Thành lập công ty TNHH hay công ty cổ phần?

hotrotinviet

Tiểu thương tích cực
Tham gia
29 Tháng mười hai 2019
Bài viết
162
Điểm tương tác
0
Tại Việt Nam có nhiều loại hình doanh nghiệp như: Công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân… Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu nhược điểm riêng, trong đó công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn là 2 loại hình doanh nghiệp được lựa chọn đăng ký nhiều nhất hiện nay. Trong bài viết này, dịch vụ thành lập công ty của Kế Toán Tín Việt sẽ phân tích một số khía cạnh của hai loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần để Quý độc giả có sự lựa chọn loại hình thành lập công ty phù hợp với điều kiện của mình.

5W8A3802%20(1).jpg



Lý do công ty TNHH và công ty cổ phần phổ biến hơn các loại hình khác

Về trách nhiệm trong doanh nghiệp

Công ty cổ phần, công ty TNHH: Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp/ số cổ phần đã mua và đã đăng ký mua.
Như vậy, thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH sẽ ít rủi ro hơn so với loại hình còn lại, do chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp.

Về khả năng huy động vốn

- Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh: Không phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Công ty cổ phần: Có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác để huy động vốn. Phát hành cổ phần là quyền lợi chỉ có công ty cổ phần mới có.
- Công ty TNHH: Cả công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều được phát hành trái phiếu.
Trước đây chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phần cổ phiếu, nhưng theo Luật doanh nghiệp mới nhất, công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng được phát hành trái phiếu. Như vậy, xét về khả năng huy động vốn 2 loại hình này chiếm ưu thế hơn hẳn các loại hình khác.

Về góc độ quản lý doanh nghiệp

Xét về phương diện quản lý doanh nghiệp thì công ty cổ phần và công ty TNHH sẽ có nhiều lợi thế hơn, vì có nhiều cổ đông/thành viên góp vốn tham gia điều hành công việc kinh doanh nên có thể san sẻ áp lực, các thành viên có trình độ kiến thức khác nhau nên có thể bổ sung cho nhau kỹ năng quản trị doanh nghiệp.

Trong khi đó, loại hình doanh nghiệp tư nhân người chủ sẽ chịu nhiều áp lực hơn do phải 1 mình quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Còn loại hình công ty hợp danh, dù được quy định trong Luật doanh nghiệp hiện hành nhưng trên thực tế loại hình công ty này chưa phổ biến.

⇒ Như vậy, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn được lựa chọn nhiều hơn vì những lợi thế trên so với các loại hình khác. Ngoài ra, trong Luật Doanh nghiệp 2020 có nhiều quy định thay đổi ưu tiên cho 2 loại hình doanh nghiệp này.
 

Bình luận bằng Facebook

Bài mới nhất

Bên trên