mô mềm của cơ thể tốt hơn so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.
  • Chụp X-quang ngực: Kiểm tra xem ung thư cổ tử cung đã di căn đến phổi chưa.
  • Chụp PET, chụp PET/CT: Kiểm tra tình trạng di căn của ung thư cổ tử cung.
#ungthucotucung, #dieutriungthucotucung, #ungthucotucungnlagi, #nhathuochongduc
 

Bình luận bằng Facebook

Bài mới nhất

Bên trên