- Tham gia
- 18 Tháng sáu 2010
- Bài viết
- 7,590
- Điểm tương tác
- 1,643
Tàu biển phải chờ triều lên mới vào được Cái Mép - Thị Vải
.
Mỗi tháng các cảng đã mất đi cơ hội tiếp nhận hàng nghìn container hàng hoá vì luồng hàng hải cạn. Trong ảnh: Xe chở hàng rời cảng CMIT.
Vào tháng 10 hàng năm, luồng hàng hải Vũng Tàu – Thị Vải sẽ được Bộ GTVT và Cục Hàng hải Việt Nam bố trí kinh phí và giao cho Tổng Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải Miền Nam tiến hành nạo vét. Tuy nhiên, năm nay đến thời điểm này, việc nạo vét luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải chưa được thực hiện, khiến nhiều DN cảng biển đứng ngồi không yên vì bỏ lỡ cơ hội tiếp nhận các chuyến tàu lớn.
NHIỀU CHUYẾN TÀU MẮC CẠN
Theo tiêu chuẩn, luồng Vũng Tàu - Thị Vải phải được nạo vét thường niên để duy trì độ sâu ít nhất -14m. Tuy nhiên, hiện nay theo Tổng Công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải Miền Nam, luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải hiện chỉ đạt độ sâu -13,3m. Có những giải cạn độ sâu thậm chí chỉ -12,6m. Thế nhưng, năm nay, việc nạo vét vẫn chưa được tiến hành khiến nhiều tàu lớn bị mắc cạn, phải chờ nước lên mới vào được cảng. Việc này làm ảnh hưởng đến kế hoạch khai thác của các cảng, cũng như chủ tàu, chủ hàng, làm tăng chi phí, giảm khả năng cạnh tranh của hệ thống cảng. Đại diện Hiệp hội đại lý và môi giới tàu biển Việt Nam cho biết, bình quân mỗi tiếng đồng hồ chờ đợi để vào cảng, chủ tàu sẽ mất thêm hàng chục triệu đồng chi phí nhiên liệu. Trong ngắn hạn, chi phí này sẽ được tính vào cước vận tải, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa, chưa kể về lâu dài có thể mất khách.
Ông Ngô Minh Thuấn, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tân Cảng, DN đang khai thác cảng ở Cái Mép - Thị Vải cho biết, các tàu ra vào cảng Cái Mép hiện nay đang phải phụ thuộc rất nhiều và thủy triều. Hành trình của tàu liên tục bị ảnh hưởng có thể dẫn đến các cảng Cái Mép - Thị Vải lép vế trong cạnh tranh.
Nói về vấn đề này, ông Trịnh Tuấn Dũng - Phụ trách khai thác Hãng tàu CMA-CGM tại Việt Nam cũng cho biết: Trong tháng 10 vừa qua, hãng tàu CMA- CGM đã phải hủy 2 chuyến tàu mẹ vào Cái Mép bởi tàu đã đầy hàng sau khi rời Trung Quốc, nhưng không thể vào Cái Mép vì luồng không đủ độ sâu.
Nếu luồng hàng hải cạn, nhiều tàu sẽ phải neo đậu ngoài khơi chờ thủy triều lên. Trong ảnh: Tàu chờ cập cảng CMIT. Ảnh: KIM NGÂN
Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Phó Tổng Giám đốc cảng Quốc tế Cái Mép CMIT cho biết, các hãng tàu cũng đã khẳng định rằng hạn chế về độ sâu luồng hiện nay chắc chắn sẽ gây thiệt hại trực tiếp cho hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng cuối năm và trước Tết Nguyên đán vì đây là mùa xuất khẩu của cả Việt Nam và Trung Quốc. Hầu hết các tàu mẹ đều cập các cảng ở Trung Quốc để nhận hàng trước khi đến Cái Mép. Như vậy, khi vào Cái Mép tàu đã khá đầy hàng và có mớn nước rất sâu, vì hạn chế về độ sâu luồng nên sẽ không thể cập cảng Cái Mép hoặc sẽ cắt bớt sản lượng chuyên chở cho hàng xu
Về vấn đề độ sâu của luồng Vũng Tàu - Cái Mép, các DN cảng biển từng nhiều lần bày tỏ ý kiến tại các diễn đàn mong muốn Nhà nước đầu tư nạo vét luồng hàng hải Vũng Tàu - Cái Mép đạt độ sâu -15,5m để bảo đảm tiếp nhận tàu trọng tải từ 132.000- 160.000 DWT/14.000 teus. Tuy nhiên, do ngân sách khó khăn nên đến nay, luồng mới chỉ bảo đảm được độ sâu -14m (nếu được nạo vét hàng năm).
Tàu container cỡ lớn phải neo ngoài khơi, chờ thủy triều lên để vào cảng Cái Mép - Thị Vải.
CHƯA CÓ ĐIỂM ĐỔ BÙN NẠO VÉT
Theo kế hoạch năm 2017, Bộ GTVT giao cho Tổng Công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải Miền Nam thực hiện duy tu, nạo vét luồng Cái Mép-Thị Vải đạt đến độ sâu -14m với số vốn 180 tỷ đồng. Theo đó, dự kiến khối lượng nạo vét là 900.000m3 bùn. Theo Tổng Công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải Miền Nam, trước đây, khu vực quy hoạch đổ bùn thải nằm ở khu A ngoài khơi Vũng Tàu (cách Vũng Tàu hơn 6 hải lý) do UBND tỉnh quản lý và cấp phép. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 51/2014/CP và Nghị định 40/2016/CP, việc đổ bùn, cát nạo vét xuống biển (nhận chìm ở biển) thì khu vực từ 3 hải lý trở ra sẽ do Bộ TNMT quản lý. Tuy nhiên, đến đầu tháng 11, Bộ TNMT vẫn chưa phê duyệt hồ sơ nhận chìm ở biển, nên chưa xác định được vị trí đổ bùn, cát nạo vét, dẫn tới việc duy tu, nạo vét bị chậm.
Trước thực trạng trên, ông Lương Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở GTVT cho biết, nhằm kịp thời hỗ trợ DN, đặc biệt là các DN cảng biển và các dự án nạo vét luồng hàng hải phục vụ nâng cao hiệu quả khai thác cảng biển, Sở đã có văn bản gửi UBND tỉnh kiến nghị tiếp tục thỏa thuận vị trí đổ bùn, cát nạo vét theo quy định tại khu vực cũ (ở khu A, ngoài khơi Vũng Tàu). Trong khi đó, do quá sốt ruột, một số DN, cụ thể là Cảng CMIT đã gửi văn bản “cầu cứu” đến Thủ tướng Chính phủ xem xét và có chỉ đạo đến Bộ TNMT sớm cấp giấy phép nhận chìm ở biển để kế hoạch duy tu nạo vét luồng Vũng Tàu - Thị Vải độ sâu - 14m được triển khai trong quý IV/2017, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các DN. Được biết, Bộ TNMT đã tiếp nhận ý kiến và dự kiến sẽ phê duyệt vị trí nhận chìm bùn nạo vét Vũng Tàu - Cái Mép trong tháng 11 -2017.
Luồng Vũng Tàu - Thị Vải dài khoảng 50km, bắt đầu từ phao “0” đến thượng lưu cảng Gò Dầu A, trong đó, đoạn từ phao “0” đến Cái Mép sâu -14m, đoạn từ Cái Mép đến Thị Vải sâu -12m. Hiện nay, luồng Vũng Tàu - Thị Vải có thể phục vụ khoảng 36 ngàn lượt phương tiện/năm, trong đó có tàu siêu lớn (từ 100 ngàn tấn trở lên).
Bài, ảnh: TRÀ NGÂN
Nguồn : Báo Bà Rịa Vũng Tàu
.
Mỗi tháng các cảng đã mất đi cơ hội tiếp nhận hàng nghìn container hàng hoá vì luồng hàng hải cạn. Trong ảnh: Xe chở hàng rời cảng CMIT.
Vào tháng 10 hàng năm, luồng hàng hải Vũng Tàu – Thị Vải sẽ được Bộ GTVT và Cục Hàng hải Việt Nam bố trí kinh phí và giao cho Tổng Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải Miền Nam tiến hành nạo vét. Tuy nhiên, năm nay đến thời điểm này, việc nạo vét luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải chưa được thực hiện, khiến nhiều DN cảng biển đứng ngồi không yên vì bỏ lỡ cơ hội tiếp nhận các chuyến tàu lớn.
NHIỀU CHUYẾN TÀU MẮC CẠN
Theo tiêu chuẩn, luồng Vũng Tàu - Thị Vải phải được nạo vét thường niên để duy trì độ sâu ít nhất -14m. Tuy nhiên, hiện nay theo Tổng Công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải Miền Nam, luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải hiện chỉ đạt độ sâu -13,3m. Có những giải cạn độ sâu thậm chí chỉ -12,6m. Thế nhưng, năm nay, việc nạo vét vẫn chưa được tiến hành khiến nhiều tàu lớn bị mắc cạn, phải chờ nước lên mới vào được cảng. Việc này làm ảnh hưởng đến kế hoạch khai thác của các cảng, cũng như chủ tàu, chủ hàng, làm tăng chi phí, giảm khả năng cạnh tranh của hệ thống cảng. Đại diện Hiệp hội đại lý và môi giới tàu biển Việt Nam cho biết, bình quân mỗi tiếng đồng hồ chờ đợi để vào cảng, chủ tàu sẽ mất thêm hàng chục triệu đồng chi phí nhiên liệu. Trong ngắn hạn, chi phí này sẽ được tính vào cước vận tải, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa, chưa kể về lâu dài có thể mất khách.
Ông Ngô Minh Thuấn, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tân Cảng, DN đang khai thác cảng ở Cái Mép - Thị Vải cho biết, các tàu ra vào cảng Cái Mép hiện nay đang phải phụ thuộc rất nhiều và thủy triều. Hành trình của tàu liên tục bị ảnh hưởng có thể dẫn đến các cảng Cái Mép - Thị Vải lép vế trong cạnh tranh.
Nói về vấn đề này, ông Trịnh Tuấn Dũng - Phụ trách khai thác Hãng tàu CMA-CGM tại Việt Nam cũng cho biết: Trong tháng 10 vừa qua, hãng tàu CMA- CGM đã phải hủy 2 chuyến tàu mẹ vào Cái Mép bởi tàu đã đầy hàng sau khi rời Trung Quốc, nhưng không thể vào Cái Mép vì luồng không đủ độ sâu.
Nếu luồng hàng hải cạn, nhiều tàu sẽ phải neo đậu ngoài khơi chờ thủy triều lên. Trong ảnh: Tàu chờ cập cảng CMIT. Ảnh: KIM NGÂN
Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Phó Tổng Giám đốc cảng Quốc tế Cái Mép CMIT cho biết, các hãng tàu cũng đã khẳng định rằng hạn chế về độ sâu luồng hiện nay chắc chắn sẽ gây thiệt hại trực tiếp cho hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng cuối năm và trước Tết Nguyên đán vì đây là mùa xuất khẩu của cả Việt Nam và Trung Quốc. Hầu hết các tàu mẹ đều cập các cảng ở Trung Quốc để nhận hàng trước khi đến Cái Mép. Như vậy, khi vào Cái Mép tàu đã khá đầy hàng và có mớn nước rất sâu, vì hạn chế về độ sâu luồng nên sẽ không thể cập cảng Cái Mép hoặc sẽ cắt bớt sản lượng chuyên chở cho hàng xu
Về vấn đề độ sâu của luồng Vũng Tàu - Cái Mép, các DN cảng biển từng nhiều lần bày tỏ ý kiến tại các diễn đàn mong muốn Nhà nước đầu tư nạo vét luồng hàng hải Vũng Tàu - Cái Mép đạt độ sâu -15,5m để bảo đảm tiếp nhận tàu trọng tải từ 132.000- 160.000 DWT/14.000 teus. Tuy nhiên, do ngân sách khó khăn nên đến nay, luồng mới chỉ bảo đảm được độ sâu -14m (nếu được nạo vét hàng năm).
Tàu container cỡ lớn phải neo ngoài khơi, chờ thủy triều lên để vào cảng Cái Mép - Thị Vải.
CHƯA CÓ ĐIỂM ĐỔ BÙN NẠO VÉT
Theo kế hoạch năm 2017, Bộ GTVT giao cho Tổng Công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải Miền Nam thực hiện duy tu, nạo vét luồng Cái Mép-Thị Vải đạt đến độ sâu -14m với số vốn 180 tỷ đồng. Theo đó, dự kiến khối lượng nạo vét là 900.000m3 bùn. Theo Tổng Công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải Miền Nam, trước đây, khu vực quy hoạch đổ bùn thải nằm ở khu A ngoài khơi Vũng Tàu (cách Vũng Tàu hơn 6 hải lý) do UBND tỉnh quản lý và cấp phép. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 51/2014/CP và Nghị định 40/2016/CP, việc đổ bùn, cát nạo vét xuống biển (nhận chìm ở biển) thì khu vực từ 3 hải lý trở ra sẽ do Bộ TNMT quản lý. Tuy nhiên, đến đầu tháng 11, Bộ TNMT vẫn chưa phê duyệt hồ sơ nhận chìm ở biển, nên chưa xác định được vị trí đổ bùn, cát nạo vét, dẫn tới việc duy tu, nạo vét bị chậm.
Trước thực trạng trên, ông Lương Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở GTVT cho biết, nhằm kịp thời hỗ trợ DN, đặc biệt là các DN cảng biển và các dự án nạo vét luồng hàng hải phục vụ nâng cao hiệu quả khai thác cảng biển, Sở đã có văn bản gửi UBND tỉnh kiến nghị tiếp tục thỏa thuận vị trí đổ bùn, cát nạo vét theo quy định tại khu vực cũ (ở khu A, ngoài khơi Vũng Tàu). Trong khi đó, do quá sốt ruột, một số DN, cụ thể là Cảng CMIT đã gửi văn bản “cầu cứu” đến Thủ tướng Chính phủ xem xét và có chỉ đạo đến Bộ TNMT sớm cấp giấy phép nhận chìm ở biển để kế hoạch duy tu nạo vét luồng Vũng Tàu - Thị Vải độ sâu - 14m được triển khai trong quý IV/2017, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các DN. Được biết, Bộ TNMT đã tiếp nhận ý kiến và dự kiến sẽ phê duyệt vị trí nhận chìm bùn nạo vét Vũng Tàu - Cái Mép trong tháng 11 -2017.
Luồng Vũng Tàu - Thị Vải dài khoảng 50km, bắt đầu từ phao “0” đến thượng lưu cảng Gò Dầu A, trong đó, đoạn từ phao “0” đến Cái Mép sâu -14m, đoạn từ Cái Mép đến Thị Vải sâu -12m. Hiện nay, luồng Vũng Tàu - Thị Vải có thể phục vụ khoảng 36 ngàn lượt phương tiện/năm, trong đó có tàu siêu lớn (từ 100 ngàn tấn trở lên).
Bài, ảnh: TRÀ NGÂN
Nguồn : Báo Bà Rịa Vũng Tàu
Relate Threads