hotrotinviet
Tiểu thương tích cực
- Tham gia
- 29 Tháng mười hai 2019
- Bài viết
- 162
- Điểm tương tác
- 0
Một vấn đề mà rất nhiều chủ doanh nghiệp trong tương lai quan tâm đó là: thành lập công ty có cần bằng cấp không? Mở công ty có cần bằng đại học không? Và nếu cần thì yêu cầu bằng cấp chúng chỉ gì?
Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên cũng như giúp bạn nắm vững hơn các quy định của việc thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng Tín Việt tham khảo thông qua bài viết dưới đây nhé.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp cụ thể gồm những giấy tờ gì?
Để biết được thành lập công ty có cần bằng cấp không? kinh doanh có cần bằng cấp không ? mở công ty có cần bằng đại học không ? Thì đầu tiên chúng ta sẽ nghiên cứu xem thành lập công ty cần những hồ sơ gì?
Thành phần hồ sơ thành lập công ty theo quy định của Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22 Luật doanh nghiệp 2020 tùy vào loại hình doanh nghiệp thì hồ sơ thành lập công ty sẽ khác nhau, gồm những giấy tờ sau:
1. Giấy đề nghị thành lập công ty theo mẫu của Sở Kế hoạch Tỉnh/Thành phố trực thuộc;
2. Điều lệ công ty theo mẫu của Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố trực thuộc hoặc do doanh nghiệp tự chuẩn bị;
3. Danh sách thành viên góp vốn đối với công ty TNHH hoặc Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty Cổ phần;
4. Bản sao y công chứng 1 trong các giấy tờ sau CMND/hộ chiếu/CCCD đối với thành viên/cổ đông là cá nhân hoặc Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép kinh doanh đối với thành viên/cổ đông là tổ chức;
5. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (Trong trường hợp nộp hồ sơ thủ tục thành lập công ty trực tiếp);
6. Mục lục hồ sơ ghi theo thứ tự trên (Trong trường hợp nộp hồ sơ thủ tục thành lập công ty trực tiếp);
7. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng – thủ tục bắt buộc tại Sở kế hoạch đầu tư TPHCM);
8. Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (Trong trường hợp người nộp hồ sơ thủ tục thành lập công ty không phải là thành viên/ cổ đông của công ty).
Như vậy, người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị để thành lập công ty theo các giấy tờ trên và hoàn toàn không có giấy tờ nào cần cung cấp là bằng cấp hoặc chứng chỉ cả. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem, thành lập công ty có cần bằng cấp không và thành lập công ty có cần chứng chỉ trong các trường hợp đặc biệt không nhé. Và trường hợp nào sẽ cần cung cấp bằng cấp và chứng chỉ cho cơ quan đăng ký kinh doanh nhé.
Thành lập công ty có cần bằng cấp không? Có cần chứng chỉ hành nghề không?
Theo Luật doanh nghiệp 2020, việc thành lập doanh nghiệp có cần bằng cấp và chứng chỉ hành nghề không phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của công ty. Cụ thể, pháp luật Việt Nam có 2 nhóm ngành nghề kinh doanh là nhóm ngành nghề kinh doanh không có điều kiện và nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
a, Nhóm ngành nghề kinh doanh không cần điều kiện thì khi doanh nghiệp đăng ký hoạt động không cần cung cấp bằng cấp, chứng chỉ hành nghề hay các yêu cầu khác của pháp luật. Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký đầy đủ hồ sơ để xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cứ thế tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường.
b,Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm các loại sau:
- Nhóm ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện về bằng cấp hoặc chứng chỉ hành nghề;
- Nhóm ngành kinh doanh cần điều kiện về vốn pháp định (vốn điều lệ tối thiểu);
- Nhóm ngành nghề kinh doanh yêu cầu các điều kiện khác.
Khi doanh nghiệp kinh doanh nhóm ngành nghề yêu cầu điều kiện thì khi đăng ký kinh doanh phải đáp ứng điều kiện đó. Ví dụ với ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì khi xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải đăng ký đủ số vốn theo quy định về vốn pháp định.
Khi đăng ký ngành nghề môi giới bất động sản thì chỉ cần cung cấp các giấy tờ hồ sơ thành lập doanh nghiệp thông thường, tuy nhiên khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động cần cung cấp chứng chỉ môi giới bất động sản. Như vậy, theo luật doanh nghiệp 2020 và các Nghị định hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp 2020 thì không có bất cứ quy định cụ thể về việc thành lập doanh nghiệp cần có bằng cấp hay chứng chỉ .
Tuy nhiên, căn cứ vào các ngành nghề hoạt động và quy định của pháp luật chuyên ngành với ngành nghề đó thì doanh nghiệp sẽ có những quy định riêng về việc người thành lập doanh nghiệp có phải cung cấp bằng cấp và chứng chỉ khi tiến hành hoạt động kinh doanh liên quan đến lĩnh vực có điều kiện đó.
Các nhóm ngành nghề kinh doanh yêu cầu bằng cấp và chứng chỉ hành nghề.
Như đã đề cập trên, sẽ có những nhóm ngành và lĩnh vực yêu cầu chứng chỉ hành nghề và bằng cấp, doanh nghiệp mới có thể hoạt động. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem những nhóm ngành phổ biến nào yêu cầu chứng chỉ khi hoạt động nhé.
a. Kinh doanh ngành nghề môi giới bất động sản
Theo quy định tại Điều 62 của Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 thì các yêu cầu về chứng chỉ khi đăng ký ngành nghề kinh doanh này như sau: Khi hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản thì tổ chức, cá nhân phải có tối thiểu 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
Trong trường hợp là cá nhân vẫn có quyền hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài điều kiện về chứng chỉ, hoạt động ngành nghề môi giới bất động sản thì tổ chức hoặc cá nhân đó phải đáp ứng các điều kiện về nhân sự và cơ sở vật chất để tránh tình trạng tự do mở của và hoạt động môi giới tài sản của khách hàng có giá trị cao.
b. Kinh doanh ngành nghề dịch vụ sàn giao dịch bất động sản
Theo quy định tại Điều 69 của Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 thì các yêu cầu về chứng chỉ khi đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản như sau: Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngành nghề dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; trong đó người quản lý và điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Sau khi thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo tới Sở xây dựng tỉnh trước để hoàn thành thủ tục của Sàn trước khi đi vào hoạt động. Ngoài các điều kiện về chứng chỉ, sàn giao dịch bất động sản còn phải đảm bảo yêu cầu về quy chế hoạt động, phải có tên, địa chỉ, cơ sở vật chất và kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động theo quy định của pháp luật.
c. Kinh doanh ngành nghề dịch vụ khảo sát xây dựng
Theo quy định tại Điều 153 và Điều 158 về điều kiện về chứng chỉ của tổ chức và cá nhân khảo sát xây dựng như sau: Chủ nhiệm khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát xây dựng chỉ định trong mỗi nhiệm vụ phải có đủ năng lực hành nghề khảo sát xây dựng và phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp.
Cá nhân thực hiện từng công việc khảo sát xây dựng thì phải có chuyên môn phù hợp đúng với công việc thực hiện.
Ngoài yêu cầu về chứng chỉ tổ chức còn phải đáp ứng điều kiện về máy móc, thiết bị phục vụ cho khảo sát xây dựng phải đảm bảo chất lượng, an toàn cho công tác khảo sát và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Phòng thí nghiệm phải đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chứng nhận.
d. Kinh doanh ngành nghề dịch vụ kiểm định chất lượng công trình xây dựng
Theo quy định tại Điều 148 Luật xây dựng điều kiện về chứng chỉ của tổ chức và cá nhân hoạt động dịch vụ kiểm định chất lượng công trình xây dựng như sau: Cá nhân phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc thực hiện và do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
Những chức danh và cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng độc lập phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Các chứng chỉ hành nghề sẽ được phân thành các hạng gồm hạng I, hạng II, hạng III.
Ngoài ra, Điều 50 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định chi tiết như sau:
“Điều 50. Chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng
1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng:
a) Hạng I: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng I; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ;
b) Hạng II: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng II; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ;
c) Hạng III: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng III; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 2 công trình cấp III hoặc 3 công trình cấp IV cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ.”
e. Kinh doanh ngành nghề dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng
Theo quy định tại Điều 150 Luật xây dựng điều kiện về chứng chỉ của tổ chức hoạt động dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng như sau: Thứ nhất, tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng phù hợp. Đồng thời, cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm và chủ trì thiết kế cho đồ án quy hoạch xây dựng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với loại quy hoạch xây dựng của đồ án.
f.Kinh doanh ngành nghề dịch vụ kiểm toán
Căn cứ vào Nghị định 84/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng và Nghị định 151/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 về sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính thì điều kiện về chứng chỉ của Tổ chức kiểm toán được thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng phải có đủ các điều kiện như sau:
- Số lượng kiểm toán viên hành nghề ít nhất là 10 người;
- Giám đốc (Tổng Giám đốc) có tên trong danh sách kiểm toán viên đủ Điều kiện hành nghề kiểm toán được thể hiện trong kỳ chấp thuận được Bộ Tài chính và được công khai tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán. Và phải có ít nhất 24 tháng hành nghề kiểm toán thực tế tại Việt Nam từ ngày được xác nhận đủ Điều kiện hành nghề kiểm toán bởi cơ quan có thẩm quyền cho đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán.
Ngoài điều kiện về chứng chỉ nêu trên thì tổ chức phải đáp ứng được điều kiện về vốn điều lệ phải từ 6 tỷ đồng trở lên và duy trì vốn chủ sở hữu không thấp hơn 6 tỷ đồng trên bảng cân đối kế toán; Tổ chức còn phải đã thực hiện phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm cho tối thiểu 200 đơn vị được kiểm toán bắt đầu tính từ 01/10 năm trước đến 30/09 năm nộp hồ sơ đăng ký.
g. Kinh doanh ngành nghề dịch vụ kế toán
Theo quy định tại Điều 60 Luật kế toán năm 2015 thì điều kiện về chứng chỉ của tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:
– Số lượng CCHN yêu cầu: 02 kế toán viên hành nghề;
- Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là người đứng chứng chỉ hành nghề.
Ngoài điều kiện về chứng chri hành nghề, doanh nghiệp hoạt động ngành nghề kế toán còn phải có các điều kiện khác như loại hình doanh nghiệp chỉ có thể là Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc loại hình công ty hợp danh…
h. Kinh doanh ngành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 thì điều kiện về chứng chỉ của tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:
– Số lượng CCHN yêu cầu: 01 chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức uỷ quyềnlà người đứng chứng chỉ hành nghề
Trên đây là một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện về bằng cấp và chứng chỉ trước khi đi vào hoạt động. Vì số lượng ngành nghề kinh doanh là nhiều vô kể và yêu cầu về điều kiện kinh doanh là rất khác nhau và không thể liệt kê toàn bộ trong một bài viết.
Vì vậy, nếu bạn đang dự tính thành lập công ty để kinh doanh ngành nghề cụ thể nào mà chưa biết khi thành lập công ty có cần bằng cấp không, mở công ty có cần bằng đại học không? thành lập công ty có cần chứng chỉ không và nếu không cần bằng cấp thì có cần điều kiện gì khác không? Hãy liên hệ ngay với công ty Tín Việt của chúng tôi để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên cũng như giúp bạn nắm vững hơn các quy định của việc thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng Tín Việt tham khảo thông qua bài viết dưới đây nhé.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp cụ thể gồm những giấy tờ gì?
Để biết được thành lập công ty có cần bằng cấp không? kinh doanh có cần bằng cấp không ? mở công ty có cần bằng đại học không ? Thì đầu tiên chúng ta sẽ nghiên cứu xem thành lập công ty cần những hồ sơ gì?
Thành phần hồ sơ thành lập công ty theo quy định của Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22 Luật doanh nghiệp 2020 tùy vào loại hình doanh nghiệp thì hồ sơ thành lập công ty sẽ khác nhau, gồm những giấy tờ sau:
1. Giấy đề nghị thành lập công ty theo mẫu của Sở Kế hoạch Tỉnh/Thành phố trực thuộc;
2. Điều lệ công ty theo mẫu của Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố trực thuộc hoặc do doanh nghiệp tự chuẩn bị;
3. Danh sách thành viên góp vốn đối với công ty TNHH hoặc Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty Cổ phần;
4. Bản sao y công chứng 1 trong các giấy tờ sau CMND/hộ chiếu/CCCD đối với thành viên/cổ đông là cá nhân hoặc Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép kinh doanh đối với thành viên/cổ đông là tổ chức;
5. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (Trong trường hợp nộp hồ sơ thủ tục thành lập công ty trực tiếp);
6. Mục lục hồ sơ ghi theo thứ tự trên (Trong trường hợp nộp hồ sơ thủ tục thành lập công ty trực tiếp);
7. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng – thủ tục bắt buộc tại Sở kế hoạch đầu tư TPHCM);
8. Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (Trong trường hợp người nộp hồ sơ thủ tục thành lập công ty không phải là thành viên/ cổ đông của công ty).
Như vậy, người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị để thành lập công ty theo các giấy tờ trên và hoàn toàn không có giấy tờ nào cần cung cấp là bằng cấp hoặc chứng chỉ cả. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem, thành lập công ty có cần bằng cấp không và thành lập công ty có cần chứng chỉ trong các trường hợp đặc biệt không nhé. Và trường hợp nào sẽ cần cung cấp bằng cấp và chứng chỉ cho cơ quan đăng ký kinh doanh nhé.
Thành lập công ty có cần bằng cấp không? Có cần chứng chỉ hành nghề không?
Theo Luật doanh nghiệp 2020, việc thành lập doanh nghiệp có cần bằng cấp và chứng chỉ hành nghề không phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của công ty. Cụ thể, pháp luật Việt Nam có 2 nhóm ngành nghề kinh doanh là nhóm ngành nghề kinh doanh không có điều kiện và nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
a, Nhóm ngành nghề kinh doanh không cần điều kiện thì khi doanh nghiệp đăng ký hoạt động không cần cung cấp bằng cấp, chứng chỉ hành nghề hay các yêu cầu khác của pháp luật. Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký đầy đủ hồ sơ để xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cứ thế tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường.
b,Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm các loại sau:
- Nhóm ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện về bằng cấp hoặc chứng chỉ hành nghề;
- Nhóm ngành kinh doanh cần điều kiện về vốn pháp định (vốn điều lệ tối thiểu);
- Nhóm ngành nghề kinh doanh yêu cầu các điều kiện khác.
Khi doanh nghiệp kinh doanh nhóm ngành nghề yêu cầu điều kiện thì khi đăng ký kinh doanh phải đáp ứng điều kiện đó. Ví dụ với ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì khi xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải đăng ký đủ số vốn theo quy định về vốn pháp định.
Khi đăng ký ngành nghề môi giới bất động sản thì chỉ cần cung cấp các giấy tờ hồ sơ thành lập doanh nghiệp thông thường, tuy nhiên khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động cần cung cấp chứng chỉ môi giới bất động sản. Như vậy, theo luật doanh nghiệp 2020 và các Nghị định hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp 2020 thì không có bất cứ quy định cụ thể về việc thành lập doanh nghiệp cần có bằng cấp hay chứng chỉ .
Tuy nhiên, căn cứ vào các ngành nghề hoạt động và quy định của pháp luật chuyên ngành với ngành nghề đó thì doanh nghiệp sẽ có những quy định riêng về việc người thành lập doanh nghiệp có phải cung cấp bằng cấp và chứng chỉ khi tiến hành hoạt động kinh doanh liên quan đến lĩnh vực có điều kiện đó.
Các nhóm ngành nghề kinh doanh yêu cầu bằng cấp và chứng chỉ hành nghề.
Như đã đề cập trên, sẽ có những nhóm ngành và lĩnh vực yêu cầu chứng chỉ hành nghề và bằng cấp, doanh nghiệp mới có thể hoạt động. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem những nhóm ngành phổ biến nào yêu cầu chứng chỉ khi hoạt động nhé.
a. Kinh doanh ngành nghề môi giới bất động sản
Theo quy định tại Điều 62 của Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 thì các yêu cầu về chứng chỉ khi đăng ký ngành nghề kinh doanh này như sau: Khi hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản thì tổ chức, cá nhân phải có tối thiểu 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
Trong trường hợp là cá nhân vẫn có quyền hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài điều kiện về chứng chỉ, hoạt động ngành nghề môi giới bất động sản thì tổ chức hoặc cá nhân đó phải đáp ứng các điều kiện về nhân sự và cơ sở vật chất để tránh tình trạng tự do mở của và hoạt động môi giới tài sản của khách hàng có giá trị cao.
b. Kinh doanh ngành nghề dịch vụ sàn giao dịch bất động sản
Theo quy định tại Điều 69 của Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 thì các yêu cầu về chứng chỉ khi đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản như sau: Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngành nghề dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; trong đó người quản lý và điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Sau khi thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo tới Sở xây dựng tỉnh trước để hoàn thành thủ tục của Sàn trước khi đi vào hoạt động. Ngoài các điều kiện về chứng chỉ, sàn giao dịch bất động sản còn phải đảm bảo yêu cầu về quy chế hoạt động, phải có tên, địa chỉ, cơ sở vật chất và kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động theo quy định của pháp luật.
c. Kinh doanh ngành nghề dịch vụ khảo sát xây dựng
Theo quy định tại Điều 153 và Điều 158 về điều kiện về chứng chỉ của tổ chức và cá nhân khảo sát xây dựng như sau: Chủ nhiệm khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát xây dựng chỉ định trong mỗi nhiệm vụ phải có đủ năng lực hành nghề khảo sát xây dựng và phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp.
Cá nhân thực hiện từng công việc khảo sát xây dựng thì phải có chuyên môn phù hợp đúng với công việc thực hiện.
Ngoài yêu cầu về chứng chỉ tổ chức còn phải đáp ứng điều kiện về máy móc, thiết bị phục vụ cho khảo sát xây dựng phải đảm bảo chất lượng, an toàn cho công tác khảo sát và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Phòng thí nghiệm phải đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chứng nhận.
d. Kinh doanh ngành nghề dịch vụ kiểm định chất lượng công trình xây dựng
Theo quy định tại Điều 148 Luật xây dựng điều kiện về chứng chỉ của tổ chức và cá nhân hoạt động dịch vụ kiểm định chất lượng công trình xây dựng như sau: Cá nhân phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc thực hiện và do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
Những chức danh và cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng độc lập phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Các chứng chỉ hành nghề sẽ được phân thành các hạng gồm hạng I, hạng II, hạng III.
Ngoài ra, Điều 50 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định chi tiết như sau:
“Điều 50. Chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng
1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng:
a) Hạng I: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng I; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ;
b) Hạng II: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng II; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ;
c) Hạng III: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng III; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 2 công trình cấp III hoặc 3 công trình cấp IV cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ.”
e. Kinh doanh ngành nghề dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng
Theo quy định tại Điều 150 Luật xây dựng điều kiện về chứng chỉ của tổ chức hoạt động dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng như sau: Thứ nhất, tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng phù hợp. Đồng thời, cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm và chủ trì thiết kế cho đồ án quy hoạch xây dựng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với loại quy hoạch xây dựng của đồ án.
f.Kinh doanh ngành nghề dịch vụ kiểm toán
Căn cứ vào Nghị định 84/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng và Nghị định 151/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 về sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính thì điều kiện về chứng chỉ của Tổ chức kiểm toán được thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng phải có đủ các điều kiện như sau:
- Số lượng kiểm toán viên hành nghề ít nhất là 10 người;
- Giám đốc (Tổng Giám đốc) có tên trong danh sách kiểm toán viên đủ Điều kiện hành nghề kiểm toán được thể hiện trong kỳ chấp thuận được Bộ Tài chính và được công khai tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán. Và phải có ít nhất 24 tháng hành nghề kiểm toán thực tế tại Việt Nam từ ngày được xác nhận đủ Điều kiện hành nghề kiểm toán bởi cơ quan có thẩm quyền cho đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán.
Ngoài điều kiện về chứng chỉ nêu trên thì tổ chức phải đáp ứng được điều kiện về vốn điều lệ phải từ 6 tỷ đồng trở lên và duy trì vốn chủ sở hữu không thấp hơn 6 tỷ đồng trên bảng cân đối kế toán; Tổ chức còn phải đã thực hiện phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm cho tối thiểu 200 đơn vị được kiểm toán bắt đầu tính từ 01/10 năm trước đến 30/09 năm nộp hồ sơ đăng ký.
g. Kinh doanh ngành nghề dịch vụ kế toán
Theo quy định tại Điều 60 Luật kế toán năm 2015 thì điều kiện về chứng chỉ của tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:
– Số lượng CCHN yêu cầu: 02 kế toán viên hành nghề;
- Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là người đứng chứng chỉ hành nghề.
Ngoài điều kiện về chứng chri hành nghề, doanh nghiệp hoạt động ngành nghề kế toán còn phải có các điều kiện khác như loại hình doanh nghiệp chỉ có thể là Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc loại hình công ty hợp danh…
h. Kinh doanh ngành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 thì điều kiện về chứng chỉ của tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:
– Số lượng CCHN yêu cầu: 01 chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức uỷ quyềnlà người đứng chứng chỉ hành nghề
Trên đây là một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện về bằng cấp và chứng chỉ trước khi đi vào hoạt động. Vì số lượng ngành nghề kinh doanh là nhiều vô kể và yêu cầu về điều kiện kinh doanh là rất khác nhau và không thể liệt kê toàn bộ trong một bài viết.
Vì vậy, nếu bạn đang dự tính thành lập công ty để kinh doanh ngành nghề cụ thể nào mà chưa biết khi thành lập công ty có cần bằng cấp không, mở công ty có cần bằng đại học không? thành lập công ty có cần chứng chỉ không và nếu không cần bằng cấp thì có cần điều kiện gì khác không? Hãy liên hệ ngay với công ty Tín Việt của chúng tôi để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Relate Threads