ThienThan
<marquee><b><font color="green">Love MBC</font></b
- Tham gia
- 2 Tháng mười 2007
- Bài viết
- 159
- Điểm tương tác
- 0
TÌM HIỂU PHẦN CỨNG MÁY TÍNH VÀ WINDOWS VỚI DR. HARDWARE 2004 5.50e
Để tìm hiểu phần cứng máy tính của bạn đã có hai phần mềm trước đây thường được dùng nhiều nhất là Aida 32 và Sisoft Sandra 2004. Bây giờ mời bạn “vọc” thử qua phần mềm thông tin về máy tính Dr. Hardware 2004 v5.50e với nhiều cải tiến để xem nó có đáng cài vào máy của bạn không nhé.
Dr. Hardware 2004 v5.50e là phần mềm shareware, tương thích mọi Windows. Giá 29,95 USD. Tải bản dùng thử 10 ngày tại www.dr-hardware.com (dung lượng 2,56MB).
Các phần mềm kiểm tra máy tính thường "lắm chuyện", báo cáo quá nhiều; có những cái người sử dụng thông thường không biết phải hiểu như thế nào, dùng để làm gì (chắc nhằm phục vụ cho dân kỹ thuật). Dr Hardware 2004 khắc phục được nhược điểm này, chỉ báo những thông tin thật cần thiết. Chương trình lại còn bổ sung thêm những phần khác mà Sisoft hoàn toàn không có hay không đầy đủ: BIOS viewer (xem dạng ASCII hay HEX), Diagram CPU usage, Windows services... Nếu máy tính của bạn thuộc loại mới nhất như P4 Prescott, chương trình vẫn có thể nhận ra đủ mọi chi tiết, không một chút khó khăn.
Tuy vậy, bạn cũng nên cẩn thận phần Test benchmarks của Dr. Hardware 2004: bạn không nên táy máy thử làm gì nếu máy tính bạn quá cũ vì sẽ bị đứng máy.
Ở cửa sổ chính của chương trình, cột bên trái (selection) liệt kê các chức năng chính như: Overview, Hardware, Devices, Windows, Resources, Benchmarks. Bạn hãy bấm chuột vào từng mục để khám phá thêm về chiếc máy tính của mình nhé.
1) Overview: Khung bên phải gồm các thẻ: System overview (xem sơ qua cấu hình toàn bộ máy tính), Diagram CPU usage (biểu đồ mức độ sử dụng CPU), Windows services (các dịch vụ đang chạy của Windows) và BIOS viewer (xem thông tin BIOS).
2) Hardware: Có đầy đủ các thông tin về phần cứng trong máy: CPU, Mainboard, SDRAM, SM BIOS (FlashBIOS cập nhật ngày tháng nào...), Chipset, PCI bus, Ports...
3) Devices: liệt kê các thiết bị trên máy tính như ổ cứng, ổ mềm, CD-ROM, card màn hình, modem, máy in và Multimedia...
4) Windows: cho phép bạn tìm hiểu thêm về Windows bạn đang dùng qua các mục phụ: Windows Version (phiên bản Windows, số đăng ký, tổng thời gian đã sử dụng máy kể từ lúc logon...), User (người đăng ký), Internet Explorer (thông tin về trình duyệt IE đang dùng)...
5) Resources: Memory (thông tin về bộ nhớ), Process list (các chương trình đang chạy), Hardware Resources (tài nguyên phần cứng), File statistics (thống kê các tập tin trên máy)...
6) Benchmarks: test máy và so sánh với những máy khác có sẵn trong cơ sở dữ liệu của chương trình. Giao diện 3D cực đẹp với đầy đủ các mục: CPU/memory, Multi Processor, Video, Hardisks, CD ROM/DVD, ASPI drives (SCSI/ATAPI) và Remote drives.
Muốn test bất cứ thiết bị nào, bạn hãy chọn thiết bị đó và bấm nút Run benchmark
Cuối cùng, muốn có một bản báo cáo về máy tính của mình, bạn hãy vào mục Report generator ở menu File, khi đó sẽ xuất hiện cửa sổ Creating reports.
Nếu muốn báo cáo đầy đủ, chương trình sẽ làm “một lèo” dài trên 100 trang, liệu bạn có thể đọc từng trang hết tất cả không, chắc mệt xỉu quá! Do vậy, khi muốn biết về phần nào, bạn chỉ chọn báo cáo riêng phần ấy thôi (như là Overview hay Hardware).
Relate Threads