Tổ chức, cá nhân SX thực phẩm có những quyền và nghĩa vụ nào sau đây?

dangkythuonghieuvihaco

Tiểu thương tích cực
Tham gia
12 Tháng hai 2019
Bài viết
176
Điểm tương tác
0
Căn cứ theo Điều 7 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có các quyền sau đây: Quyết định và công bố các tiêu chuẩn sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp; quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm an toàn thực phẩm; Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn; Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy; Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩm theo quy định của pháp luật; Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện các tổ chức, cá nhân khác có hành vi gây ảnh hưởng đến mình theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, khởi kiện; Được bồi thường thiệt hại do các hành vi của cá nhân, tổ chức khác theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại.

Sản xuất thực phẩm là việc tổ chức, cá nhân tiến hành thực hiện một, một số cũng có thể là tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra sản phẩm là thực phẩm. Hoạt động sản xuất thực phẩm này cần được thực hiện tốt các công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Vậy các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có những quyền và nghĩa vụ gì trong bảo đảm an toàn thực phẩm

to-chuc-ca-nhan-san-xuat-thuc-pham-co-nhung-quyen-va-nghia-vu-nao-sau-day.jpg


Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm:

Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm được quy định tại Điều 8 Luật An toàn thực phẩm 2010 cụ thể như sau:

Tuân thủ các điều kiện cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh, bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình sản xuất;

Tuân thủ quy định của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng mà thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, cụ thể như sau:

Tổ chức sản xuất,kinh doanh, nhập khẩu vi chất dinh dưỡng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng thực hiện theo đúng quy định của Nghị định 09/2016/NĐ-CP tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm và các quy định pháp luật khác cóliên quan.

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm vi chất dinh dưỡng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

Cơ sở sản xuất thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng phải tự mua vi chất dinh dưỡng để sản xuất thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng của cơ sở mình. Thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm trên nhãn, bao bì, trong tài liệu kèm theo thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; Thiết lập quy trình tự kiểm tra trong quá trình sản xuất thực phẩm; Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; cảnh báo kịp thời, đầy đủ, chính xác về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm, cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng; thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng thực phẩm; Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện thực phẩm không an toàn hoặc không phù hợp tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

Lưu giữ hồ sơ, mẫu thực phẩm, các thông tin cần thiết theo quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định của Luật An toàn thực phẩm;

Thu hồi, xử lý thực phẩm quá thời hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn. Trong trường hợp xử lý bằng hình thức tiêu hủy thì việc tiêu hủy thực phẩm phải tuân theo quy định của pháp luật

về bảo vệ môi trường, quy định khác của pháp luật có liên quan và phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu hủy đó;

Tuân thủ quy định pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định;

Bồi thường thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác khi thực phẩm không an toàn do mình sản xuất gây ra theo các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại.

Nếu bạn đang cảm thấy phiền hà vì thủ tục cấp giấy chứng nhận quá rối rắm thì hãy liên hệ với Đại diện sở hữu trí tuệ Vihabrand để được tư vấn và hỗ trợ từ A-Z nhé! Chỉ cần một cú điện thoại tới hotline của Vihabrand thì mọi thủ tục giấy tờ cấp phép sẽ được các chuyên viên tư vấn của chúng tôi giúp bạn giải quyết nhanh chóng. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email : vihaco.gov@gmail.com

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ

 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên