Tìm Hiểu Về Quy Trình Xây Nhà Chi Tiết Nhất

danangchothue

Tiểu thương mới
Tham gia
5 Tháng bảy 2019
Bài viết
15
Điểm tương tác
0
Xây nhà là một việc lớn của mỗi gia đình, việc xây nhà sẽ tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian, công sức của mỗi gia chủ. Trước khi bắt tay vào xây nhà, các gia chủ sẽ phải tìm hiểu xem “Quy trình xây nhà như thế nào? Tuần tự sẽ gồm có những công việc gì?” Để từ đó các gia chủ có thể lên kế hoạch chi tiết nhất để hoàn thành đúng tiến độ, chuẩn bị ngân sách và có kế hoạch giám sát chi tiết nhất. Bài viết dưới đây nêu chi tiết quy trình các bước để xây dựng một ngôi nhà từ A-Z.

xay-nha25.png

>>> Chi tiết: Tổng Hợp Kiến Thức về Xây Dựng – Tự Học Xây Dựng Dân Dụng

I) Giai Đoạn Chuẩn Bị Khi Xây Nhà
Đất xây

  • Người Việt Nam quan niệm việc xây nhà có ảnh hưởng rất lớn đến đường công danh, sự nghiệp của gia chủ, đặc biệt là hướng nhà. Vì vậy khi mua đất xây nhà bạn nên lựa chọn hướng nhà đẹp, phù hợp với cung mệnh của gia chủ. Ngoài ra, cần lựa chọn đất xây nhà ở những vị trí thuận lợi, giao thông thuận tiện, khu vực địa chất tốt, an ninh, diện tích đủ với nhu cầu sử dụng. Quan trọng là đất có giá trị pháp lý như có sổ hồng (sổ đỏ) hoặc các giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương.
Kinh phí

  • Kinh phí là yếu tố quan trọng nhất quyết định quy mô cũng như chất lượng ngôi nhà. Xây nhà bao gồm rất nhiều chi phí, để có thể chủ động trong xây dựng và không làm phát sinh những chi phí ngoài lề bạn cần dự trù trước chi phí xây nhà bằng cách lập kế hoạch cụ thể các khoản chi phí trong xây nhà.
Thông thường sẽ bao gồm các loại chi phí sau:

  • Chi phí phá dỡ nhà cũ (nếu có).
  • Chi phí khảo sát địa chất và gia cố móng.
  • Chi phí xin giấy phép xây dựng
  • Chi phí thiết kế (nếu thuê ngoài)
  • Chi phí mua sắm vật tư, thiết bị.
  • CP nhân công xây dựng
  • Chi phí giám sát
  • Chi phí khác: Chi phí mềm (thanh tra xây dựng, đô thị, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động, hàng xóm,…)
  • Chi phí dự phòng cho các khoản phát sinh.
Phong thủy

  • Hãy xem tuổi gia chủ và và các thành viên trong gia đình để tính toán cung hướng mạng thích hợp để xác định được cách bố trí ngôi nhà phù hợp nhất theo cung mệnh của từng người.
xay-nha28.png


Thiết kế

  • Trước hết bạn cần xác định rõ nhu cầu xây dựng, tức là cần xây bao nhiêu tầng, bao nhiêu phòng và dựa trên kinh phí mà bạn hay gia đình bạn có thể bỏ ra để xây dựng một ngôi nhà mới, hãy thiết kế ngôi nhà dựa trên những mong muốn và nhu cầu của gia đình mình. Để tiết kiệm kinh phí xây dựng bạn có thể tự thiết kế tuy nhiên thiết kế đó phải đảm bảo phù hợp phong thủy và giấy phép xây dựng.
  • Bảng vẽ thiết kế rất quan trọng trong công tác xây dựng bởi nó bao gồm các thông số kỹ thuật, kết cấu căn nhà. Nếu bạn muốn có một căn nhà đẹp nhưng không thể tự thiết kế thì chúng tôi, Công ty xây dựng Song Phát có hỗ trợ thiết kế miễn phí cho khách hàng những mẫu thiết kế đơn giản, còn những mẫu yêu cầu cao về tính độc đáo, thẩm mỹ thì hai bên sẽ thỏa thuận ký hợp đồng thiết kế riêng biệt
xay-nha29.png


Chuẩn bị vật tư

  • Thông thường các nhà thầu sẽ có các gói dịch vụ xây nhà như xây nhà trọn gói, hoàn thiện phần thô, hoàn thiện nội thất,.. Các nhà thầu sẽ cung cấp vật tư tùy theo yêu cầu của bạn, còn nếu bạn muốn tự mua vật tư thì trước khi xây nhà bạn cần chuẩn bị trước những vật tư cần thiết, số lượng, chủng loại để đảm bảo cung ứng đủ vật tư cho quá trình xây dựng.
  • Tập kết vật tư: Nếu mặt bằng rộng có thể tập kết vật tư tại nơi thi công còn nếu mặt bằng hẹp bạn có thể chia ra nhiều đợt nhập vật tư.
Chuẩn bị mặt bằng

  • Phá dỡ nhà cũ: Tiến hàng dỡ nhà, vận chuyển xà bần, dọn vệ sinh để chuẩn bị mặt bằng xây nhà.
  • Chuẩn bị các điều kiện cho thi công: Chuẩn bị nguồn điện, nguồn nước, làm lán trại cho công nhân, làm hàng rào che chắn, chuẩn bị bạc phủ sử dụng khi thi công.
Lựa chọn nhà thầu

  • Việc lựa chọn nhà thầu tùy thuộc vào các tiêu chí sau:
  • Mức độ tin cậy của nhà thầu: mức độ tin cậy của một nhà thầu sẽ thể hiện trong những cam kết mà họ đặt ra, hiện nay có rất nhiều nhà thầu kém uy tín khi bán thầu hoặc sang nhượng một phần gói thầu cho công ty khác, dẫn đến chất lượng dịch vụ bị giảm suất và khó kiểm soát chất lượng thi công.
  • Giá cả thi công: Bạn không nên nhầm lẫn trong việc so sánh giá cả xây dựng trên m2 giữa các đơn vị nhà thầu, bởi vì cách tính m2 trong xây dựng rất khác so với thực tế, hơn nữa các nhà thầu đều cung cấp các gói thầu khác nhau nên khi so sánh giá cả bạn cần xem xét tổng giá trị hợp đồng, những hạng mục thi công, những cam kết bảo hành, dịch vụ đi kèm và cả vật liệu mà nhà thầu cung cấp.
Kế hoạch thi công

  • Người Việt Nam xưa nay luôn quan niệm khi tiến hành xây nhà thì phải xem ngày làm nhà, ngày động thổ, đổ mái, thời gian từ ngày động thổ đến đổ mái, để lựa chọn được những ngày giờ tốt mang lại may mắn cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.
  • Việc xác định kế hoạch thi công không chỉ xác định thời giant hi công cụ thể mà còn giúp chúng ta trong việc xác định những hạng mục cần làm trước để có sự chuẩn bị vật tư hợp lý hay các kế hoạch chuyển nhà hoặc chấm dứt hợp đồng thuê nhà.


II) Giai Đoạn Thi Công - Quy Trình Xây Nhà
a) Thông báo với chính quyền địa phương
  • Theo đúng trình tự của pháp luật, trước khi bắt đầu với quy trình xây nhà. Chủ nhà phải thông báo ngày bắt đầu thi công trước 7 ngày để được cấp giấy phép. Qua đó, cơ quan cấp trên biết và theo dõi thực hiện. Tất cả các chủ nhà đều phải bắt buộc làm điều này. Nếu bạn không thực hiện nghiêm túc sẽ bị xem xét kỷ luật.
b) Giám sát thi công trong quy trình xây nhà
  • Người đảm bảo cho các công đoạn được thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật, thiết kế và trình tự thi công nhà dân dụng chính là người giám sát thi công. Họ sẽ giúp tư vấn cho gia chủ cách để giảm thiểu chi phí xây dựng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình, cùng cách sử dụng và quản lý vật tư hiệu quả nhất.
  • Ngoài ra, gia chủ cũng có thể giám sát nếu có kiến thức và kinh nghiệm mua nhà xây sẵn, xây sửa nhà. Hoặc thuê người trình độ giám sát có kinh nghiệm xây nhà mới, đồng thời yêu cầu họ viết nhật ký thi công để có thể theo dõi được tiến độ của công trình.
xay-nha30.png


c) Thi công thô trong quy trình xây nhà
  • Xây móng: đào đất, đắp đất, đóng cọc gia công cốt pha. Làm cốt thép rồi đổ bê tông.
  • Thân nhà: Gia công cốt thép, cốt pha. Sau đó thực hiện đổ bê tông, làm sàn nhà, đồ dầm, xây tô. Ngoài ra bạn còn có làm nền nhà, cán nền.
  • Mái nhà: Xây dựng lắp ghép xà gỗ, lợp mái hoặc đổ bê tông.
  • Lắp khung cửa sổ và cửa ra vào.
  • Lắp các hệ thống như đường ống nước, điện, cáp mạng…
d) Thi công hoàn thiện trong quy trình xây nhà
  • ạo các bản matit, sơn nước cũng như sơn dầu bao quanh.
  • Lắp đặt và hoàn thiện các cửa, lắp lan can, hệ thống tay vịn của cầu thang cũng như lan can mặt tiền.
  • Trang trí ngôi nhà cho xinh xắn: có thể là đóng thạch cao, ốp gạch đá trang trí. Ốp đá ở cầu thang, thiết kế bàn bếp, kệ bếp.
  • Lát nền nhà vệ sinh, ngoài sân.
  • Lắp đặt các thiết bị điện, hệ thống công tắc cũng như ổ cắm. Các thiết bị đèn chiếu sáng.
  • Lắp đặt các thiết bị nhà vệ sinh như bồn nước, máy bơm. Các đường ống, nóng lạnh, gương soi…
xay-nha31.png


III) Nghiệm Thu, Bàn Giao, Hoàn Thành Đưa Vào Sử Dụng
  • Sau khi hoàn thiện các công đoạn xây nhà như xây dựng phần thô cũng như hoàn thiện. Bên thi công sẽ bàn giao cho chủ nhà, dọn dẹp vệ sinh cũng như hoàn tất các thủ tục hồ sơ. Các vấn đề liên quan cũng được xử lý.
  • Kết thúc trình tự xây nhà là hoạt động quyết toán. Công trình được lắp đặt hoàn chỉnh và đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, ngôi nhà còn được bảo hành trong một thời gian nhất định.
Trên đây là các quy trình xây nhà chi tiết nhất được rút ra từ thực tế. Hy vọng bài viết giúp bạn có thể hình dung ra những kiến thức cơ bản nhất. Chúc các bạn có được ngôi nhà mơ ước của mình.
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên