thu trang972

Tiểu thương mới
Tham gia
20 Tháng ba 2021
Bài viết
47
Điểm tương tác
0
Quản trị website là gì? Nhiệm vụ và trách nhiệm của Webmaster?
Website không chỉ là công cụ hỗ trợ hoạt động làm marketing hiệu quả mà còn thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp đối với đông đảo khách hàng và đối tác trên thị trường. Sở hữu một website có giao diện đẹp, thiết kế khoa học, chuyên nghiệp là yếu tố cần nhưng chưa đủ mà bạn còn cần phải hiểu được tầm quan trọng của việc quản trị web và biết cách quản trị trang web sao cho có thể mang lại giá trị lợi ích kinh tế tối ưu nhất.

Quản trị website là gì?
Quản trị website là tập hợp nhiều việc được thực hiện sau khi xây dựng website như viết nội dung cho website, xử lý các nội dung, hình ảnh phù hợp cũng như việc thực hiện tối ưu trải nghiệm người dùng. Người quản trị website (webmaster) thường được biết đến là người thành thạo mã HTML, là người trực tiếp quản lý tất cả các thành phần của trang web. Dựa trên loại trang web họ quản lý, các webmaster thường thành thạo các ngôn ngữ lập trình khác nhau như Javascript, PHP,… Họ cũng thường biết cách thiết lập máy chủ web giống như quản trị viên của máy chủ.

quan-tri-web-la-gi.jpg


Tại sao chúng ta cần quản trị website?
– Website có một lộ trình xây dựng cũng như phát triển. Vì thế, website phải được chăm sóc bằng các cách khác nhau như cập nhật nội dung, sửa lỗi và bảo trị web.

– Website chính là bộ mặt của doanh nghiệp hay cá nhân trên thế giới internet hiện nay. Vì thế, website phải luôn được chăm sóc để gần gũi hơn với người dùng, giúp người dùng tiếp cận doanh nghiệp dễ dàng hơn.

– Công việc quan trọng của dịch vụ quản trị website luôn là cập nhật nội dung, và đó là một phần của quản trị website. Trải nghiệm người dùng cũng như khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với người dùng phụ thuộc nhiều vào nội dung website cung cấp cho họ.

cong-viec-quan-tri-website.jpg


Công việc quản trị website bao gồm những gì?
Sẽ có rất nhiều công việc để quản trị website, phát triển website bền vững, nên một quy trình quản trị nên bao gồm: bắt đầu đăng nhập trang quản trị website hàng ngày và tiến hành
– Tạo nội dung, chỉnh sửa nội dung phù hợp: Website khi được xây dựng, nội dung có sẵn chỉ mang tính demo cho sản phẩm, chính vì thế khiến nội dung không gắn kết đúng với dữ liệu của doanh nghiệp hoặc nội dung mà cá nhân muốn truyền tải cho người dùng, khách hàng cảu mình. Chính vì thế, người quản trị website sau khi tiếp nhận phải là người tạo nội dung hay chỉnh sửa những nội dung sẵn có cho phù hợp với website.
– Thường xuyên cập nhật nội dung: Bạn muốn khách hàng tương tác với website, hiểu hơn về doanh nghiệp hay cập nhật những thông tin hữu ích cho họ. Thì cập nhật nội dung cho website chính là “dấu ấn” để hấp dẫn người xem, khách hàng. Cùng những công dụng trên, cập nhật nội dung thường xuyên cũng giúp cho các công cụ tìm **** đánh giá cao hơn website của bạn.
– Kiểm tra tình trạng và sửa lỗi phát sinh: Thế giới internet thay đổi liên tục, chính vì thế website cũng trở nên thường xuyên dính lỗi, do code web, do dữ liệu hay do thay đổi của môi trường internet. Những lỗi phổ biến mà người dùng hay gặp như lỗi hình ảnh, đường dẫn bị thay đổi, code bị lỗ hổng… Trong đó rất nhiều lỗi gây ảnh hưởng đến trải nghiệm web cũng như khách hàng.
– Tối ưu những trải nghiệm: Tối ưu website có thể giải thích đơn giản là việc tối ưu cho công cụ tìm **** như Google và tối ưu cho trải nghiệm của người dùng.
Quảng bá website: Website không thể phát triển nếu không thực hiện quảng bá, quảng cáo hay tối ưu để tiếp cận đến nhiều khách hàng, người dùng hơn. Vì thế, tối ưu website, thực hiện phát triển website qua các kênh mạnh xã hội, tìm **** hay các diễn đàn là công việc của quản trị viên website.

Nhiệm vụ và trách nhiệm của các Webmaster
>> xem thêm phần tiếp theo tại đây
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên