Tìm hiểu sơn 2K là gì và cách sử dụng sơn 2K hiệu quả

Mai Thiên Phúc

Tiểu thương mới
Tham gia
6 Tháng hai 2021
Bài viết
6
Điểm tương tác
0
Bạn đang tìm hiểu sơn 2k, sơn Pu 2k, sơn gỗ 2k, sơn bóng 2k, sơn trắng 2k,…và không biết đó là loại sơn gì? công dụng ra sao? Ứng dụng như thế nào? Làm thế nào để pha sơn bóng 2k đạt tỉ lệ chuẩn? Sơn 2k có khác sơn 1K không? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để giúp bạn giải đáp được những vấn đề này nhé!

Sơn 2K là sơn gì?
Sơn 2K là dòng sơn hỗn hợp 2 thành phần (cũng giống như sơn PU thông thường – cũng là hệ sơn 2 thành phần), tức là phải pha trộn từ 2 thành phần trở lên mới cho ra 1 dung dịch sơn phủ lên bề mặt gỗ. Về cấu tạo thì chúng được kết hợp từ nhựa acrylic polyol và chất đóng rắn Isocyanate chất lượng cao, cho màng sơn nhanh khô, có độ bóng đẹp và độ cứng cao, bám dính tốt, giữ được độ trong sáng. Các loại sơn 2K trên thị trường ngày nay được lựa chọn nhiều như: 2K bóng, 2K chống trầy, 2K mờ 50%, 2K mờ 75%…

Điểm nổi bật chính là sơn bóng 2k, chính là thành phần quan trọng của hệ sơn này. Nếu như dung môi (xăng nhật) và cứng Pu dùng chung được với hệ Pu thông thường, không bắt buộc cùng hệ nhưng bóng 2K là xương sống của hệ sơn này. Chúng quyết định độ bóng, độ căng bề mặt của sản phẩm.

Ngày nay sơn PU 2k được dùng nhiều trên các dòng sản phẩm cao cấp, giá thành sơn 2K cũng cao hơn các sản phẩm sơn PU thông thường. Các sản phẩm ứng dụng rộng rãi như tủ áo, tủ bếp, cửa gỗ, cầu thang, kệ tivi… bằng chất liệu gỗ công nghiệp hoặc các sản phẩm được đóng bằng gỗ tự nhiên.
* Ưu điểm của sơn 2k
  • Độ mịn, độ bóng cao.
  • Khả năng bám dính cao hơn rất nhiều so với những loại sơn thường khác.
  • Có thể sơn lên nhiều loại gỗ mà các loại sơn khác không làm được.
  • Có độ thể chịu được độ ẩm và nhiệt độ cao.
  • Không bị ố vàng theo thời gian giúp làm tăng tuổi thọ, độ thẩm mỹ cho các sản phẩm nội thất gỗ.
  • Sơn có khả năng chống thấm nước cao, rất phù hợp để sử dụng phủ ngoài các sản phẩm gỗ cao cấp ngoài trời như cổng gỗ, lam gỗ, lót sàn ngoài trời…
  • Khả năng chống rỉ sét, tia cực tím vượt trội, sơn có độ bền màu cao, không bị trầy xước.
* Nhược điểm của 2k
  • Thời gian khô chậm là một trong những nhược điểm lớn của sơn 2k.
  • Về giá thành có phần cao hơn các loại sơn thông thường trên thị trường. Để có được sản phẩm sau khi sơn đạt độ hoàn mỹ cần thợ có kinh nghiệm và phải biết cách pha chế để đặt hiệu quả tốt nhất.
  • Độ phủ của sơn phụ thuộc vào bề mặt thi công và tay nghề thợ thi công.
Hướng dẫn tỉ lệ pha sơn bóng 2K và cách dùng sơn 2K
Bước 1: Làm sạch bề mặt gỗ, kim loại với yêu cầu các bề mặt này không còn bám bụi bẩn, dầu mỡ hay bất kỳ loại tạp chất nào khác.

Bước 2: Bề mặt cần sơn dầu bóng 2k đã được sơn 01 lớp sơn chống rỉ và 02 lớp sơn dầu sau đó mới tiếp tục áp dụng sơn, phu dầu bóng lên.

Bước 3: Trộn hỗn hợp 2 thành phần sơn 2k với nhau: thành phần A gọi là phần sơn và thành phần B gọi là chất đóng rắn đi kèm. Do đó, khi bề mặt đã được làm sạch, tiến hàng bật nắp thành phần A của dầu bóng 2k, khuấy thật đều, sau đó cho từ từ thành phần B vào và tiếp tục khuấy đều đến khi đạt được hỗn hợp đồng nhất. Có thể pha loãng bằng dung môi.

Bước 4: Sử dụng máy phun sơn, chổi quét sơn hay cọ quét sơn để thi công dầu bóng 2k lên các bề mặt cần sơn.

Khi sử dụng sơn bóng 2k các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
  • Thời gian sử dụng tối đa 6 tiếng sau khi pha,
  • Bảo quản ở nhiệt độ 30 độ C.
  • Pha trộn theo tỉ lệ của nhà sản xuất.
  • Tỉ lệ pha loãng không quá 10% thể tích sơn nếu dùng chổi sơn, cọ qué hoặc khoảng 10% – 20% nếu dùng máy phun sơn
Tham khảo thêm tại nguồn: muabanson.vn/son-2k-la-son-gi
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên