boy_hantinh
Tiểu thương mới
- Tham gia
- 28 Tháng tám 2012
- Bài viết
- 48
- Điểm tương tác
- 0
Có một chàng trai hỏi người bạn già thông thái của mình rằng: nếu ông phải chịu trách nhiệm cho số phận của những người thân, lỡ ông làm sai chuyện gì đó ông có dám chịu trách nhiệm với họ không? Người bạn già nhìn anh và nói: ta sẽ chịu trách nhiệm đến cùng về những việc ta đã làm và ta tin rằng những người thân của ta họ hiểu ta đã cố gắng hết sức mình.
Nhiều người trong chúng ta thường có tâm lý sợ chịu trách nhiệm về những việc mình đã gây ra. Chúng ta sợ bị người khác lên án, sợ đánh mất hình ảnh lung linh tỏa sáng của mình trước đó. Cố gắng dầu diếm hết mọi chuyện, cố gắng bịt mọi đầu mối để người khác không biết những gì ta đã làm – Liệu bạn có thoái thác trách nhiệm mãi?
Tại sao chúng ta thường có thói quen đùn đẩy trách nhiệm cho người khác thậm chí có lúc còn gạt bỏ trách nhiệm của mình để người khác phải gánh lấy những chỉ trích nặng nề, những bản án không thuộc về họ. Có lúc vị sự ích kỷ, vì sự sợ hãi mà chúng ta đã làm những việc vô cùng xấu xa, vô cùng độc ác chỉ để đẩy ai đó phải lãnh nhận trách nhiệm do chính mình gây nên. Nhiều người không biết vì sao họ phải gánh lấy những tội trạng, những trách nhiệm từ trên trời rơi xuống – còn người phải chịu trách nhiệm thực sự vẫn nghiễm nhiên nhìn mọi thứ đi qua một cách an toàn.
Bạn có bao giờ nghĩ rằng nếu mình cũng bị vu cáo và hãm hại như thế liệu mình sẽ làm gì không? Chắc chắn đó là không ngừng tìm ra sự thật để chứng minh mình vô tội. Người khác họ cũng sẽ làm như vậy và như thế bạn lại phải một lẫn nữa tìm hết cách này đến cách khác đùn đầy trách nhiệm lên họ. Chính sự ích kỷ quá lớn trong con người đã làm chi chúng ta trở nên mù quáng. Nhiều người không lường trước được hậu quả sẽ diễn ra như thế nào với việc họ đẩy trách nhiệm lên vai người khác. Gia đình họ, con cái họ sẽ ai lo lắng cho những người đó? Họ sẽ làm gì trong những ngày tháng tiếp theo. Thế đấy, sự vô trách nhiệm và đùn đẩy cho người khác không chị hại bản thân người kia mà còn hại cả gia đình của người đó.
Từ nhỏ chúng ta được cha mẹ dạy cho thói quen chịu trách nhiệm cho những việc mình làm. Chẳng hẳn có lần bạn đã bị bố mắng và bắt quỳ suốt cả tiếng đồng hồ vì làm hư cái gì đó rồi phải không? Tệ hơn, khi chúng ta đi học, vì lười, vì ham chơi mà bỏ bê học hành khiến cho bố mẹ được diện kiến thầy cô giáo. Lúc bị cha mẹ la lắng điều đầu tiên bạn làm là gì?
Đổ lỗi cho bài tập khó, kiến thức không dễ gì nuốt được rồi thì con đã cố gắng nhưng sức người có hạn… Rất nhiều những lí do được đưa ra để chối bỏ trách nhiệm của mình. Đó chính là những bước đầu tiên biến chúng ta thành những người vô trách nhiệm, thích sự hào nhoáng mà muốn che lấp tất cả khuyết điểm. Bởi vì muốn hoàn hảo hơn, muốn thành công hơn, thăng tiến nhanh hơn mà chúng ta chẳng ngần ngại che đậy những thói xấu của mình, đổ lỗi cho những người khác và hoàn cảnh xung quanh. Chắn chắn, không ít người trong số chúng ta khi người khác hỏi: Tại sao bạn lại làm như vậy? thường sẽ lảng tránh câu trả lời hay lảng qua một hướng khác.
Ngay từ lúc còn rất nhỏ, mỗi khi va vào ghế hay đập đầu vào tường khiến mình bị té ngã, không nên dỗ ngọt các bé bằng cách đổ lỗi cho bạn ghé hay tường nhà mà hãy chỉ cho bé thấy trách nhiệm của mình. Bởi lẽ, vốn dĩ bàn ghé và tường nhà đã được cố định sẵn tại một vị trí, còn trách nhiệm của bé là phải đi sao cho không đụng vào chúng. Đừng bao giờ dạy dỗ những đứa trẻ đổ lỗi cho người khác mà hãy dạy chúng nhận trách nhiệm cho những việc chúng làm, chúng gây nên. Có như vậy trong tương lai chúng mới trở thành người sống có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình và người khác.
Đừng bao giờ để cuộc đời của mình bị khinh thường và coi rẻ bởi những việc chúng ta làm, hãy để cuộc đời của mình trở nên thật trọn vẹn và đẹp đẽ bởi những gì bạn đã làm cho mình và cho người khác. Khi biết sống có trách nhiệm bạn sẽ không đùn đẩy tội lỗi sang cho người khác, bạn cũng sẽ không làm cho những gia đình tan nát vì thói trốn chạy trách nhiệm của mình, bạn sẽ biết cách điều chỉnh mọi việc sao cho thật tốt và dám hứng chịu mọi hậu quả do những việc mình gây ra.
Bạn có biết rằng, một người sống có trách nhiệm với chính mình và những người xung quanh luôn được người khác kính trọng và tin tưởng. Họ không sợ bị đam lén sau lưng, không sợ những tai vạ trên trời rơi xuống, không sợ sẽ trở thành vật hi sinh của người khác. Như vậy, bạn sẽ đạt được rất nhiều thứ, những thứ mà danh vọng, vị thế không đưa lại cho bạn được. Sự tôn trọng và tin tưởng của những người xung quanh – đó là món quà ngọt ngào dành cho những ai thực sự sống có trách nhiệm.
Nguồn: Bạn có dám chịu trách nhiệm?
Có hai từ trong cuộc sống khiến nhiều người sợ hãi lảng tránh, đó chính là Trách Nhiệm. Trách nhiệm với cuộc sống của mình, với những người thân bạn bè và trong cả những mối quan hệ. Trong cuộc sống, nếu thiếu đi hai chữ TRÁCH NHIỆM thì rất nhiều việc sai lầm cứ nối tiếp diễn ra mà không cần biết người khác sẽ tổn thương như thế nào.
Có một câu nói rất hay : dù nấu ăn hay trong tình yêu bạn cũng cần dùng đến 100% trách nhiệm. Không chỉ là nấu ăn hay tình yêu mà trong cả cuộc sống thường nhật cũng cần đến 100% trách nhiệm. Nếu không bạn sẽ không bao giờ được người khác yêu mến. Bởi vì khi “ bỏ của chạy lấy người” bạn không còn đáng để người khác tôn trọng nữa.
Với chính mình
Hãy sống có trách nhiệm với chính mình, với cuộc đời của chính bạn đừng bao giờ để những người xung quanh bạn phải ghét bỏ bạn bởi lối sống buông thả, vô trách nhiệm của mình. Khi có ý thức phải chịu trách nhiệm về cuộc sống của bản thân bạn sẽ mạnh mẽ hon, chín chắn hơn cũng như kiên cường hơn trong cuộc sống. Khi biết rằng có rất nhiều giây phút trong cuộc đời, chúng ta không thể bấu vứu vào ai ngoại trừ bản thân chúng ta… bạn sẽ có trách nhiệm hơn với chính mình.
Với những người xung quanh
Khi yêu thương một ai đó bạn hãy có trách nhiệm với mối quan hệ đó, dù hai người là bạn, là người yêu hay người thân thì bạn cũng cần có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ mối quan hệ của hai người. Đừng bao giờ tự tay phá bỏ những mối quan hệ tốt đẹp chỉ vì sự thiếu trách nhiệm của bản thân.
Đừng bao giờ cho mình cái quyền được “ vùi dập” người khác bạn nhé, dù đặt vào đó bao nhiêu tâm huyết, tình cảm thì bạn hãy nhớ đặt 100% trách nhiệm vào trong đó. Dù có chuyện gì xẩy ra bạn cũng sẽ không buông tay người bạn của mình, không bỏ mặc họ với đau khổ và thất bại nặng nề. Bạn sẽ giúp đỡ họ và vực họ dậy khỏi thung lũng khổ đau nhé. Hãy sống có trách nhiệm với những người xung quanh bạn.
Với những việc mình làm
Dù làm gì thì bạn cũng đừng làm qua loa nhé, đừng làm chỉ để đã làm mà hãy làm thật tốt những gì người khác giao cho bạn. Với những việc bạn làm cũng vậy đã làm hãy làm thật tốt: đừng nghĩ mình phải bỏ ra quá nhiều mồ hôi công sức mà hãy nhớ rằng những gì mình bỏ ra chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng.
Khi bạn làm công việc của mình với tinh thần trách nhiệm cao bạn sẽ khiến cho những người xung quanh cũng làm được như thế. Bạn đừng quên rằng, bất cứ công việc gì cũng cần phải có trách nhiệm mới làm tốt được. Hãy thử nghĩ, một tập thể mà ai cũng thiếu trách nhiệm với công việc thì công việc sẽ ra sao, tập thể đó sẽ ra sao?
Với những gì mình nói
Lời nói có sức mạnh cực kỳ to lớn, nó giống như một mũi dao vô hình đâm thẳng vào tâm hồn con người và nằm mãi trong đó. Luôn luôn khiến người khác cảm thấy nhức nhối về những lời nói của một ai đó, vình viễn không thể quên được. Vậy nên nếu khi nói chuyện với một người nào đó, bạn không chú ý về ý nghĩa của những lời mình nói chắc chắn sẽ có ngày bạn phải ân hận. Người xưa nói “ uốn lưỡi bảy lần rồi hãy nói”, đó là khuyên chúng ta nên cân nhắc lựa chọn từ ngữ cho phù hợp để không làm tổn thương lẫn nhau.
Nếu bạn không tự chịu trách nhiệm cho những lời mình nói, thích gì nói nấy thì những người xung quanh sẽ chẳng bao giờ xem trọng lời nói của bạn đâu. Vậy nên, trước khi nói cho “ thỏa miệng” bạn hãy học cách chịu trách nhiệm lời nói của mình, những gì bạn nói ra hãy ghi nhớ chúng để tự vấn lại chính mình khi cần thiết, bạn nhé.
Trách nhiệm là từ nặng nề nhất mà con người chúng ta ai cũng phải gánh vác trên người. Nếu không gánh lấy trách nhiệm thì bạn và những người thân của bạn sẽ không bao giờ có được hạnh phúc. Chúng ta kết nối với nhau bằng những mối quan hệ và thứ ràng buộc lân nhau đó chính là trách nhiệm. Trước khi chối bỏ trách nhiệm của mình, bạn hãy tự hỏi bản thân làm như thế bạn có ân hận và day dứt không bạn nhé
Nguồn: Sống có trách nhiệm
Nhiều người trong chúng ta thường có tâm lý sợ chịu trách nhiệm về những việc mình đã gây ra. Chúng ta sợ bị người khác lên án, sợ đánh mất hình ảnh lung linh tỏa sáng của mình trước đó. Cố gắng dầu diếm hết mọi chuyện, cố gắng bịt mọi đầu mối để người khác không biết những gì ta đã làm – Liệu bạn có thoái thác trách nhiệm mãi?
Tại sao chúng ta thường có thói quen đùn đẩy trách nhiệm cho người khác thậm chí có lúc còn gạt bỏ trách nhiệm của mình để người khác phải gánh lấy những chỉ trích nặng nề, những bản án không thuộc về họ. Có lúc vị sự ích kỷ, vì sự sợ hãi mà chúng ta đã làm những việc vô cùng xấu xa, vô cùng độc ác chỉ để đẩy ai đó phải lãnh nhận trách nhiệm do chính mình gây nên. Nhiều người không biết vì sao họ phải gánh lấy những tội trạng, những trách nhiệm từ trên trời rơi xuống – còn người phải chịu trách nhiệm thực sự vẫn nghiễm nhiên nhìn mọi thứ đi qua một cách an toàn.
Bạn có bao giờ nghĩ rằng nếu mình cũng bị vu cáo và hãm hại như thế liệu mình sẽ làm gì không? Chắc chắn đó là không ngừng tìm ra sự thật để chứng minh mình vô tội. Người khác họ cũng sẽ làm như vậy và như thế bạn lại phải một lẫn nữa tìm hết cách này đến cách khác đùn đầy trách nhiệm lên họ. Chính sự ích kỷ quá lớn trong con người đã làm chi chúng ta trở nên mù quáng. Nhiều người không lường trước được hậu quả sẽ diễn ra như thế nào với việc họ đẩy trách nhiệm lên vai người khác. Gia đình họ, con cái họ sẽ ai lo lắng cho những người đó? Họ sẽ làm gì trong những ngày tháng tiếp theo. Thế đấy, sự vô trách nhiệm và đùn đẩy cho người khác không chị hại bản thân người kia mà còn hại cả gia đình của người đó.
Từ nhỏ chúng ta được cha mẹ dạy cho thói quen chịu trách nhiệm cho những việc mình làm. Chẳng hẳn có lần bạn đã bị bố mắng và bắt quỳ suốt cả tiếng đồng hồ vì làm hư cái gì đó rồi phải không? Tệ hơn, khi chúng ta đi học, vì lười, vì ham chơi mà bỏ bê học hành khiến cho bố mẹ được diện kiến thầy cô giáo. Lúc bị cha mẹ la lắng điều đầu tiên bạn làm là gì?
Đổ lỗi cho bài tập khó, kiến thức không dễ gì nuốt được rồi thì con đã cố gắng nhưng sức người có hạn… Rất nhiều những lí do được đưa ra để chối bỏ trách nhiệm của mình. Đó chính là những bước đầu tiên biến chúng ta thành những người vô trách nhiệm, thích sự hào nhoáng mà muốn che lấp tất cả khuyết điểm. Bởi vì muốn hoàn hảo hơn, muốn thành công hơn, thăng tiến nhanh hơn mà chúng ta chẳng ngần ngại che đậy những thói xấu của mình, đổ lỗi cho những người khác và hoàn cảnh xung quanh. Chắn chắn, không ít người trong số chúng ta khi người khác hỏi: Tại sao bạn lại làm như vậy? thường sẽ lảng tránh câu trả lời hay lảng qua một hướng khác.
Ngay từ lúc còn rất nhỏ, mỗi khi va vào ghế hay đập đầu vào tường khiến mình bị té ngã, không nên dỗ ngọt các bé bằng cách đổ lỗi cho bạn ghé hay tường nhà mà hãy chỉ cho bé thấy trách nhiệm của mình. Bởi lẽ, vốn dĩ bàn ghé và tường nhà đã được cố định sẵn tại một vị trí, còn trách nhiệm của bé là phải đi sao cho không đụng vào chúng. Đừng bao giờ dạy dỗ những đứa trẻ đổ lỗi cho người khác mà hãy dạy chúng nhận trách nhiệm cho những việc chúng làm, chúng gây nên. Có như vậy trong tương lai chúng mới trở thành người sống có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình và người khác.
Đừng bao giờ để cuộc đời của mình bị khinh thường và coi rẻ bởi những việc chúng ta làm, hãy để cuộc đời của mình trở nên thật trọn vẹn và đẹp đẽ bởi những gì bạn đã làm cho mình và cho người khác. Khi biết sống có trách nhiệm bạn sẽ không đùn đẩy tội lỗi sang cho người khác, bạn cũng sẽ không làm cho những gia đình tan nát vì thói trốn chạy trách nhiệm của mình, bạn sẽ biết cách điều chỉnh mọi việc sao cho thật tốt và dám hứng chịu mọi hậu quả do những việc mình gây ra.
Bạn có biết rằng, một người sống có trách nhiệm với chính mình và những người xung quanh luôn được người khác kính trọng và tin tưởng. Họ không sợ bị đam lén sau lưng, không sợ những tai vạ trên trời rơi xuống, không sợ sẽ trở thành vật hi sinh của người khác. Như vậy, bạn sẽ đạt được rất nhiều thứ, những thứ mà danh vọng, vị thế không đưa lại cho bạn được. Sự tôn trọng và tin tưởng của những người xung quanh – đó là món quà ngọt ngào dành cho những ai thực sự sống có trách nhiệm.
Nguồn: Bạn có dám chịu trách nhiệm?
Có hai từ trong cuộc sống khiến nhiều người sợ hãi lảng tránh, đó chính là Trách Nhiệm. Trách nhiệm với cuộc sống của mình, với những người thân bạn bè và trong cả những mối quan hệ. Trong cuộc sống, nếu thiếu đi hai chữ TRÁCH NHIỆM thì rất nhiều việc sai lầm cứ nối tiếp diễn ra mà không cần biết người khác sẽ tổn thương như thế nào.
Có một câu nói rất hay : dù nấu ăn hay trong tình yêu bạn cũng cần dùng đến 100% trách nhiệm. Không chỉ là nấu ăn hay tình yêu mà trong cả cuộc sống thường nhật cũng cần đến 100% trách nhiệm. Nếu không bạn sẽ không bao giờ được người khác yêu mến. Bởi vì khi “ bỏ của chạy lấy người” bạn không còn đáng để người khác tôn trọng nữa.
Với chính mình
Hãy sống có trách nhiệm với chính mình, với cuộc đời của chính bạn đừng bao giờ để những người xung quanh bạn phải ghét bỏ bạn bởi lối sống buông thả, vô trách nhiệm của mình. Khi có ý thức phải chịu trách nhiệm về cuộc sống của bản thân bạn sẽ mạnh mẽ hon, chín chắn hơn cũng như kiên cường hơn trong cuộc sống. Khi biết rằng có rất nhiều giây phút trong cuộc đời, chúng ta không thể bấu vứu vào ai ngoại trừ bản thân chúng ta… bạn sẽ có trách nhiệm hơn với chính mình.
Với những người xung quanh
Khi yêu thương một ai đó bạn hãy có trách nhiệm với mối quan hệ đó, dù hai người là bạn, là người yêu hay người thân thì bạn cũng cần có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ mối quan hệ của hai người. Đừng bao giờ tự tay phá bỏ những mối quan hệ tốt đẹp chỉ vì sự thiếu trách nhiệm của bản thân.
Đừng bao giờ cho mình cái quyền được “ vùi dập” người khác bạn nhé, dù đặt vào đó bao nhiêu tâm huyết, tình cảm thì bạn hãy nhớ đặt 100% trách nhiệm vào trong đó. Dù có chuyện gì xẩy ra bạn cũng sẽ không buông tay người bạn của mình, không bỏ mặc họ với đau khổ và thất bại nặng nề. Bạn sẽ giúp đỡ họ và vực họ dậy khỏi thung lũng khổ đau nhé. Hãy sống có trách nhiệm với những người xung quanh bạn.
Với những việc mình làm
Dù làm gì thì bạn cũng đừng làm qua loa nhé, đừng làm chỉ để đã làm mà hãy làm thật tốt những gì người khác giao cho bạn. Với những việc bạn làm cũng vậy đã làm hãy làm thật tốt: đừng nghĩ mình phải bỏ ra quá nhiều mồ hôi công sức mà hãy nhớ rằng những gì mình bỏ ra chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng.
Khi bạn làm công việc của mình với tinh thần trách nhiệm cao bạn sẽ khiến cho những người xung quanh cũng làm được như thế. Bạn đừng quên rằng, bất cứ công việc gì cũng cần phải có trách nhiệm mới làm tốt được. Hãy thử nghĩ, một tập thể mà ai cũng thiếu trách nhiệm với công việc thì công việc sẽ ra sao, tập thể đó sẽ ra sao?
Với những gì mình nói
Lời nói có sức mạnh cực kỳ to lớn, nó giống như một mũi dao vô hình đâm thẳng vào tâm hồn con người và nằm mãi trong đó. Luôn luôn khiến người khác cảm thấy nhức nhối về những lời nói của một ai đó, vình viễn không thể quên được. Vậy nên nếu khi nói chuyện với một người nào đó, bạn không chú ý về ý nghĩa của những lời mình nói chắc chắn sẽ có ngày bạn phải ân hận. Người xưa nói “ uốn lưỡi bảy lần rồi hãy nói”, đó là khuyên chúng ta nên cân nhắc lựa chọn từ ngữ cho phù hợp để không làm tổn thương lẫn nhau.
Nếu bạn không tự chịu trách nhiệm cho những lời mình nói, thích gì nói nấy thì những người xung quanh sẽ chẳng bao giờ xem trọng lời nói của bạn đâu. Vậy nên, trước khi nói cho “ thỏa miệng” bạn hãy học cách chịu trách nhiệm lời nói của mình, những gì bạn nói ra hãy ghi nhớ chúng để tự vấn lại chính mình khi cần thiết, bạn nhé.
Trách nhiệm là từ nặng nề nhất mà con người chúng ta ai cũng phải gánh vác trên người. Nếu không gánh lấy trách nhiệm thì bạn và những người thân của bạn sẽ không bao giờ có được hạnh phúc. Chúng ta kết nối với nhau bằng những mối quan hệ và thứ ràng buộc lân nhau đó chính là trách nhiệm. Trước khi chối bỏ trách nhiệm của mình, bạn hãy tự hỏi bản thân làm như thế bạn có ân hận và day dứt không bạn nhé
Nguồn: Sống có trách nhiệm
Relate Threads