Sửa tivi |ATM thu mua lông ngang, lông vịt các thứ

quybtb

Tiểu thương tích cực
Tham gia
28 Tháng chín 2020
Bài viết
224
Điểm tương tác
0
Những chiếc máy bán điện thoại hay máy thu đổi điện thoại cũ, ứng dụng thua mua ve chai là các giải pháp phù hợp với xu hướng chuyển đổi số và “sống xanh” hiện nay.

Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo, cô Ngân lên TPHCM sinh sống bằng nghề nhặt ve chai. Cô cùng trọ với 3 người đồng hương khác, họ phân chia khu vực thu gom theo từng quận thể thu gom lông gà lông vịt dép hỏng, có người còn phải đến những điểm xa hơn, dù vậy thu nhập cũng chẳng nhỉnh hơn là mấy.

Theo cô kể, có những ngày mưa gió, mấy chị em đạp xe đi rao khản cả cổ cũng không mua bán được gì. “Biết vậy, nhưng không đi thì lấy gì mà nuôi con”, giọng nói của người phụ nữ khắc khổ càng lúc càng chậm nhưng những giọt nước mắt trên gò má gầy gò mỗi lúc lại một nhanh hơn.

Đó gần như là hoàn cảnh chung của những người thu mua đồng nát phế liệu như cô, nguồn sống phụ thuộc tất cả vào sự may mắn, ngày nào mua bán được nhiều cũng có chút dằn túi, đứa lớn sẽ không phải thức khuya làm thêm, còn 2 đứa bé sẽ không phải lo bữa no, bữa đói. Nhưng với cô Ngân, ốm đau bệnh tật là thứ cô không dám nghĩ tới…

Xuất phát từ mong muốn giúp kết nối những người thu mua phế liệu để họ có cơ hội tăng thêm thu nhập, còn người bán có thể chủ động thời gian, ứng dụng VECA của hai bạn trẻ Đỗ Trang và Bùi Bảo đã ra đời sau hơn 1 năm thai nghén.
>>> Sửa tivi, sửa tivi tại nhà
Ý tưởng từ những chiếc máy bán điện thoại tự động 24/7 ở Hàn Quốc

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lượng các cửa hàng điện thoại di động tại Hàn Quốc đã giảm mạnh. Điều này tác động trực tiếp đến khả năng sinh tồn của các nhà sản xuất smartphone vốn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế.

Một trong những cách tháo gỡ khó khăn là các cửa hàng truyền thống đã được tổ hợp thành hệ thống ATM bán hàng tự động tại cửa hàng trí tuệ nhân tạo 24/7. Với máy bán hàng điện thoại di động tự động vừa được triển khai tại Seoul, người mua có thể tự kiểm tra mẫu máy, chọn màu, dung lượng, thời gian trả góp và các gói cước hàng tháng.

Kết quả lựa chọn cuối cùng sẽ được hiển thị trên giao diện của máy bán hàng. Người dùng chỉ cần nhấn nút và lấy chiếc điện thoại đã mua sau khi tất toán thẻ. Toàn bộ quá trình này chỉ mất vài phút. Không chỉ có mặt trong hệ thống cửa hàng trí tuệ nhân tạo 24/7, nhiều máy bán điện thoại tự động cũng được lên kế hoạch triển khai tại các điểm trên đường phố, giúp giải quyết nhu cầu mua sắm của người dân mà không cần tiếp xúc trực tiếp trong mùa dịch.

Số lượng cửa hàng điện thoại di động ở Hàn Quốc đã giảm từ hơn 20.000 ở thời kỳ hoàng kim vào năm 2014 xuống còn khoảng 12.000, số lượng nhân viên giảm hơn một nửa. Để đảo ngược sự suy giảm của các cửa hàng thực, ba nhà khai thác viễn thông lớn của Hàn Quốc đã đi đầu trong việc triển khai các cửa hàng thông minh phục vụ 24h hàng ngày này.

Tất nhiên, bán ra các mặt hàng, sản phẩm là mục đích của các nhà sản xuất và kinh doanh. Nhưng những giải pháp mà các nhà phát triển Hàn Quốc đưa ra không chỉ dừng lại ở các máy bán hàng tự động. Trước đó, chiếc máy thu mua điện thoại cũ có tên gọi Mintit ATMS do Kumkang Systems, hợp tác với SK Networks phát triển đã nhanh chóng tạo nên một cơn sốt thực sự tại Hàn Quốc.

Đến ATM thu mua điện thoại đã qua sử dụng

Là một thương hiệu tái chế các thiết bị ICT, Mintit đã phát triển thành công máy mua lại điện thoại cũ sử dụng công nghệ AI và nhận được phản ứng tích cực của người dùng. Trung bình mỗi tháng có hơn 10.000 điện thoại thông minh đã qua sử dụng được thu gom kể từ khi đưa máy ATMS vào các siêu thị hồi tháng 8 năm ngoái.
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên