songnam9999

Tiểu thương mới
Tham gia
3 Tháng mười 2018
Bài viết
5
Điểm tương tác
0
Tư vấn thẩm tra thiết kế là công việc kiểm tra hồ sơ thiết kế của một đơn vị tư vấn độc lập khác nhằm bảo đảm rằng hồ sơ thiết kế tuân thủ đúng các yêu cầu về mặt kỹ thuật so với các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định hiện hành.

Các nhân sự thẩm tra thiết kế phải có chứng chỉ hành nghề đúng chuyên ngành, có trình độ chuyên môn cao và rất kinh nghiệm trong thiết kế các công trình tương tự trước đây.

Tư vấn thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật

Thẩm tra thiết kế kỹ thuật là thẩm tra thiết kế kiến trúc, thẩm tra thiết kế kết cấu, thẩm tra thiết kế cơ điện, thẩm tra thiết kế hạ tầng.

Việc đầu tiên của thẩm tra thiết kế kỹ thuật là kiểm tra, đối chiếu hồ sơ thiết kế kỹ thuật so với hồ sơ thiết kế cơ sở và giấy phép xây dựng đã được cấp. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật không được vượt các chỉ tiêu, ranh giới mà giấy phép xây dựng quy định. Đối với các yêu cầu bổ sung, thay đổi trong giấy phép PCCC, hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải điều chỉnh cho phù hợp.

Phần quan trọng nhất của việc thẩm tra thiết kế kỹ thuật là thẩm tra thiết kế kết cấu, phần thiết kế ảnh hưởng rất nhiều tính an toàn và kinh tế của công trình. Vì hồ sơ xin phép xây dựng của giai đoạn thiết kế, cơ quan quản lý nhà nước chỉ quan tâm nhiều đến các chỉ tiêu kiến trúc (Sở quy hoạch kiến trúc và sở xây dựng) và cơ điện (Sở cảnh sát PCCC), nên hồ sơ thiết kế kết cấu đến giai đoạn thiết kế kỹ thuật mới được đơn vị tư vấn độc lập thẩm tra.

Theo quy định hiện hành thì các công trình có diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250m2 cũng phải nộp kèm hồ sơ thiết kế kỹ thuật kết cấu được thẩm tra kết cấu cho cơ quan quản lý nhà nước thẩm định (Bộ/ Sở xây dựng hoặc phòng quản lý đô thị quận huyện) trước khi được cấp phép thi công xây dựng.

Phần lớn các đơn vị thẩm tra thiết kế quan tâm đến vấn đề an toàn, nghĩa là nếu hồ sơ thiết kế có dư thiên về an toàn thì đơn vị thẩm tra có xu hướng đồng tình phê duyệt. Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư yêu cầu về thẩm tra tính hiệu quả kinh tế hay thiết kế tối ưu thì Song Nam cũng sẽ làm rõ với thiết kế về chọn hệ số an toàn phù hợp cũng như phương án thiết kế tối ưu của từng bộ môn.

Công Ty TNHH Phát Triển Dự Án Song Nam - Hotline : 0769861168

Trụ sở chính: 98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM - Tel: + (84.28) 3848 4995
Email: ngqduan@songnam.net hoặc songnam09@gmail.com
Web: songnam.net

-------------> songnam.net/tu-van-tham-tra-thiet-ke-tham-tra-du-toan
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thiết kế cảnh quan sân vườn đẹp không chỉ đơn thuần đem đến cho bạn khoảng không gian nghỉ ngơi thư giãn sau một ngày làm việc mệt nhọc mà còn tô điểm cho căn nhà của bạn tăng sự sang trọng, đẳng cấp. Để thiết kế một cảnh quan sân vườn đẹp, bạn lưu ý một số nguyên tắc sau:

Khi thiết kế cảnh quan sân vườn bạn phải có kế hoạch cụ thể, sân vườn trồng những loại cây nào, trồng ở những vị trí nào, kết hợp ra sao để tổng quan sân vườn cũng như không gian ngoại thất gia đình trở nên đồng điệu và đẹp mắt hơn.

Để cho cảnh quan sân vườn trở nên sinh động hơn thì bạn có thể trồng loại ** nền trang trí, ** nền như một tấm thảm mềm mại, xanh mướt sẽ giúp tô điểm và càng làm tăng thêm độ cuốn hút cho sân vườn của bạn.

Không nên trồng cây quá sát nhà, đặc biệt là những cây cao lớn, chúng khiến cho ngôi nhà của bạn trở nên mất cân đối, hơn nữa nếu gần cửa sổ hoặc ban công sẽ che mất tầm nhìn.

Cây cảnh dù đẹp đến đâu nhưng nếu trồng cây che khuất ngôi nhà thì sẽ làm giảm đi vẻ đẹp chung của kiến trúc cảnh quan và không tốt theo phong thuỷ học. Vì vậy, nếu có ý định trồng cây phía trước ngôi nhà thì hãy chọn loại có kích thước vừa phải.

Bố trí cây xanh hợp lý

Không trồng chỉ một loại cây: Sự đa dạng về loại cây cũng như màu sắc mang lại sự tươi tắn, không gian sinh động cho cảnh quan sân vườn, việc chỉ trồng một loại cây sẽ tạo cảm giác đơn điệu, giảm bớt sức sống. Hãy cố gắng lựa chọn nhiều loại cây ở các vị trí phù hợp để tạo sự cuốn hút cho khu vườn của bạn nhé.

Không trồng nhiều loại cùng kích thước: Việc trồng nhiều loại cây cùng kích thước ở một khu vực có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Hơn nữa, việc làm này làm giảm bớt tính thiên nhiên sinh động mà bạn cố gắng tạo dựng.

Hạn chế giàn leo: Giàn leo không chỉ làm đẹp mà còn là nơi nghỉ ngơi thư giãn vô cùng tuyệt vời. Đặc biệt, giàn hoa leo rực rỡ sẽ làm sáng bừng không gian sân vườn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn tạo nhiều giàn leo trong vườn, vì nó đòi hỏi phải cắt tỉa thường xuyên.

Ngoài ra, một nguyên tắc không kém phần quan trọng của thiết kế cảnh quan sân vườn là núi phía sau và nước ở phía trước. Theo phong thủy thì nước thu hút năng lượng, nước là biểu tượng của sự giàu có. Sân vườn trang trí đơn giản, thoáng mở cũng sẽ tốt về mặt phong thủy.

Tầm quan trọng của cây xanh trong cảnh quan sân vườn

Cây xanh là vật trang trí rất đặc biệt có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào trong sân vườn, từ khu vui chơi, thư giãn, tiểu cảnh, lối đi, hồ cá koi… chỉ cần bạn lựa chọn đúng loại cây và bố trí hợp lý, chắc chắn cây xanh sẽ làm cảnh quan sân vườn nhà bạn thêm sinh động.

Cây xanh cũng có tác dụng vô cùng lớn đối với môi trường, giúp điều hoà không khí, khiến cho bầu không khí trở nên trong lành, tươi mới.

Không chỉ dừng ở đó, cây xanh còn giúp cho tinh thần con người trở nên thư thái, thoải mái hơn. Những trưa hè nắng nóng hay sau những giờ làm việc vất vả nghỉ ngơi thư giãn trong sân vườn xanh sẽ thoái mái, vui vẻ hơn.
 
Áp dụng công nghệ xanh giúp các tòa nhà tiết kiệm năng lượng và bền vững hơn, lượng khí thải carbon thấp hơn, cũng như giảm các tác động đến môi trường. Các công nghệ xây dựng xanh đóng vai trò quan trọng trong mọi giai đoạn phát triển của công trình. Mọi khía cạnh của công trình bao gồm địa điểm, cấu trúc, thiết kế kiến trúc, vật liệu xây dựng và các hệ thống vận hành, bảo trì đều đảm bảo sự bền vững và tiết kiệm năng lượng nhất có thể.

Construction-Site-Security.jpg


Công nghệ xanh cần thiết trong xây dựng bền vững (Nguồn: Internet).

Trong xây dựng xanh, năng lượng mặt trời là một trong những nguồn năng lượng bền vững cần được khai thác hợp lý. Nguồn năng lượng này được sử dụng cho việc sưởi ấm và cung cấp năng lượng thay thế, giúp giảm nhu cầu về điện và gas. Năng lượng mặt trời thụ động là hệ thống sử dụng tia mặt trời để sưởi ấm ngôi nhà thông qua việc sắp đặt vị trí của cửa sổ hay các bề mặt hấp thụ nhiệt…

Các vật liệu xây dựng phân hủy sinh học là yếu tố quan trọng trong xây dựng bền vững. Hầu hết các phương pháp xây dựng truyền thống đều dẫn đến việc tích tụ chất thải và hóa chất độc hại, phải mất rất nhiều thời gian để phân hủy. Do đó, các vật liệu xây dựng phân hủy sinh học như sơn hữu cơ sẽ giúp hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường vì khả năng phân hủy dễ dàng và không giải phóng độc tố.

Mái nhà xanh là công nghệ thiết kế bền vững nhằm phản xạ nhiệt và ánh sáng mặt trời. Công nghệ này hỗ trợ trong việc kiểm soát mức nhiệt độ phòng tiêu chuẩn cho các ngôi nhà, văn phòng bằng cách giảm sự hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt.

Các công nghệ xây dựng bền vững thường bao gồm các cơ chế giảm mức tiêu thụ năng lượng. Việc xây dựng các tòa nhà bằng gỗ cũng là một công nghệ xây dựng bền vững vì mức năng lượng thấp hơn hẳn so với các công trình bằng thép, bê tông. Công nghệ xây dựng bền vững sử dụng các thiết kế cho phép luồng không khí tự do lưu thông, đồng thời sử dụng các cửa sổ cách nhiệt hiệu suất cao.

Kính điện tử thông minh cũng là một trong những công nghệ mới trong xây dựng bền vững, hoạt động đặc biệt trong thời kỳ mùa hè để ngăn chặn sức nóng khắc nghiệt từ bức xạ mặt trời. Kính thông minh có khả năng thay đổi lượng bức xạ mặt trời mà nó phản xạ.

Vật liệu cách nhiệt xanh được chứng minh là một công nghệ xây dựng bền vững vì nó loại bỏ việc sử dụng các vật liệu không thể tái tạo. Vật liệu cách nhiệt xanh cung cấp một giải pháp bằng cách sử dụng vật liệu cũ và vật liệu đã qua sử dụng chẳng hạn như báo, vải denim…

Các công nghệ xây dựng bền vững còn nhấn mạnh vào việc lắp đặt các thiết bị tiết kiệm và tự cung cấp năng lượng. Máy rửa chén, tủ lạnh hay máy giặt thiết kế theo công nghệ tiết kiệm năng lượng là những ví dụ về công nghệ bền vững dành cho các ngôi nhà, tòa nhà thương mại.
 
Nhiều công trình được miễn giấy phép xây dựng từ đầu năm 2021

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng được Quốc hội thông qua quy định rõ 10 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

Chiều 17/6, với 92,96% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.

Trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo luật, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua khoản 3 Điều 1 sửa đổi, bổ sung Điều 5 Luật Xây dựng về loại, cấp công trình xây dựng và khoản 58 Điều 1 sửa đổi, bổ sung Điều 159 Luật Xây dựng về quản lý năng lực hoạt động xây dựng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Khi chủ đầu tư tiến hành thi công một dự án xây dựng thì các kỹ sư xây dựng đều thực hiện một công việc khá quan trọng đó chính là thiết kế cơ sở cho dự án đó. Thiết kế cơ sở cần phải được tiến hành thẩm định bởi cơ quan có thẩm quyền thì mới được tiến hành xây dựng. Tuy nhiên, sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt thì cần phải có bản thiết kế kỹ thuật cụ thể hóa của thiết kế cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công.

Vậy, thiết kế bản vẽ thi công là gì? HỒ SƠ THẨM TRA THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG bao gồm những giấy tờ gì? Thủ tục thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công được tiến hành như thế nào? Mời bạn cùng SONG NAM theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG LÀ GÌ?
Theo quy định tại Khoản 41, Điều 3 Luật xây dựng năm 2014 thì Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.

Thiết kế bản vẽ thi công là một thiết kế thể hiện được đầy đủ nhất các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công có thể bao gồm rất nhiều loại tài liệu khác nhau nhưng chủ yếu là bao gồm các bản vẽ thiết kế kiến trúc, bản vẽ kết cấu móng, kết cấu cột, kết cấu sàn, bản vẽ sơ đồ điện nước cùng các thông số bản vẽ khác liên quan đến công trình xây dựng của chủ đầu tư.

ho-so-tham-tra-thiet-ke-ban-ve-thi-cong.png


2. HỒ SƠ THẨM TRA THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG BAO GỒM NHỮNG GÌ?
Hồ sơ thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công là tài liệu không thể thiếu trong quá trình thực hiện dự án xây dựng.

Thẩm tra thiết kế là gì?

Trước khi tìm hiểu hồ sơ thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công, mời bạn đọc cùng tìm hiểu khái niệm của công tác thẩm tra thiết kế. Thẩm tra thiết kế là công tác có vai trò quan trọng và mang tính bắt buộc được nhà nước quy định cụ thể trong việc quản lý chất lượng xây dựng công trình tại Việt Nam.


Thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công có vai trò quan trọng:
  • Góp phần đảm bảo chất lượng của thiết kế, giám sát và đưa ra các giải pháp hiệu quả để khắc phục những sai sót sau quá trình tư vấn thiết kế xây dựng.
  • Tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư xây dựng.
Hồ sơ thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công bao gồm

  • Tờ trình thẩm định thiết kế xây dựng (theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục II Nghị định số 59/2015/NĐ-CP).
  • Các bản vẽ thiết kế, thuyết minh thiết kế và các tài liệu tham khảo liên quan.
  • Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt (trừ công trình nhà ở riêng lẻ).
  • Bản sao hồ sơ về điều kiện năng lực của các chủ nhiệm, chủ trì khảo sát, thiết kế xây dựng công trình
  • Bản sao văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có).
  • Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với quy định hợp đồng.
  • Dự toán xây dựng công trình (đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách).
  • Báo cáo kết quả thẩm tra (nếu có).
  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Trình tự thực hiện công tác thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công:

Bước 1: Chủ đầu tư có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ đã được quy định trong hồ sơ thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công.

Bước 2: Nếu có đầy đủ kỹ năng và trình độ, chủ đầu tư có thể tự mình thực hiện công tác thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công hoặc có thể thuê các công ty kiểm định xây dựng để thực hiện công tác này.

Bước 3: Phòng Công Thương sau khi nhận được hồ sơ sẽ yêu cầu bổ sung (nếu thiếu) và có trách nhiệm xem xét tổ chức thẩm định hồ sơ theo quy trình, kiểm tra và đánh giá hồ sơ.

Bước 4: Sau khi hoàn thành công tác thẩm định, kết quả thẩm định hồ sơ thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công sẽ được phòng Công Thương báo cáo cho chủ đầu tư bằng văn bản trước khi trình thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật.


Lưu ý:
  • Những tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định thiết kế bản vẽ thi công phải là những cá nhân/ tổ chức đã đăng ký công khai thông tin năng lực trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng hoặc phải được cơ quan chuyên môn của Bộ Xây dựng, Sở xây dựng chấp thuận.
  • Tổ chức tư vấn thiết kế không được thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình do chính mình đã thiết kế.
  • Thời hạn để lựa chọn, ký kết hợp đồng với tư vấn thẩm tra không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của các tổ chức, cá nhân.
  • Trong trường hợp dự án có công trình với nhiều loại, cấp khác nhau thì cơ quan thẩm định công trình cấp cao nhất của dự án chính là cơ quan thực hiện việc chủ trì thẩm định.
  • Trong trường hợp dự án cần thẩm định là các công trình có yếu tố khẩn cấp, bí mật nhà nước hoặc công trình tạm thì việc thẩm định, phê duyệt phải được tiến hành theo những quy định của pháp luật đặc thù.
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên