DragonVct
Điều hành diễn đàn
- Tham gia
- 18 Tháng tư 2010
- Bài viết
- 1,652
- Điểm tương tác
- 3
Chấm điểm (benchmark) hệ thống là cách thức đơn giản để biết được máy tính mình đang sử dụng có thể hoạt động với mức độ và tốc độ như thế nào.
Dựa vào kết quả benchmark, bạn có thể có phương hướng để nâng cấp cấu hình sao cho phù hợp và đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Khi tiến hành benchmark, các phần mềm chấm điểm sẽ yêu cầu hệ thống thực hiện một công việc nào đó với tối đa công suất của mình trong một khoảng thời gian nào đó, để cuối cùng rút ra được kết quả mà hệ thống đã đạt được.
Đặc biệt, trước khi sử dụng các phần mềm tối ưu và tăng tốc hệ thống, bạn có thể tiến hành chấm điểm tổng quan của hệ thống, sau đó tiến hành tối ưu hệ thống bằng các phần mềm chuyên dụng, thực hiện chấm điểm lại một lần nữa và so sánh kết quả của trước và sau khi thực hiện tối ưu để có được sự so sánh và rút ra tác dụng của phần mềm tối ưu, từ đó lựa chọn và sử dụng phần mềm phù hợp.
Dưới đây là những công cụ miễn phí, cho phép bạn thực hiện các phép thử nghiệm và chấm điểm hiệu suất hoạt động của hệ thống.
Lưu ý: khiên thực hiện benchmark để chấm điểm hệ thống, bạn không nên kích hoạt thêm các phần mềm khác vì có thể làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Đánh giá hiệu suất của toàn hệ thống:
Novabench là phần mềm miễn phí, cho phép đánh giá hiệu suất hoạt động của toàn bộ các thiết bị trên hệ thống như vi xử lý (cpu), RAM, khả năng xử lý đồ họa, tốc độ đọc ghi của ổ cứng…
Download phần mềm tại đây.
Sau khi cài đặt, tại giao diện chính của phần mềm, nhấn nút Start Benchmark Test.
Phần mềm khuyên bạn nên tắt toàn bộ các ứng dụng đang chạy để kết quả kiểm tra được chính xác. Nhấn nút Process để bắt đầu. NovaBench sẽ lần lượt thực hiện kiểm tra từng thành phần của hệ thống.
Sau khi quá trình kiểm tra kết thúc, kết quả cuối cùng và điểm số của từng thành phần cũng như tổng điểm của toàn bộ hệ thống sẽ được phần mềm hiển thị. Dựa vào đây, bạn sẽ biết được thông tin chi tiết về hiệu suất hoạt động của hệ thống mình đang sử dụng.
Bạn có thể nhấn Save để lưu lại kết quả và so sánh với những kết quả ở lần sau.
Đánh giá hiệu suất của vi xử lý (cpu):
Nếu phần mềm kể trên cho bạn kết quả toàn diện về hiệu suất hoạt động của toàn bộ hệ thống, thì SuperPi chỉ thực hiện kiểm tra và đánh giá hiệu suất của cpu. Super Pi sẽ yêu cầu cpu của bạn xử lý một số phép tính lến đến 32 triệu số thập phân, để kiểm tra xem cpu phải mất bao lâu để hoàn thành các phép tính, rồi rút ra kết quả khoảng thời gian cuối cùng.
Super Pi thực sự hữu dụng trong trường hợp bạn muốn ép xung vi xử lý, và dựa vào kết quả này để biết được hiệu suất hoạt động và tính toán của vi xử lý có được tăng lên và cải thiện hay không.
Download phần mềm miễn phí tại đây.
Sau khi download, giải nén và kích hoạt file SUPER_PI.exe để sử dụng ngay mà không cần cài đặt. Từ giao diện chính của phần mềm, nhấn nút Calculate, chọn độ lớn của phép toán. Độ lớn của phép toán tăng dần từ 16K (16 ngàn phép toán) đến 32M (32 triệu phép toán), với số lần lặp thay đổi dựa theo độ phức tạp của phép toán.
Sau khi kết thúc số lần lặp để thực hiện số phép toán, kết quả cuối cùng là tổng thời gian để thực hiện số phép toán đó. Mức độ tính toán càng phức tạp, tổng thời gian thực hiện càng dài.
Kết quả tốt nhất của mỗi lần kiểm tra tương ứng với mức độ phức tạp của thuật toán sẽ được hiển thị trên giao diện chính của Super Pi. Bạn cũng có thể xem lại kết quả này ở file pi_rec.txt nằm trong thư mục của Super Pi.
Lưu ý: khi sử dụng Super Pi để chấm điểm xử lý của cpu, bạn không nên kích hoạt các phần mềm khác, có thể làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Đánh giá tốc độ đọc/ghi và sức khỏe ổ cứng:
Ổ cứng là một trong những thành phần quan trọng, ảnh hưởng đến tốc độ của hệ thống. Để kiểm tra sức khỏe và mức độ ổn định của ổ cứng, bạn có thể nhờ đến “4 tiện ích miễn phí kiểm tra và chẩn đoán sức khỏe ổ cứng” (Bài viết dưới).
Với 4 công cụ trên, không chỉ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về khả năng xử lý của ổ cứng, mà còn giúp nhận biệt sớm những dấu hiệu bất ổn để kịp thời thay thế và sao lưu dữ liệu, tránh những mất mát đáng tiếc do hỏng ổ cứng.
Đánh giá khả năng xử lý đồ họa:
Bạn là một game thủ hoặc 1 tín đồ của phim độ nét cao (HD), hẳn bạn phải đánh giá xem khả năng xử lý đồ họa của hệ thống có đủ đáp ứng một game mới hay một bộ phim chuẩn HD hay không.
Fraps không giống với các phần mềm chấm điểm kể trên, phải yêu cầu hệ thống thực hiện một khối lượng công việc nào đó, mà Fraps sẽ ghi lại hiệu suất xử lý đồ họa trên hệ thống, và cung cấp thông tin về mức độ mà card đồ họa có thể có thể xử lý (bao nhiêu khung hình/giây – frames per second).
Download fraps miễn phí tại đây.
Sau khi cài đặt, biểu tượng của chương trình sẽ xuất hiện trên khay hệ thống. Mỗi khi bạn kích hoạt 1 đoạn video, hay chơi một game nào đó, kích chuột phải vào biểu tượng phần mềm, chọn View Benchmarks, thông tin về số khung hình/giây (fps) của game hay của đoạn film sẽ được hiển thị ở góc trên bên trái của màn hình.
Thông tin này thường thay đổi khi chơi game và cố định khi xem video. Khi đạt đến một thông số fps nào đó và hình ảnh bắt đầu có hiện tượng giật, máy tính trở nên nặng nề hơn, nghĩa là khả năng xử lý đồ họa của bạn sẽ chỉ đáp ứng được tới mức độ fps đó.
Dựa vào đây, bạn có thể nâng cấp card xử lý đồ họa để có thể đáp ứng được những game yêu cầu khả năng xử lý hình ảnh cao.
Ngoài khả năng cung cấp thông tin về số fps, Fraps còn cho phép người dùng ghi lại hoạt động của màn hình (rất tiếc, với bản miễn phí chỉ cho phép ghi lại tối đa 30 giây). Để làm điều này, sau khi cài đặt và kích hoạt phần mềm, bạn có thể nhấn phím F9 để quay lại nội dung trên màn hình. File video ghi được sẽ được lưu trong thư mục Movies của thư mục cài đặt của Fraps.
Tương tự, bạn cũng có thể chụp lại hình ảnh (screenshot) khi xem video hay chơi game. Để làm điều này, sau khi kích hoạt Fraps, bạn chỉ việc nhấn phím F10 trên bàn phím. Những hình ảnh chụp màn hình sẽ được lưu trong thư mục Screenshots của thư mục cài đặt Fraps.
Trên đây là những công cụ miễn phí để tự đánh giá và chấp điểm hiệu quả xử lý của hệ thống. Tùy thuộc vào mục đích và thành phần cần đánh giá, bạn có thể tự chọn ra công cụ phù hợp để sử dụng cho thích hợp. Tuy nhiên, có một cái nhìn tổng quan về hiệu suất hoạt động của hệ thống sẽ giúp bạn có hướng sử dụng và khai thác máy tính một cách hiệu quả hơn.
Nguồn: Dân trí
Dựa vào kết quả benchmark, bạn có thể có phương hướng để nâng cấp cấu hình sao cho phù hợp và đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Khi tiến hành benchmark, các phần mềm chấm điểm sẽ yêu cầu hệ thống thực hiện một công việc nào đó với tối đa công suất của mình trong một khoảng thời gian nào đó, để cuối cùng rút ra được kết quả mà hệ thống đã đạt được.
Đặc biệt, trước khi sử dụng các phần mềm tối ưu và tăng tốc hệ thống, bạn có thể tiến hành chấm điểm tổng quan của hệ thống, sau đó tiến hành tối ưu hệ thống bằng các phần mềm chuyên dụng, thực hiện chấm điểm lại một lần nữa và so sánh kết quả của trước và sau khi thực hiện tối ưu để có được sự so sánh và rút ra tác dụng của phần mềm tối ưu, từ đó lựa chọn và sử dụng phần mềm phù hợp.
Dưới đây là những công cụ miễn phí, cho phép bạn thực hiện các phép thử nghiệm và chấm điểm hiệu suất hoạt động của hệ thống.
Lưu ý: khiên thực hiện benchmark để chấm điểm hệ thống, bạn không nên kích hoạt thêm các phần mềm khác vì có thể làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Đánh giá hiệu suất của toàn hệ thống:
Novabench là phần mềm miễn phí, cho phép đánh giá hiệu suất hoạt động của toàn bộ các thiết bị trên hệ thống như vi xử lý (cpu), RAM, khả năng xử lý đồ họa, tốc độ đọc ghi của ổ cứng…
Download phần mềm tại đây.
Sau khi cài đặt, tại giao diện chính của phần mềm, nhấn nút Start Benchmark Test.
Phần mềm khuyên bạn nên tắt toàn bộ các ứng dụng đang chạy để kết quả kiểm tra được chính xác. Nhấn nút Process để bắt đầu. NovaBench sẽ lần lượt thực hiện kiểm tra từng thành phần của hệ thống.
Sau khi quá trình kiểm tra kết thúc, kết quả cuối cùng và điểm số của từng thành phần cũng như tổng điểm của toàn bộ hệ thống sẽ được phần mềm hiển thị. Dựa vào đây, bạn sẽ biết được thông tin chi tiết về hiệu suất hoạt động của hệ thống mình đang sử dụng.
Bạn có thể nhấn Save để lưu lại kết quả và so sánh với những kết quả ở lần sau.
Đánh giá hiệu suất của vi xử lý (cpu):
Nếu phần mềm kể trên cho bạn kết quả toàn diện về hiệu suất hoạt động của toàn bộ hệ thống, thì SuperPi chỉ thực hiện kiểm tra và đánh giá hiệu suất của cpu. Super Pi sẽ yêu cầu cpu của bạn xử lý một số phép tính lến đến 32 triệu số thập phân, để kiểm tra xem cpu phải mất bao lâu để hoàn thành các phép tính, rồi rút ra kết quả khoảng thời gian cuối cùng.
Super Pi thực sự hữu dụng trong trường hợp bạn muốn ép xung vi xử lý, và dựa vào kết quả này để biết được hiệu suất hoạt động và tính toán của vi xử lý có được tăng lên và cải thiện hay không.
Download phần mềm miễn phí tại đây.
Sau khi download, giải nén và kích hoạt file SUPER_PI.exe để sử dụng ngay mà không cần cài đặt. Từ giao diện chính của phần mềm, nhấn nút Calculate, chọn độ lớn của phép toán. Độ lớn của phép toán tăng dần từ 16K (16 ngàn phép toán) đến 32M (32 triệu phép toán), với số lần lặp thay đổi dựa theo độ phức tạp của phép toán.
Sau khi kết thúc số lần lặp để thực hiện số phép toán, kết quả cuối cùng là tổng thời gian để thực hiện số phép toán đó. Mức độ tính toán càng phức tạp, tổng thời gian thực hiện càng dài.
Kết quả tốt nhất của mỗi lần kiểm tra tương ứng với mức độ phức tạp của thuật toán sẽ được hiển thị trên giao diện chính của Super Pi. Bạn cũng có thể xem lại kết quả này ở file pi_rec.txt nằm trong thư mục của Super Pi.
Lưu ý: khi sử dụng Super Pi để chấm điểm xử lý của cpu, bạn không nên kích hoạt các phần mềm khác, có thể làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Đánh giá tốc độ đọc/ghi và sức khỏe ổ cứng:
Ổ cứng là một trong những thành phần quan trọng, ảnh hưởng đến tốc độ của hệ thống. Để kiểm tra sức khỏe và mức độ ổn định của ổ cứng, bạn có thể nhờ đến “4 tiện ích miễn phí kiểm tra và chẩn đoán sức khỏe ổ cứng” (Bài viết dưới).
Với 4 công cụ trên, không chỉ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về khả năng xử lý của ổ cứng, mà còn giúp nhận biệt sớm những dấu hiệu bất ổn để kịp thời thay thế và sao lưu dữ liệu, tránh những mất mát đáng tiếc do hỏng ổ cứng.
Đánh giá khả năng xử lý đồ họa:
Bạn là một game thủ hoặc 1 tín đồ của phim độ nét cao (HD), hẳn bạn phải đánh giá xem khả năng xử lý đồ họa của hệ thống có đủ đáp ứng một game mới hay một bộ phim chuẩn HD hay không.
Fraps không giống với các phần mềm chấm điểm kể trên, phải yêu cầu hệ thống thực hiện một khối lượng công việc nào đó, mà Fraps sẽ ghi lại hiệu suất xử lý đồ họa trên hệ thống, và cung cấp thông tin về mức độ mà card đồ họa có thể có thể xử lý (bao nhiêu khung hình/giây – frames per second).
Download fraps miễn phí tại đây.
Sau khi cài đặt, biểu tượng của chương trình sẽ xuất hiện trên khay hệ thống. Mỗi khi bạn kích hoạt 1 đoạn video, hay chơi một game nào đó, kích chuột phải vào biểu tượng phần mềm, chọn View Benchmarks, thông tin về số khung hình/giây (fps) của game hay của đoạn film sẽ được hiển thị ở góc trên bên trái của màn hình.
Thông tin này thường thay đổi khi chơi game và cố định khi xem video. Khi đạt đến một thông số fps nào đó và hình ảnh bắt đầu có hiện tượng giật, máy tính trở nên nặng nề hơn, nghĩa là khả năng xử lý đồ họa của bạn sẽ chỉ đáp ứng được tới mức độ fps đó.
Dựa vào đây, bạn có thể nâng cấp card xử lý đồ họa để có thể đáp ứng được những game yêu cầu khả năng xử lý hình ảnh cao.
Ngoài khả năng cung cấp thông tin về số fps, Fraps còn cho phép người dùng ghi lại hoạt động của màn hình (rất tiếc, với bản miễn phí chỉ cho phép ghi lại tối đa 30 giây). Để làm điều này, sau khi cài đặt và kích hoạt phần mềm, bạn có thể nhấn phím F9 để quay lại nội dung trên màn hình. File video ghi được sẽ được lưu trong thư mục Movies của thư mục cài đặt của Fraps.
Tương tự, bạn cũng có thể chụp lại hình ảnh (screenshot) khi xem video hay chơi game. Để làm điều này, sau khi kích hoạt Fraps, bạn chỉ việc nhấn phím F10 trên bàn phím. Những hình ảnh chụp màn hình sẽ được lưu trong thư mục Screenshots của thư mục cài đặt Fraps.
Trên đây là những công cụ miễn phí để tự đánh giá và chấp điểm hiệu quả xử lý của hệ thống. Tùy thuộc vào mục đích và thành phần cần đánh giá, bạn có thể tự chọn ra công cụ phù hợp để sử dụng cho thích hợp. Tuy nhiên, có một cái nhìn tổng quan về hiệu suất hoạt động của hệ thống sẽ giúp bạn có hướng sử dụng và khai thác máy tính một cách hiệu quả hơn.
Nguồn: Dân trí
Relate Threads