DragonVct
Điều hành diễn đàn
- Tham gia
- 18 Tháng tư 2010
- Bài viết
- 1,652
- Điểm tương tác
- 3
(Petrotimes) - Trở về đất liền sau những ngày tháng bám trời bám biển, nhà khoa học Tia đất – TS Vũ Bằng rất phấn chấn khi chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp về một chiến tích mới đây. Đó là việc tìm thấy nước ngầm cho huyện đảo Côn Đảo theo đơn đặt hàng của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2011.
Thì ra lâu nay nước sinh hoạt ở Côn Đảo đều dựa vào nguồn nước khai thác trong các cồn cát cổ nằm ở thị trấn Côn Sơn nhỏ hẹp với 12 giếng khoan chiều sâu không quá 25m. Do đó, nước ngọt ở đảo không chỉ ít mà những năm gần đây, chất lượng ngày càng kém đi, dễ bị nhiễm mặn, xu hướng suy giảm rõ rệt… khiến vấn đề tìm nước ngầm ở đá gốc Côn Đảo ngày càng trở thành mục tiêu gắt gao của các nhà địa chất thủy văn. Bài toán đặt ra là phải chứng minh được nước ngầm ở đây có hay không để giúp đảo lập quy hoạch phát triển hạ tầng – cấp nước bền vững lâu dài với quy mô phát triển tới gần chục nghìn dân (hiện gần 7.000 người), để tương lai đưa đảo trở thành một địa danh du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái đứng hàng đầu trong cả nước.
Vì vậy, từ năm 94 trở lại đây cả thảy có tới 7 đề tài của 7 đơn vị như: Liên đoàn Địa chất 6 (1996-1997), Đoàn Địa chất 806 (1996), Liên hiệp Địa chất Nam Bộ (1997), Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam (2007-2008), Trung tâm chất lượng nước thuộc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010)… liên tục tiến hành. Nhưng dường như mọi lời giải vẫn chưa có đáp số, có chăng chỉ là những kết luận rất dè dặt rằng, nước ngầm hầu như chỉ tồn tại trong các cồn cát cổ ở thị trấn Côn Sơn với lưu lượng thấp 4.500m3/ngày (hiện toàn đảo đang khai thác ở các cồn cát này) còn trong đá phun trào Gabro, Nha Trang khả năng chứa nước rất kém (nước khe nứt tầng sâu). Ngay cả trong đề án năm 2010 về “Nghiên cứu điều tra bổ sung quy hoạch quản lý khai thác bảo vệ bền vững tài nguyên nước dưới đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, nước ngầm ở huyệân Côn Đảo cũng không được đề cập đến trong đề án này.
Trong lúc đó, nhờ công nghệ bức xạ từ được phát hiện bởi TS Vũ Bằng cùng với phương pháp địa bức xạ ra đời đã ngày càng bước xa hơn trong lĩnh vực tìm nước ngầm, đặc biệt đã tìm thấy nước trên các triền núi cao nguyên đá Hà Giang, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La… để từ đó tạo ra những hồ treo chứa nước quanh năm cho đồng bào dân tộc sinh sống và cả cho các vùng hải đảo xa xôi. Rong ruổi suốt chiều dài đất nước, nhận thấy những giới hạn của phương pháp thăm dò tìm **** nước ngầm truyền thống (thăm dò địa vật lý điện…), TS Bằng nhận thấy: “Ở đâu có nước ngầm, không phân biệt cấu trúc địa chất, thành phần đất đá, thì ở đó có hiện tượng vật lý khác thường xuất hiện đó là bức xạ từ cục bộ, tên gọi chính xác là bức xạ từ thứ cấp, điều quan trọng là phải có máy tương thích để nhận biết chúng”.
Từ đó, trong 2 năm (2009-2010), Công ty CP nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khỏe chủ trì, TS Bằng chủ nhiệm, đã nghiên cứu chế tạo thành công chiếc máy BXT-09 và xây dựng phương pháp tìm nước ngầm theo nguyên lý bức xạ từ. Tiếp theo năm 2011, Sở Khoa học Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu đã mạnh dạn cho ứng dụng phương pháp này vào tìm nước ngầm trong đá gốc ở huyện Côn Đảo. Kết quả sau đúng 1 tuần lễ khảo sát đo đạc bằng phương pháp địa bức xạ và 15 ngày tiến hành khoan 1 mũi khoan kiểm chứng sâu 75,7m ngày 19/7/2011, nước từ sâu trong đá gốc phun trào Gabro đã phun lên mặt đất trước sự mừng rỡ của chính quyền và người dân Côn Đảo.
TS Nguyễn Văn Túc, Viện trưởng Viện Công nghệ nước và Môi trường, Liên hiệp các HKH&KTVN, chuyên gia đầu ngành về Địa chất thủy văn được tin cũng vội vã bay ngay ra đảo để tận mắt chứng kiến và tham gia buổi nghiệm thu với huyện Đảo ngày 22/7/2011. Tại đây, lần đầu tiên bức tranh về nước ngầm trong đá gốc ở Côn Đảo đã được phác họa và mọi người chứng kiến: Khu vực ** Ống (sân bay) có 5 vị trí có nước ở độ sâu trung bình 85m với lượng nước dự kiến đạt trên 700m3/ngày. Khu vực thị trấn Côn Sơn có 11 vị trí có nước ở chiều sâu 70-95m với lượng nước dự kiến trên 3.000m3/ngày. Khu vực bến Đầm (khu cảng) 3 vị trí có nước ở chiều sâu từ 55 đến trên 100m, lượng nước dự kiến trên 500m3/ngày.
Trong bài viết này, chúng tôi không có ý định đi sâu vào phương pháp địa bức xạ nhưng có thể thấy, sự kiện tìm thấy nước ngầm ở đây đã làm đảo lộn những nhận định của giới địa chất thủy văn về nước ngầm trong đá gốc ở Côn Đảo rằng, nó không hề nghèo và chất lượng nước thì thật tuyệt vời. Ngạc nhiên nữa là tốc độ công việc khảo sát đo đạc bằng phương pháp địa bức xạ cho kết quả rất nhanh. Chỉ chưa đầy 1 tháng, tác giả đã đưa ra được đáp số cho bài toán nước trong đá gốc ở Côn Đảo ngoài sức tưởng tượng của giới chuyên môn cũng như người dân Côn Đảo.
Được biết, trong buổi nghiệm thu đề tài ngày 29/9/2011 tại Vũng Tàu, Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu TS Trương Thành Công – Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu kết luận: “Đề tài đã làm được một vấn đề hết sức có ý nghĩa và thiết thực, đó là tìm ra nước ngầm trong đá gốc cho Côn Đảo mà bấy lâu các đơn vị chuyên ngành địa chất thủy văn chưa làm được, mở ra hướng tích cực chủ động giải quyết tình trạng đang phải khai thác nguồn nước tầng nông suy thoái, giúp huyện đảo có quy hoạch hợp lý, định hướng tốt và cụ thể cho công tác thăm dò khai thác cấp nước trong thời gian tới”…
Kết quả còn chứng minh thành công của đề tài trước (2009-2010) là đúng đắn: Công nghệ bức xạ với cơ sở khoa học về vật lý từ có thể áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có việc tìm nước ngầm với nhiều tính năng ưu việt, chủ động trong tính toán, vận hành nhanh chính xác, di chuyển đơn giản, gọn nhẹ trong mọi điều kiện thời tiết, hoàn toàn vượt trội so với phương pháp thăm dò địa vật lý điện truyền thống hiện đang sử dụng phổ biến tìm nước ngầm trong nước cũng như trên thế giới.
Với người dân Côn Đảo, sự kiện tìm ra nước ngầm trong đá gốc còn là những dấu hiệu tốt lành cho sự sống lâu dài trên đảo ngày một đâm chồi nảy lộc.
Thì ra lâu nay nước sinh hoạt ở Côn Đảo đều dựa vào nguồn nước khai thác trong các cồn cát cổ nằm ở thị trấn Côn Sơn nhỏ hẹp với 12 giếng khoan chiều sâu không quá 25m. Do đó, nước ngọt ở đảo không chỉ ít mà những năm gần đây, chất lượng ngày càng kém đi, dễ bị nhiễm mặn, xu hướng suy giảm rõ rệt… khiến vấn đề tìm nước ngầm ở đá gốc Côn Đảo ngày càng trở thành mục tiêu gắt gao của các nhà địa chất thủy văn. Bài toán đặt ra là phải chứng minh được nước ngầm ở đây có hay không để giúp đảo lập quy hoạch phát triển hạ tầng – cấp nước bền vững lâu dài với quy mô phát triển tới gần chục nghìn dân (hiện gần 7.000 người), để tương lai đưa đảo trở thành một địa danh du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái đứng hàng đầu trong cả nước.
Vì vậy, từ năm 94 trở lại đây cả thảy có tới 7 đề tài của 7 đơn vị như: Liên đoàn Địa chất 6 (1996-1997), Đoàn Địa chất 806 (1996), Liên hiệp Địa chất Nam Bộ (1997), Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam (2007-2008), Trung tâm chất lượng nước thuộc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010)… liên tục tiến hành. Nhưng dường như mọi lời giải vẫn chưa có đáp số, có chăng chỉ là những kết luận rất dè dặt rằng, nước ngầm hầu như chỉ tồn tại trong các cồn cát cổ ở thị trấn Côn Sơn với lưu lượng thấp 4.500m3/ngày (hiện toàn đảo đang khai thác ở các cồn cát này) còn trong đá phun trào Gabro, Nha Trang khả năng chứa nước rất kém (nước khe nứt tầng sâu). Ngay cả trong đề án năm 2010 về “Nghiên cứu điều tra bổ sung quy hoạch quản lý khai thác bảo vệ bền vững tài nguyên nước dưới đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, nước ngầm ở huyệân Côn Đảo cũng không được đề cập đến trong đề án này.
Trong lúc đó, nhờ công nghệ bức xạ từ được phát hiện bởi TS Vũ Bằng cùng với phương pháp địa bức xạ ra đời đã ngày càng bước xa hơn trong lĩnh vực tìm nước ngầm, đặc biệt đã tìm thấy nước trên các triền núi cao nguyên đá Hà Giang, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La… để từ đó tạo ra những hồ treo chứa nước quanh năm cho đồng bào dân tộc sinh sống và cả cho các vùng hải đảo xa xôi. Rong ruổi suốt chiều dài đất nước, nhận thấy những giới hạn của phương pháp thăm dò tìm **** nước ngầm truyền thống (thăm dò địa vật lý điện…), TS Bằng nhận thấy: “Ở đâu có nước ngầm, không phân biệt cấu trúc địa chất, thành phần đất đá, thì ở đó có hiện tượng vật lý khác thường xuất hiện đó là bức xạ từ cục bộ, tên gọi chính xác là bức xạ từ thứ cấp, điều quan trọng là phải có máy tương thích để nhận biết chúng”.
Từ đó, trong 2 năm (2009-2010), Công ty CP nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khỏe chủ trì, TS Bằng chủ nhiệm, đã nghiên cứu chế tạo thành công chiếc máy BXT-09 và xây dựng phương pháp tìm nước ngầm theo nguyên lý bức xạ từ. Tiếp theo năm 2011, Sở Khoa học Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu đã mạnh dạn cho ứng dụng phương pháp này vào tìm nước ngầm trong đá gốc ở huyện Côn Đảo. Kết quả sau đúng 1 tuần lễ khảo sát đo đạc bằng phương pháp địa bức xạ và 15 ngày tiến hành khoan 1 mũi khoan kiểm chứng sâu 75,7m ngày 19/7/2011, nước từ sâu trong đá gốc phun trào Gabro đã phun lên mặt đất trước sự mừng rỡ của chính quyền và người dân Côn Đảo.
TS Nguyễn Văn Túc, Viện trưởng Viện Công nghệ nước và Môi trường, Liên hiệp các HKH&KTVN, chuyên gia đầu ngành về Địa chất thủy văn được tin cũng vội vã bay ngay ra đảo để tận mắt chứng kiến và tham gia buổi nghiệm thu với huyện Đảo ngày 22/7/2011. Tại đây, lần đầu tiên bức tranh về nước ngầm trong đá gốc ở Côn Đảo đã được phác họa và mọi người chứng kiến: Khu vực ** Ống (sân bay) có 5 vị trí có nước ở độ sâu trung bình 85m với lượng nước dự kiến đạt trên 700m3/ngày. Khu vực thị trấn Côn Sơn có 11 vị trí có nước ở chiều sâu 70-95m với lượng nước dự kiến trên 3.000m3/ngày. Khu vực bến Đầm (khu cảng) 3 vị trí có nước ở chiều sâu từ 55 đến trên 100m, lượng nước dự kiến trên 500m3/ngày.
Trong bài viết này, chúng tôi không có ý định đi sâu vào phương pháp địa bức xạ nhưng có thể thấy, sự kiện tìm thấy nước ngầm ở đây đã làm đảo lộn những nhận định của giới địa chất thủy văn về nước ngầm trong đá gốc ở Côn Đảo rằng, nó không hề nghèo và chất lượng nước thì thật tuyệt vời. Ngạc nhiên nữa là tốc độ công việc khảo sát đo đạc bằng phương pháp địa bức xạ cho kết quả rất nhanh. Chỉ chưa đầy 1 tháng, tác giả đã đưa ra được đáp số cho bài toán nước trong đá gốc ở Côn Đảo ngoài sức tưởng tượng của giới chuyên môn cũng như người dân Côn Đảo.
Được biết, trong buổi nghiệm thu đề tài ngày 29/9/2011 tại Vũng Tàu, Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu TS Trương Thành Công – Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu kết luận: “Đề tài đã làm được một vấn đề hết sức có ý nghĩa và thiết thực, đó là tìm ra nước ngầm trong đá gốc cho Côn Đảo mà bấy lâu các đơn vị chuyên ngành địa chất thủy văn chưa làm được, mở ra hướng tích cực chủ động giải quyết tình trạng đang phải khai thác nguồn nước tầng nông suy thoái, giúp huyện đảo có quy hoạch hợp lý, định hướng tốt và cụ thể cho công tác thăm dò khai thác cấp nước trong thời gian tới”…
Kết quả còn chứng minh thành công của đề tài trước (2009-2010) là đúng đắn: Công nghệ bức xạ với cơ sở khoa học về vật lý từ có thể áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có việc tìm nước ngầm với nhiều tính năng ưu việt, chủ động trong tính toán, vận hành nhanh chính xác, di chuyển đơn giản, gọn nhẹ trong mọi điều kiện thời tiết, hoàn toàn vượt trội so với phương pháp thăm dò địa vật lý điện truyền thống hiện đang sử dụng phổ biến tìm nước ngầm trong nước cũng như trên thế giới.
Với người dân Côn Đảo, sự kiện tìm ra nước ngầm trong đá gốc còn là những dấu hiệu tốt lành cho sự sống lâu dài trên đảo ngày một đâm chồi nảy lộc.
Relate Threads