Sự phát triển Thiết kế nội thất tân cổ điển bạn nên biết

phongthuy9189

Tiểu thương mới
Tham gia
24 Tháng tám 2018
Bài viết
56
Điểm tương tác
0
Thiết kế nội thất tân cổ điển là gì? Nguồn gốc và sự phát triển Thiết kế nội thất tân cổ điển là gì?
Nói đến thiết kế tân cổ điển là ta nghĩ ngay đến một trào lưu, một phong trào nghệ thuật tân cổ điển nổi tiếng thế giới – một phong trào hướng tới sự giản dị và cân đối trong từng đường nét thiết kế nhưng đảm bảo sự sang trọng, lịch lãm. Nó hoàn toàn đối ngược với phong cách nghệ thuật Rocco thời bấy giờ – một phong cách đặt nặng yếu tố trang trí các đường nét cầu kì, tỉ mỉ,… Song song với phong trào nghệ thuật tân cổ điển có một xu hướng thiết kế có tên gọi là Neo Classical Interior đã phát triển mạnh mẽ và thống trị toàn Châu Âu suốt 2 thế kỉ 18 – 19 và sức ảnh hưởng của nó còn vang đến tận ngày này. Người ta gọi đó với cái tên cũng rất đơn giản và dễ nhớ là thiết kế tân cổ điển.

162484.XXBQR5d9321279ccb4.jpg

Hình ảnh phòng khách thiết kế theo phong cách tân cổ điển

Thiết kế nội thất tân cổ điển là một thiết kế thường nhấn mạnh vào những bức tường, các đường phào, chỉ, những đường cong hoàn hảo trên các món đồ nội thất. Phong cách tân cổ điển được lấy cảm hứng từ nghệ thuật cổ điển kết hợp với những đường nét phóng khoáng trong phong cách hiện đại. Tạo nên vẻ đẹp tinh tếm không cầu kỳ, rườm rà phô trương như trong thiết kế đậm chất cổ điển mà chủ yếu nhấn vào những đường nét khỏe khoắn, dứt khoát trên tường hoặc trên các đồ nội thất.

Có thể bạn quan tâm : đồ trang trí phòng khách đẹp

Sự phát triển của kiến trúc tân cổ điển tại Việt Nam

Thông quan những thiết kế nổi tiếng ở nhiều nơi trên thế giới thuộc phong cách nghệ thuật tân cổ điển như tòa nhà chính phủ; thánh địa hồi giáo Stourhead House tại Palladian, biệt thự Woburn Abbey – biểu tượng của kiến trúc Anh, bảo tàng Altes tại Berlin – Đức, nhà hát Red Army tại Moscow – Nga, các biệt thự lớn cho các nhân vật nổi tiếng,… ta có thể thấy sự phát triển của nghệ thuật tân cổ điển mạnh mẽ đến cỡ nào?

Và Việt Nam cũng đã nhanh chóng tiếp thu, thừa hưởng thành quả của sự phát triển ấy kết hợp một chút sáng tạo riêng để phù hợp với đặc điểm và xu hướng thiết kế của nước ta. Chỉ trong một thời gian ngắn phong cách ấy đã chiếm trọn trái tim bao người. Phong cách ấy ban đầu được ứng dụng chủ yếu trong các thiết kế biệt thự cao cấp nhưng dần dần được biến tấu phù hợp cho nhiều không gian thiết kế nội thất hơn.

Một số loại hình thiết kế nội thất tân cổ điển
Tuy cùng là một xu hướng nhưng tân cổ điển cũng được chia thành nhiều nhánh với những đặc điểm riêng biệt như phong cách Pháp, Ý, Trung Đông, Trung Quốc, Ấn Độ… Dưới đây là một số loại hình thiết kế nội thất tân cổ điển phổ biến nhất ở Việt Nam:

  • Thiết kế nội thất tân cổ điển Pháp

  • Thiết kế nội thất tân cổ điển châu Âu

  • Thiết kế nội thất tân cổ điển cho biệt thự
  • Thiết kế nội thất tân cổ điển cho chung cư

  • Thiết kế nội thất tân cổ điển cho nhà phố

  • Thiết kế nội thất tân cổ điển cho khách sạn

Đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển
Thứ nhất: Phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển thường đơn giản nhưng tinh tế; không rườm rà, cầu kỳ nhưng vẫn toát lên vẻ sang trọng, đẳng cấp. Điểm nhấn trong phong cách này là thường tập trung ở những mặt phẳng của trần, tường và những đường cong, sự bố trí hoàn hảo của các đồ nội thất trong không gian phòng.

Thứ hai: Trong thiết kế nội thất tân cổ điển ta dễ dàng nhận thấy cách ngăn chia không gian bởi các chi tiết phào chỉ đẹp mắt trên mặt phẳng của trần.

Thứ ba: Thiết kế nội thất theo phong cách tân cổ điển để cao việc phân chia các ô, các mảng tưởng theo “tỷ lệ vàng” – đây được coi là “chìa khóa vàng” cho sự thành công về nghệ thuật thiết kế. Chính sự phân chia hoàn hảo này mang tới cái nhìn tinh tế, hài hòa cho tổng thể không gian căn phòng.

Thứ tư: Các ý tưởng thiết kế nội thất theo phong cách tân cổ điển thường xuất phát từ sự tối giản trong trang trí nội thất và cách bố trí, kết nối các đồ nội thất tạo sự liền mạch thống nhất tuyệt đẹp.

Đọc thêm : quà tặng đám cưới , quà tặng tân gia ý nghĩa
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên