Trước đó, vào tháng 9 năm 2020, Bouygues Telecom đã tham gia cuộc đấu giá phổ tần dành cho 5G tại Pháp và đã dành được 70 MHz trong băng tần 3,5 GHz với giá 602 triệu euro (khoảng 712 triệu USD).
Liên quan đến kế hoạch triển khai thương mại mạng 5G của mình, Bouygues Telecom cho rằng: “Công ty sẽ triển khai dần dần mạng 5G phù hợp với lợi ích của khách hàng. Điều này sẽ được hiện thực hóa trong hai giai đoạn chính. Trong giai đoạn đầu, công ty sẽ tập trung tăng dung lượng để duy trì chất lượng dịch vụ tốt ở những khu vực đông đúc, nơi có mức độ tiêu thụ dữ liệu lớn. Trong giai đoạn thứ hai, công ty sẽ tạo ra các dịch vụ 5G mới cho mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C) và đặc biệt là cho các khách hàng trong mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)”.
Để triển khai mạng 5G của mình, Bouygues Telecom đã quyết định đồng thời lắp đặt các ăng-ten mới, sử dụng băng tần 3,5 GHz mới dành được trong cuộc đấu giá vừa qua đồng thời có lộ trình chuyển dần các băng tần đang sử dụng cho mạng 4G hiện tại sang sử dụng cho mạng 5G.
>>> Sửa tivi, sửa tivi tại nhà
“Bên cạnh đó, công ty sẽ tiếp tục tăng cường mạng lưới cả về dung lượng và vùng phủ sóng, đặc biệt là những khu vực đông dân cư. Mục tiêu đến năm 2023 sẽ lắp đặt được hơn 28.000 trạm gốc 5G”, Bouygues Telecom cho biết thêm.
Cuộc đấu giá phổ tần số trong băng tần 3,5 GHz (3,4-3,8 GHz) để cung cấp 5G tại Pháp được tổ chức vào cuối tháng 9 và kết thúc vào đầu tháng 10 vừa qua. Kết quả, 4 nhà khai thác di động của Pháp bao gồm Orange, SFR, Bouygues Telecom và Iliad đã chi số tiền 2,8 tỷ euro cho tổng số 11 khối phổ tần, mỗi khối 10 MHz.
Quy định đối với các nhà khai thác trong việc triển khai 5G cũng được Cơ quan quản lý viễn thông Pháp (Arcep) đưa ra, cụ thể mỗi nhà khai thác phải triển khai dịch vụ 5G tại ít nhất hai thành phố trước cuối năm 2020. Mỗi nhà khai thác phải triển khai 3.000 trạm gốc 5G vào năm 2022, 8.000 trạm gốc 5G vào năm 2024 và 10.500 trạm gốc 5G vào năm 2025.
Bên cạnh đó, Arcep cũng yêu cầu tất cả các trạm gốc di động phải cung cấp dịch vụ 5G sử dụng các tần số trong băng tần 3,4-3,8 GHz hoặc các băng tần khác.
Arcep nhấn mạnh rằng, họ đang đề xuất đưa ra quy định 25% các trạm gốc băng tần 3,4-3,8 GHz triển khai trong giai đoạn 2024 và 2025 phải được đặt ở các khu vực dân cư thưa thớt để thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất, ngoại trừ các khu vực đô thị lớn.
Đến năm 2022, ít nhất 75% các trạm gốc di động phải có khả năng cung cấp tốc độ ít nhất 240 Mbps tại mỗi trạm, theo quy định ban đầu của Arcep.
Các điều kiện của Arcep cũng quy định nghĩa vụ đối với nhà mạng phải triển khai 5G để phủ sóng trên các tuyến đường trên khắp nước Pháp.
Pháp là một trong năm quốc gia đông dân nhất của Liên minh châu Âu nơi 5G chưa được thương mại hóa. Trong khi đó, các nhà cung cấp dịch vụ di động ở Đức, Anh, Tây Ban Nha và Ý đã triển khai dịch vụ 5G thương mại ở một số thành phố vào năm ngoái.
Liên quan đến kế hoạch triển khai thương mại mạng 5G của mình, Bouygues Telecom cho rằng: “Công ty sẽ triển khai dần dần mạng 5G phù hợp với lợi ích của khách hàng. Điều này sẽ được hiện thực hóa trong hai giai đoạn chính. Trong giai đoạn đầu, công ty sẽ tập trung tăng dung lượng để duy trì chất lượng dịch vụ tốt ở những khu vực đông đúc, nơi có mức độ tiêu thụ dữ liệu lớn. Trong giai đoạn thứ hai, công ty sẽ tạo ra các dịch vụ 5G mới cho mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C) và đặc biệt là cho các khách hàng trong mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)”.
Để triển khai mạng 5G của mình, Bouygues Telecom đã quyết định đồng thời lắp đặt các ăng-ten mới, sử dụng băng tần 3,5 GHz mới dành được trong cuộc đấu giá vừa qua đồng thời có lộ trình chuyển dần các băng tần đang sử dụng cho mạng 4G hiện tại sang sử dụng cho mạng 5G.
>>> Sửa tivi, sửa tivi tại nhà
“Bên cạnh đó, công ty sẽ tiếp tục tăng cường mạng lưới cả về dung lượng và vùng phủ sóng, đặc biệt là những khu vực đông dân cư. Mục tiêu đến năm 2023 sẽ lắp đặt được hơn 28.000 trạm gốc 5G”, Bouygues Telecom cho biết thêm.
Cuộc đấu giá phổ tần số trong băng tần 3,5 GHz (3,4-3,8 GHz) để cung cấp 5G tại Pháp được tổ chức vào cuối tháng 9 và kết thúc vào đầu tháng 10 vừa qua. Kết quả, 4 nhà khai thác di động của Pháp bao gồm Orange, SFR, Bouygues Telecom và Iliad đã chi số tiền 2,8 tỷ euro cho tổng số 11 khối phổ tần, mỗi khối 10 MHz.
Quy định đối với các nhà khai thác trong việc triển khai 5G cũng được Cơ quan quản lý viễn thông Pháp (Arcep) đưa ra, cụ thể mỗi nhà khai thác phải triển khai dịch vụ 5G tại ít nhất hai thành phố trước cuối năm 2020. Mỗi nhà khai thác phải triển khai 3.000 trạm gốc 5G vào năm 2022, 8.000 trạm gốc 5G vào năm 2024 và 10.500 trạm gốc 5G vào năm 2025.
Bên cạnh đó, Arcep cũng yêu cầu tất cả các trạm gốc di động phải cung cấp dịch vụ 5G sử dụng các tần số trong băng tần 3,4-3,8 GHz hoặc các băng tần khác.
Arcep nhấn mạnh rằng, họ đang đề xuất đưa ra quy định 25% các trạm gốc băng tần 3,4-3,8 GHz triển khai trong giai đoạn 2024 và 2025 phải được đặt ở các khu vực dân cư thưa thớt để thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất, ngoại trừ các khu vực đô thị lớn.
Đến năm 2022, ít nhất 75% các trạm gốc di động phải có khả năng cung cấp tốc độ ít nhất 240 Mbps tại mỗi trạm, theo quy định ban đầu của Arcep.
Các điều kiện của Arcep cũng quy định nghĩa vụ đối với nhà mạng phải triển khai 5G để phủ sóng trên các tuyến đường trên khắp nước Pháp.
Pháp là một trong năm quốc gia đông dân nhất của Liên minh châu Âu nơi 5G chưa được thương mại hóa. Trong khi đó, các nhà cung cấp dịch vụ di động ở Đức, Anh, Tây Ban Nha và Ý đã triển khai dịch vụ 5G thương mại ở một số thành phố vào năm ngoái.
Relate Threads